Sự phát triển của cột sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống (Trang 27)

Trong thực tế điều trị VCS nói riêng hoặc các biến dạng cột sống nói chung, việc hiểu biết về quá trình phát triển của cột sống trong các giai đoạn khác nhau giúp PTV lập kế hoạch điều trị tốt nhất cho BN vào đúng thời điểm.

Đoạn cột sống T1 – S1

Đánh giá đoạn cột sống T1-S1 là quan trọng vì nhiều biến dạng cột sống hình thành ở đoạn này. Khi sinh, đoạn T1-S1 được đo khoảng 20 cm và đạt tới 45 cm khi trưởng thành hệ xương. Người ta thấy rằng chiều cao cột sống chiếm khoảng 60% chiều cao ngồi, còn lại đầu và khung chậu chiếm 40% [40],[41]. Đoạn T1-S1 chiếm khoảng 50% chiều cao ngồi, hai phần ba trong sốđó là của cột sống ngực và chỉ một phần ba là cột sống thắt lưng. Đoạn này phát triển 10 cm trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời trẻ (trung bình 2 cm/năm),

khoảng 5 cm giữa 5 và 10 tuổi (1 cm/năm), và khoảng 10 cm giữa 10 tuổi cho

đến khi trưởng thành hệxương (1,8 cm/năm).

Đoạn cột sống T1 – T12

T1-T12 là cột trụ phía sau của lồng ngực và là một đoạn có vị trí chiến

lược. Đoạn cột sống này dài khoảng 12 cm khi sinh, 18 cm khi trẻ 5 tuổi, và khoảng trung bình 27 cm khi trưởng thành xương. Cột sống ngực tạo 30% chiều cao ngồi, và một đốt sống ngực đơn lẻ và đĩa của nó tạo khoảng 2,5% chiều cao ngồi. Ở trẻ bình thường, sự phát triển của cột sống ngực theo chiều dọc là ước chừng khoảng 1,3 cm/năm ởgiai đoạn sau sinh đến 5 tuổi, 0,7 cm từ5 đến 10 tuổi, và 1,1 cm/năm trong thời kỳ dậy thì. Như vậy, nếu một phẫu

thuật hàn cứng đoạn cột sống ngực được thực hiện ở giai đoạn sớm của sự

phát triển thì sẽ có những ảnh hưởng trong sự phát triển cột sống ngực và phổi sau này [42],[43].

Đoạn cột sống L1 – L5

Chiều dài L1 – L5 khoảng 7,5 cm khi sinh và trung bình 16 cm khi trưởng

thành xương. Cột sống thắt lưng đóng góp khoảng 18% chiều cao ngồi, và một

đốt sống thắt lưng riêng lẻ cùng với đĩa của nó góp phần tạo 3,5% chiều cao ngồi. Khi trẻ 10 tuổi, cột sống thắt lưng đạt tới khoảng 90% chiều cao cuối cùng của

nó, nhưng chỉ 60% thể tích cuối cùng. Như vậy một sự hàn xương chu vi cột sống trẻ sau 10 tuổi sẽ mất rất ít chiều cao ngồi sau này khi cơ thể phát triển hoàn toàn[40],[41],[44].

Sự phát triển của phổi và lồng ngực

Thời kỳ vàng cho cả sự phát triển của cột sống ngực và lồng ngực xảy ra giữa sinh đến 8 tuổi và xảy ra đồng thời với sự phát triển của phổi. Bảo vệ cả sự

phát triển của ngực và thể tích phổi trong suốt giai đoạn có tính quyết định này là cực kỳ quan trọng. Những nghiên cứu trên xác cho thấy rằng những BN với biến dạng khởi phát sớm có ít phế nang hơn mong đợi với sự hiện diện triệu chứng khí phế thũng làm thay đổi trong những phế nang còn tồn tại [45]. Từgiai đoạn muộn của bào thai tới 4 tuổi, sốlượng phếnang sinh ra theo cơ số 10, và sự phát triển của cây phế quản kết thúc xung quanh 8-9 tuổi. VCS tiến triển sớm do đó

sẽảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của lồng ngực do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của phổi, điều này sẽ gây nên những thay đổi không thể đảo ngược trong cấu trúc phổi [40],[41],[44],[45],[46],[47].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống (Trang 27)