Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hàng hải quảng hưng (Trang 46)

− Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

− Dịch vụ đồ uống, quầy bia, rượu, quầy bar khác

− Buôn bán vật liệu xây dựng, thiết bị nắp đặt khác trong xây dựng

− Bốc xếp hàng hóa, bốc xếp hàng hóa thủy bộ, bốc xếp hàng hóa cảng biển

− Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

− Kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống

− Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

− Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

− Nuôi trồng thuỷ sản

− Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc di thuê

− Đại lí ô tô và xe có động cơ khác

− Xây dựng các công trình đường sắt, đường bộ

− Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

− Đóng tầu và cấu kiện nổi

Mục tiêu hoạt động là nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa các khoản lợi nhuận, tạo việc làm thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp ngân sách nhà nước và không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh đặt biệt những năm gần đây, Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng là một trong các đơn vị luôn dẫn dầu về doanh thu trong các đơn vị ngoài quốc doanh của tỉnh Quảng Ninh.

Với những cố gắng đó Công ty đã nhận được nhiều bằng khen của các tổ chức, đơn vị trong tỉnh.

2.1.5. Tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.5.1. Tổ chức quản lý của công ty

Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình, bộ máy quản lý Công ty cũng từng bước thay đổi để hoạt động phù hợp và có hiệu quả hơn.

Với đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh đa ngành nghề đồng thời tạo ra một cơ cấu năng động sẵn sàng thích ứng trước sự biến động của thị trường và nhu cầu phát triển. Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của công ty một cách gọn nhẹ,

tinh giảm và hoạt động có hiệu quả. Mô hình Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần hàng hải Quảng Hưng được bố trí sắp xếp gọn nhẹ nhưng đủ mạnh để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dựa trên nguyên tắc chỉ đạo trực tuyến của Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành đến các phòng ban, phân xưởng ở mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Tại công ty thì công tác tiếp nhận thông tin, xử lý và điều hành quá trình hoạt động SXKD theo phương pháp trực tuyến chức năng. Ban giám đốc nhận thông tin và điều hành trực tiếp các bộ phận sản xuất, các phòng ban nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho ban giám đốc và trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ các đơn vị.

2.1.5.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP hàng hải Quảng Hưng a. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trong những năm gần đây Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đá thực hiện xã hội hóa đầu tư trong hoạt động khai thác khoáng sản. Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng đã ký kết được nhiều hợp đồng như chuyển tải than xuất khẩu, hợp đồng bóc xúc vận chuyển đất đá ở các khai trường mỏ than lộ thiên, cho thuê bến bãi chứa than, rót than qua băng tải để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: Quy trình bốc xếp, vận chuyển than

Việc chuyển tải than xuất khẩu của Công ty chủ yếu ở Công ty kho vận Hòn Gai và Công ty kho vận Đá Bạc –Vinacomin. Công ty đã đầu tư đóng mới 04 đoàn Sà Lan mỗi đoàn có trọng tải 1.600 tấn và tiến hành thuê ngoài với số lượng lên đến 30 đoàn để đảm bảo phục vụ liên tục đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các Công ty kho vận.

Rót than tại các bến, cảng

Vận chuyển bằng các phương tiện thủy hoặc thuê tàu của đơn vị khác

Bốc xếp lên tàu xuất khẩu

Tiêu thụ tại các nhà máy, đơn vị trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.2: Quy trình bốc xúc vận chuyển đất đá, than tại khai trường mỏ than Cao Sơn, Đèo Nai, Tây Nam Đá Mài

Bóc xúc vận chuyển đất đá là ngành kinh doanh chính của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng. Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng hiện tại đang bóc xúc vận chuyển đất đá tại 03 khai trường gồm: Khai trường Công ty cổ phần than Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cao Sơn và khai trường Công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài- Vinacomin. Công đoạn sản xuất của Công ty là bóc xúc và vận chuyển đất đá vì vậy việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với công nghệ khai thác mỏ là một yêu cầu rất quan trọng để đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của các công ty trong tập đoàn than. Việc đầu tư máy móc thiết bị mỏ có giá trị rất lớn, thời gian khấu hao dài vì vậy Công ty đã được các Công ty trong tập đoàn ký kết hợp đồng dài hạn 5(năm) để Công ty chủ động trong việc mua sắm đầu tư và đổi mới Công nghệ. Hiện tài Công ty đã đầu tư mua sắm 20 máy xúc KOMATSU PC850 và 70 xe ô tô trọng tải 70 tấn để phục vụ cho việc khai thác mỏ

Với khối lượng bóc xúc hàng năm lên tới hơn 10.000.000 m3 đất đá doan thu khoảng 800 tỉ đồng. Vì vậy Công ty đã xác định đây là một hướng đi mũi nhọn trong kế hoạc 5 năm của mình.

