4.1.1.1.Phân bố bệnh nhân theo giới:
Trong 38 BN vẹo cột sống vô căn, chúng tôi có 36 BN nữ và 4 BN nam, với tỷ lệ nữ/nam là 8,5/1 (biểu đồ 3.1) sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tỷ lệ nữ/nam trong vẹo cột sống vô căn khác nhau tùy theo các yếu tố như tuổi khởi phát, độ lớn đường cong. Trong vẹo cột sống vô căn trẻ còn bú (0-3 tuổi) ưu thế hơi nghiêng về nam với tỷ lệ nam:nữ là 3:2, khi tuổi khởi phát càng cao thì xu thế này lại ngược lại với tỷ lệ nữ:nam là từ 2:1 cho tới
4:1 đối với vẹo cột sống vô căn nhi đồng (3-10 tuổi), còn với vẹo cột sống vô
căn thanh thiếu niên (10 – 18 tuổi) tỷ lệ này rất khác nhau từ 2:1 cho tới 10:1 [10],[73].
Tuy nhiên, trong độ tuổi thanh thiếu niên tỷ lệ nữ:nam khác nhau phụ
thuộc vào độ lớn của đường cong vẹo, đối với những đường cong vẹo càng lớn thì tỷ lệ nữ:nam càng cao. Theo Weinstein thì vẹo cột sống vô căn thanh
thiếu niên với những đường cong từ 30o trở lên thì xu hướng phân bố giới tính
ưu thế về nữ rõ ràng, với tỷ lệ nữ:nam là 10:1[10]. Còn đối với các nghiên cứu trong nước thì Trần Quang Hiển cũng có ghi nhận tương tự, tác giả đã tiến hành phẫu thuật chỉnh vẹo lối sau cho 18 BN vẹo cột sống vô căn nặng và thấy rằng cả18 trường hợp này đều là nữ[13].
Như vậy, chúng tôi thấy rằng đối với các trường hợp vẹo cột sống vô
khi góc vẹo từ 40o trở lên, tỷ lệ nam giới bị vẹo là thấp hay nói cách khác khi một BN bị vẹo cột sống là nam giới thì trước tiên chúng ta nên nghĩ rằng đây
không phải là vẹo cột sống vô căn, mà cần đi tìm một cách cẩn trọng các nguyên nhân có thể gây vẹo cột sống ở bệnh nhân.
4.1.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi phẫu thuật:
Tuổi phẫu thuật đối với các nghiên cứu trên thế giới thường được chỉ định sớm hơn so với nước ta, các tác giả trên thế giới thường can thiệp phẫu thuật cho các bệnh nhân từ 13 – 15 tuổi [23]. Đây là độ tuổi phát triển nhanh nhất của cơ thể, các biến dạng thường có xu hướng trở nên tồi hơn và tiến triển nhanh trong giai đoạn này. Weinstein nghiên cứu thấy rằng đối với những trường hợp vẹo trên 40o với độ tuổi từ 13 – 15 tuổi thì 90% sẽ tiến triển. Còn những nghiên cứu trong nước độ tuổi phẫu thuật chỉnh vẹo thường muộn
hơn so với thế giới với tuổi can thiệp phẫu thuật là từ 17 – 18 tuổi, đây thường
là độ tuổi khi hệ xương của cơ thể đã phát triển hoàn toàn [12], [13], [15], [93], [94].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi phẫu thuật có sớm hơn so với các tác giả trong nước nhưng vẫn muộn hơn so với các tác giả trên thế giới, với tuổi phẫu thuật trung bình là 16,3 tuổi. Điều này chứng tỏ vẹo cột sống vô
căn trên thế giới được phát hiện và điều trị sớm với một nguyên lý rằng chấp nhận một cột sống ngắn hơn bình thường một ít nhưng thẳng, hơn là một cột sống cong vẹo có cùng một chiều cao. Theo chúng tôi, những trường hợp VCS nặng cần mổ sớm để nắn chỉnh biến dạng, hạn chế sự tiến triển của bệnh và khi mổ sớm cột sống của trẻ còn tương đối mềm dẻo dễ nắn chỉnh hơn, đoạn cốđịnh và hàn xương sẽ gắn hơn.
4.1.1.3. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu tiên
Vẹo cột sống thường tiến triển trong giai đoạn dậy thì vì đây là thời điểm
được nhận biết bởi sự thay đổi về giọng nói, sự xuất hiện râu, lông bộ phận sinh dục hoặc sự biến đổi của dương vật. Còn trẻ gái thì sự dậy thì được nhận biết bởi sự thay đổi của cơ quan sinh dục phụ như vú, lông mu, lông nách, nhưng dấu hiệu hay được sử dụng nhất là sự xuất hiện của kinh nguyệt. Giai
đoạn đỉnh phát triển cơ thể của trẻ nữ thường kéo dài cho tới thời điểm có kinh nguyệt lần đầu tiên ở nữ giới, Abbassi[95] thấy rằng đỉnh phát triển ở trẻ
em nữ ở Mỹ là 11,5 tuổi, còn Zhu [96] thấy rằng đỉnh phát triển của trẻ nữ người Hoa có đỉnh phát triển trước khi có kinh nguyệt lần đầu tiên là từ 3 – 0
năm. Như vậy dựa vào thời điểm có kinh nguyệt lần đầu tiên ở trẻ nữ chúng ta có thể dựđoán được đỉnh phát triển của trẻ qua đó có thể dự đoán khả năng
tiến triển của đường cong vẹo cột sống.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng trong số 34 BN nữ thì tuổi có kinh nguyệt lần đầu tiên trung bình là 13,5 tuổi. Trong khi đó tuổi can thiệp phẫu thuật của các BN nữ sau tuổi có kinh lần đầu khoảng 3 năm, như vậy chúng tôi thấy rằng đa phần các BN nữ của chúng tôi khi tiến hành phẫu thuật thì sự phát triển của cơ thể nói chung và cột sống nói riêng đã ở giai đoạn phát triển ổn định hoặc không phát triển nữa ở giai đoạn sau mổ và theo dõi.
4.1.1.4. Chỉ số khối cơ thể
Theo một số nghiên cứu thấy rằng chỉ số khối cơ thểở BN vẹo cột sống vô
căn thì thấp hơn so với chỉ số khối cơ thểở những người khỏe mạnh không bị
vẹo cột sống ở cùng độ tuổi. Theo Tarrant thì có mối quan hệ giữa sự giảm chỉ số khối cơ thể và chức năng hô hấp[97]. Theo Xu thì chỉ số khối cơ thể dưới 17,7 là có ảnh hưởng tới chức năng hô hấp[98].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng các BN vẹo cột sống vô
căn có chỉ số khối cơ thể trung bình là 17,8. Chỉ số khối cơ thể ở những BN này thấp dưới mức bình thường (<18,5 kg/m2), không có BN nào quá cân.Điều này có thể có mối liên quan với 73,7% BN của chúng tôi có chức
năng hô hấp ở dạng rối loạn thông khí hạn chế.
Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng những BN gầy kèm theo thể hình thấp bé thì một trong những khó khăn trong phẫu thuật là khâu đóng lớp cân cơ phía sau để che phủ hệ thống nẹp vít sẽ rất khó khăn và có một vài BN có thể sờ
thấy mũ vít ngay sát da.