4.2.4.1. Kết quả nắn chỉnh đường cong trong mặt phẳng trán ngay sau mổ
và khả năng duy trì sự nắn chỉnh của dụng cụ
Trước đây đối với các kỹ thuật như Harrington, Luque cho kết quả nắn chỉnh còn hạn chế khoảng 50-60%, tuy nhiên những phương pháp này sau đó đòi hỏi cần phải bất động bằng bột tăng cường phía ngoài và khảnăng duy trì nắn chỉnh kém. Các phương pháp phẫu thuật bằng dụng cụ Harrington, Luque hoặc kết hợp Harrington-Luque sau thời gian theo dõi khoảng 2 năm cho thấy sự duy trì nắn chỉnh giảm khoảng 10o .
Dụng cụ nắn chỉnh trong không gian 3 chiều lần đầu tiên được Cotrel – Dobousset sử dụng trong thập niên 70, sau đó nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong điều trị vẹo cột sống. Khảnăng nắn chỉnh của dụng cụ này đạt
được trên 60%, không cần phải sử dụng thêm bột tăng cường phía ngoài và theo dõi sau 2 năm góc nắn chỉnh giảm 2o đối với những trường hợp phẫu thuật đúng kỹ thuật.
Suk lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật chỉnh vẹo toàn vít qua cuống năm 1995 đã cho thấy những ưu điểm của dụng cụ này khi nó có thểtác động vào cả 3 cột trụ của cột sống, giúp sự nắn chỉnh đạt hiệu quảcao hơn với tỷ lệ nắn chỉnh sau mổ đạt 72% và sau theo dõi trung bình 5 năm mất 1o với hiệu quả
nắn chỉnh đạt 69% [127],[128].
Một vài tác giả đã so sánh sự nắn chỉnh đường cong giữa dụng cụ sử
dụng móc và vít qua cuống thì thấy rằng khả năng nắn chỉnh trung bình của móc là từ 49 – 52%, trong khi đó thì vít qua cuống có khảnăng nắn chỉnh tốt
hơn, với trung bình độ nắn chỉnh sau mổ là 56 – 76% [34],[123],[126],[129]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng với đường cong chính cho kết quả nắn chỉnh sau mổđạt được 72,5%, kết quả này cũng giống với kết quả
của các tác giả khác khi nắn chỉnh vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống. Còn đối với từng đường cong sự nắn chỉnh đạt được với đường cong ngực cao là 50,2%, đường cong ngực chính là 65,5% và đường cong ngực-thắt lưng/thắt lưng là 69,6%. Sau 26,4 tháng theo dõi chúng tôi thấy rằng góc vẹo tăng thêm khoảng 1o và sự thay đổi này không đáng kể với
p>0,05 như vậy khảnăng duy trì sự nắn chỉnh của dụng cụ là tốt và có kết quả
giống với các tác giả khác trên thế giới.
4.2.4.2. Kết quả nắn chỉnh trong mặt phẳng đứng dọc
Trong khi sự nắn chỉnh các đường cong vẹo trong mặt phẳng trán bằng cấu hình toàn vít qua cuống được nhiều tác giả trên thế giới công nhận thì sự
khôi phục đường cong lồi ra sau ở cột sống ngực trong mặt phẳng đứng dọc vẫn còn nhiều bàn cãi. Các BN vẹo cột sống vô căn thanh thiếu niên thường biểu hiện một tình trạng giảm đường cong sinh lý của cột sống ngực.
Theo Suk thì khả năng khôi phục lại đường cong lồi ra sau ở cột sống ngực đối với vít qua cuống tốt hơn móc [130]. Tuy nhiên, Kim và một số tác giả
khác thì lại thấy sự giảm độ lồi ra sau của đường cong ngực trong mặt phẳng
đứng dọc của vít qua cuống[123],[129]. Clement cũng cùng quan điểm với Suk khi cho rằng vít qua cuống có thể giúp khôi phục đường cong lồi của cột sống ngực trong mặt phẳng đứng dọc nhưng theo tác giả thì nó phụ thuộc vào kỹ thuật nắn chỉnh bằng thanh dọc với việc sử dụng hai thanh dọc đặt đồng thời vào cả đường cong bên lồi và bên lõm rồi xoay hai thanh dọc đồng thời [131].
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có sự giảm mức độ lồi ra sau của đường cong cột sống ngực trong mặt phẳng đứng dọc sau mổ so với trước mổ, với đường cong ngực từ T5-T12 trước mổ trung bình là 21,1o(Bảng 3.5) và sau mổđường cong này trung bình là 17,2o (Bảng 3.25). Điều này có thể là do kỹ thuật chúng tôi sử dụng trong mổ là nắn chỉnh vẹo bằng một thanh dọc bên lõm và thanh dọc còn lại bên lồi được đặt vào bằng kỹ thuật đòn bẩy.