Bên cạnh ngành kinh doanh chính là bóc xúc, vận chuyển đất đá Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng hiện nay còn mở rộng một số ngành nghề kinh doanh khác như: san lấp mặt bằng, kinh doanh nhà hàng, dăm gỗ, vận chuyển than theo đường thủy.

Bốc xúc đất đá, than lên ô tô

Vận chuyển

Phân xưởng sàng, nghiền than

Bảng 2.1: Bảng danh mục các loại thiết bị chủ yếu

TT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng GT còn lại

1 Máy xúc KOMATSU PC850 Nhật 20 90%

2 Ô tô HOWO 30-70 tấn T.Quốc 300 98%

3 Xe Tec dầu H.Quốc 4 95%

4 Sà lan Việt Nam 8 97%

5 Băng tải Việt Nam 1 98%

6 Máy Gạt Nhật 4 90%

7 Máy xúc Nhật 20 95%

8 Xe ô tô 7 chỗ Việt Nam 10 98%

9 Cảng chứa than 8.2ha

10 Máy làm lốp T.Quốc 5 98%

11 Máy làm hơi Việt Nam 6 98%

12 Máy Hàn Việt Nam 6 98%

(Nguồn : Phòng kế toán công ty Quảng Hưng)

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao như hiện nay của Tập Đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khai thác than, Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng vẫn đang tiếp tục đầu tư một lượng lớn máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng

2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng qua các năm 2009 - 2011

a. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng qua 3 năm 2009 – 2011.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng được phân tích qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:

Về doanh thu của Công ty năm 2011 tăng cao so với năm 2009 và năm 2010, năm 2010 tăng 155.468.830.351 đồng so với năm 2009 tương ứng với 83%, so với năm 2009 doanh thu năm 2011 tăng 873.061.081.735 đồng tương đương với tăng 468%, doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 210%. Tuy tình hình kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rơi vào tình trạng khó khăn nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng cao là do doanh thu của dầu thô tăng, doanh thu vận tải mỏ của công ty cũng tăng cao so với các năm 2009, 2010.

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2011là 987.254.055.413 đồng tăng 825.545.092.001 đồng so với năm 2009 tương đương tăng 511% và tăng 683.606.776.749 đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 210% . Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất để tăng sản lượng, doanh thu cho công ty cần phải đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị mới, phải trích khấu hao lớn, số chi phí đầu vào sản xuất tăng.

Tốc độ tăng doanh thu cao nhưng tốc độ tăng giá vốn cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu điều này cho thấy dấu hiệu chưa tốt về mặt hiệu quả trong quản trị chi phí của doanh nghiệp.

Số liệu ở bảng trên cũng cho biết doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm qua các năm nhưng chi phí tài chính, cụ thể là chi phí lãi vay tăng cao do vậy kết quả thu từ hoạt động tài chính các năm 2009, 2010, 2011 đều lỗ, năm 2011 hoạt động tài chính lỗ cao, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không được tốt, cần phải kiểm tra và thực hiện tốt giảm chi phí tài chính nhằm giảm chi phí cho công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2011 tăng cao so với các năm trước là do công ty đó đầy mạnh hơn việc quản lý bằng việc đầu tư vào máy móc, thiết bị quản lý, tuyển dụng thêm nhân lực phục vụ cho công tác hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí quản lý trong năm 2011 tăng 9.721.814.536 đồng so với năm 2010 tương ứng với 176%. Điều đó đặt ra cho doanh nghiệp một khó khăn lớn là cần phải tăng cường quản lý hơn để giảm thiểu chi phí trong thời gian tới để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt nhất.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm từ năm 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2009/2010 So sánh 2009/2011 So sánh 2010/2011

