8. Kết cấu của đề tài
2.1. Khái quát vài nét về Công ty Lâm Nghiệp Nghi Lộc
- Tên doanh nghiệp: Công ty Lâm nghiệp Nghi Lộc.
- Trụ sở giao dịch: Khối 2 - Thị trấn quán hành - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An.
- Điện thoại: 0383 861148
Khái quát quá trình phát triển qua các thời kỳ của Công ty:
- Giai đoạn năm 1961 – 1992: Tiền thân là Lâm trường Thần Vũ được thành lập năm 1961, trụ sở đóng tại Khối 2 - Thị trấn quán hành - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An với nhiệm vụ chủ yếu trồng và quản lý bảo vệ rừng; sản xuất cây giống lâm nghiệp.
Quy mô quản lý của Công ty là 7.873 ha đất lâm nghiệp, phân bổ trên phạm vi 15 xã thuộc huyện Nghi Lộc.
Về tổ chức bộ máy quản lý: Tổng số cán bộ công nhân viên có từ 100 đến 120 người. Cơ cấu bộ máy được bố trí Ban giám đốc 02 người (01 giám đốc và 01 phó giám đốc); các bộ phận được phân bổ thành tổ công tác từ 5 -7 người, bố trí 01 tổ trưởng và các trạm từ 20 – 25 lao động, bố trí 01 trạm trưởng.
Đến những năm 1965 – 1975 quy mô và lực lượng lao động tăng nên có thay đổi trong việc bố trí phòng, ban, đội trạm. Cơ cấu Ban giám đốc vẫn giữ nguyên, các trạm chuyển thành Đội lâm nghiệp, gồm: Đội lâm nghiệp Nghi Yên, Nghi Đồng, Nghi Lâm và Trạm trồng cây Nghi Văn, Trạm trồng cây Khe Bưởi. Các tổ công tác tại văn phòng đổi thành các phòng nghiệp vụ:
Phòng Kế hoạch Kỹ thuật, phòng Tổ chức – Công Đoàn, phòng Lao động tiền lương, phòng Tài vụ, phòng Hành chính và phòng Hợp tác xã. Quy mô lao động từ 200 – 250 người. Đến năm 1989, do chuyển đổi cơ cấu quản lý, xóa cơ chế bao cấp, vì vậy xóa bỏ phòng Hợp tác xã và trạm trồng cây nhân dân. Các phòng nghiệp vụ được cơ cấu lại, gồm: Phòng Kế hoạch; phòng Kỹ thuật, thiết kế, nghiệm thu; phòng Tổ chức – Hành chính; phòng Tài vụ. Quy mô lao động giảm xuống còn 90 người năm 1991.
Thực hiện nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này cán bộ công nhân viên của Công ty đã được 3.500 ha rừng, sản xuất bình quân mỗi năm 50 – 60 vạn cây giống lâm nghiệp, khai thác nhựa thông chỉ đạt 2 tấn/ năm, mức thu nhập của cán bộ công nhân trong giai đoạn ngày chịu ảnh hưởng khó khăn chung của ngành lâm nghiệp, thu nhập của cán bộ công nhân viên năm 1992 chỉ đạt 100.000 đồng/ người/ tháng. Ngoài nhiệm vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, các thế hệ lãnh đạo và công nhân đã năng động khai thác lợi thế từ đất rừng để tăng gia sản xuất tăng thu nhập, như khai hoang sản xuất đất nông nghiệp, trồng cây dược liệu, chăn nuôi bò…
- Giai đoạn năm 1992 – 2005: Lâm trường Thần Vũ được đổi tên thành Lâm trường Nghi Lộc, là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hạch toán độc lập. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh, dịch vụ; quản lý bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng; quản lý điều hành các dự án lâm nghiệp đầu tư trên địa bàn.
Quy mô diện tích đất lâm nghiệp được giao là 3.173 ha, trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Nghi Lộc.
Về tổ chức bộ máy gồm: Ban giám đốc 02 người (01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc); phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Tổ chức Hành chính, Lao động tiền lương; phòng Kế hoạch Kỹ thuật; phòng Tài vụ. Mỗi phòng bố trí 01 trưởng phòng, phòng Kế hoạch Kỹ thuật có 5 – 7 người, phòng Tổ chức Hành
chính – Lao động tiền lương và phòng Tài vụ có 2 - 4 người. Các đội sản xuất gồm: Đội lâm nghiệp Nghi Văn, Nghi Lâm, Nghi Đồng, Nghi Yên. Mỗi đội bố trí 01 đối trưởng và 01 đội phó. Tổng số cán bộ công nhân viên giảm xuống chỉ còn 70 người.
Chuyển sang Lâm trường Nghi Lộc tự hạch toán sản xuất kinh doanh, trong điều kiện ngành lâm nghiệp rất khó khăn, thiếu việc, làm thu nhập thấp. Nhưng Chính phủ đã có nhiều dự án đầu tư, như: Dự án 2780; dự án 4304; Dự án 327/CP phủ xanh đất trống đồi núi trọc; dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án trồng rừng do Ngân hàng tài thiết Đức tài trợ (KFW4)… Thông qua cá dự án Lâm trường Nghi Lộc đã trồng được 2.964 ha rừng, đã đưa diện tích rừng từ 2.078 ha năm 1993 lên 5.785 ha năm 2005, quản lý bảo vệ 52.850 lượt ha rừng. Ngoài nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng Lâm trường còn tập trung nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mỗi năm sản xuất từ 40 – 60 vạn cây giống lâm nghiệp, khai thác nhựa thông trong 13 năm đạt 1.827 tấn nhựa thông, doanh thu năm 1992 đạt 157 triệu đồng thì đến năm 2005 đạt 1 tỷ 727 triệu đồng. Thu nhập cán bộ công nhân viên năm 1992 đạt 100.000 đồng/ người/ tháng đến năm 2005 đạt 1.100.000 đồng/ người/ tháng.
- Giai đoạn năm 2006 – 2013: Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, Lâm trường Nghi Lộc được đổi tên thành Công ty Lâm nghiệp Nghi Lộc là đơn vị hạch toán độc lập, với nhiệm vụ chính là: Trồng rừng kinh doanh nguyên liệu, bảo vệ rừng, sản xuất nông – lâm kết hợp, dịch vụ vật tư kỹ thuật trồng rừng cho người dân làm rừng trên địa bàn và tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp cho nhân dân trong vùng.
Quy mô diện tích quản lý của công ty: 5.689 ha, trên phạm vi 17 xã thuộc huyện Nghi Lộc.
Về tổ chức bộ máy gồm: Ban giám đốc 02 người (01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc); các phòng: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, phòng Tài vụ. Các đội lâm nghiệp chuyển thành đội sản xuất, gồm: Đội sản xuất Nghi Văn, Nghi Lâm, Nghi Đồng, Nghi Yên và thành lập thêm đội sản xuất Nghi Tiến, Nghi Công (tại mục 2.2). Tổng số cán bộ công nhân viên 65 người.
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực lâm nghiệp, do đó vấn đề biết khai thác tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của Công ty. Chính vì vậy lãnh đạo công ty đã tập trung nguồn lực về vật chất cũng như trí tuệ để phát triển sản xuất, cũng như tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn này công ty có bước phát triển vượt bậc, mỗi năm trồng từ 100 – 250 ha rừng, quản lý bảo vệ tốt 5.303 ha rừng. Tập trung lĩnh vực sản xuất khai thác gỗ rừng trồng, sản xuất cây giống, khai thác nhựa thông. Mỗi năm sản xuất 40 vạn cây giống, 700 tấn nhựa thông và hàng chục ngàn mét khối gỗ rừng trồng. Đưa doanh thu năm 2006 đạt 4 tỷ 228 triệu đồng lên 21 tỷ đồng năm 2013. Thu nhập cán bộ công nhân viên từ 1.300.000 đồng/ người/ tháng năm 2006 lên 6.000.000 đồng/ người/ tháng năm 2013.
Để làm rõ thêm những kết quả hoạt động của Công ty, tôi xin đưa ra một số số liệu minh chứng cho kết quả hoạt động trong 5 năm gần đây, theo bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
Trồng rừng mới Ha 107,3 121 234,5 117,4 226,3
Chăm sóc rừng Ha 213 192,3 313,3 462,8 472,9
Bảo vệ rừng Ha 5.105,2 5.303,2 5.328,5 5.341,0 5.341,0
Khai thác, thu mua M3 10.083,3 11.666,7 15.053,3 18.144,4 17.150,0
Sản lượng nhựa thông khai thác Tấn 362 541 589 680 700 Doanh thu Tr.đ 4.235,0 4.900,0 6.774,0 16.330,0 20.580,0 Nộp ngân sách T.rđ 45,0 13,5 104,1 83,0 521,0 Lợi nhuận Tr.đ 46,0 366,0 282,0 2.880,0 2.580,0 Thu nhập bình quân Đồng/ ng/th 1.800.000 2.000.000 2.400.000 5.300.000 6.000.000
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009 đến 2013) Qua nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 5 năm (2009 – 2013) cho thấy, sản xuất kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả, kết quả sản xuất năm sau đạt cao hơn năm trước, một số số liệu đánh giá hiệu quả như: Diện tích rừng trồng, chăm sóc và bảo vệ tăng dần đây là chỉ số quan trọng khẳng định hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, từ đó sản xuất sản phẩm nguyên liệu gỗ khai thác hàng năm tăng đã làm cho tăng doanh thu và thu nhập cho người lao động trong Công ty. Sản xuất tiếp tục có lợi nhuận và đóng nộp một phần vào ngân sách.