+/_ % +/_ % +/_ %

Tổng doanh thu 186.536.278.975 342.005.109.326 1.059.597.360.710 155.468.830.351 83 873.061.081.735 468% 717.592.251.384 210% Doanh thu thuần 186.536.278.975 341.837.818.326 1.059.506.334.870 155.301.539.351 83 872.970.055.895 468% 717.668.516.544 210% Giá vốn hàng bán 161.708.963.412 303.647.278.664 987.254.055.413 141.938.315.252 88 825.545.092.001 511% 683.606.776.749 225% Lợi nhuận gộp 24.827.315.563 38.190.539.662 72.252.279.457 13.363.224.099 54 47.424.963.894 191% 34.061.739.795 89% Chi phí quản lí doanh nghiệp 2.883.662.043 5.524.524.266 15.246.338.802 2.640.862.223 92 12.362.676.759 429% 9.721.814.536 176% Lợi nhuận từ HĐSXKD 21.943.653.520 32.666.015.396 57.005.940.655 10.722.361.876 49 35.062.287.135 160% 24.339.925.259 75% Doanh thu hoạt động tài chính 1.784.318.599 81.797.611 97.892.034 -1.702.520.988 -95 -1.686.426.565 -95% 16.094.423 20% Chi phí tài chính 3.482.964.391 855.107.748 4.643.054.997 -2.627.856.643 -75 1.160.090.606 33% 3.787.947.249 443% Lợi nhuận từ HĐTC -1.698.645.792 -773.310.137 -4.545.162.963 925.335.655 -54 -2.846.517.171 168% -3.771.852.826 488% Thu nhập khách 266.922.207 870.400.800 1.963.777.633 603.478.593 226 1.696.855.426 636% 1.093.376.833 126% Chi phí khác 237.412.794 1.020.872.190 1.434.035.537 783.459.396 330 1.196.622.743 504% 413.163.347 40% Lợi nhuận từ HĐ khác 29.509.413 -150.471.390 529.742.096 -179.980.803 -610 500.232.683 1695% 680.213.486 -452% Tổng LN 20.274.517.141 31.742.233.869 52.990.519.788 11.467.716.728 57 32.716.002.647 161% 21.248.285.919 67% Thuế TNDN 5.068.629.285 7.935.558.467 13.247.629.947 2.866.929.182 57 8.179.000.662 161% 5.312.071.480 67% LN sau thuế 15.205.887.856 23.806.675.402 39.742.889.841 8.600.787.546 57 24.537.001.985 161% 15.936.214.439 67%

Về khoản mục chi phí khác và thu nhập khác của Công ty trong năm 2011 có cao hơn so với năm 2009 và năm 2010 nhưng tốc độ tăng của chi phí khác thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập khác nên công ty đó có lãi so với các năm trước, thể hiện là lợi nhuận khác của năm 2011 là 529.742.096 đồng tăng 500.232.683 so với năm 2009 và 680.213.486 đồng so với năm 2010 tương đương với tăng 452%. Ta thấy Công ty đó quản lý tốt hơn các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, chi phí khác bỏ ra thấp hơn thu nhập khác thu về, đó là dấu hiệu tốt.

Về lợi nhuận: Bảng số liệu cũng cho ta thấy lợi nhuận gộp của công ty tăng 47.424.963.894 đồng tương ứng với 191% so với năm 2009 và tăng 34.061.739.795 đồng so với năm 2010 tương đương với tăng 89%.

b. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng Qua bảng 2.3 phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên một đồng doanh thu của công ty năm 2011 là 0,05 đồng giảm so với năm 2009 là 0,059 đồng tương ứng với giảm 54%, so với năm 2010 giảm 0,043 đồng ứng với giảm 46%. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2011 lợi nhuận trước thuế thu trên một đồng doanh thu giảm so với năm 2009 và năm 2010, việc kinh doanh của công ty không được thuận lợi cho nên dẫn tới không hiệu quả.

Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn sản xuất cho biết lợi nhuận thu về trên một đồng vốn bỏ ra, năm 2011 tỉ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất là 0,05 giảm so với năm 2009 là 0,07 đồng và so với năm 2010 giảm 0,05 đồng.

Sức sản suất của một đồng vốn năm 2011 là 1,69 đồng cho biết một đồng vốn tạo ra 1,69 đồng doanh thu, tuy có tăng so với năm 2010 là 0,264 đồng nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2009 là 0,64 đồng.

Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí và tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết để tạo ra một đồng lợi nhuận, doanh thu thì phải bỏ vào bao nhiêu chi phí. Năm 2011 tỉ suất lợi nhuận trên chi phí là 0,05 đồng giảm so với năm 2009 là 0,07 đồng tương đương giảm 57% và giảm so với năm 2010 là 0,05 đồng. Tỉ suất doanh thu trên chi phí của năm 2011 cũng giảm so với năm 2009 và năm 2010.

Để phân tích năng suất lao động cần tính năng suất lao động bình quân theo từng cách phân loại lao động, cũng như tính năng suất lao động cho từng loại lao động cụ thể. Đối tượng chủ yếu mà tác giả phân tích đó là năng suất lao động bình quân tính cho một công nhân viên toàn doanh nghiệp.

Năng suất lao động bình quân một năm của Công ty trong năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2009 và năm 2010, cụ thể tăng 738.961.679 đồng so với năm 2009 tương đương với 185% , tăng 625.212.291 đồng so với năm 2010 tương ứng với tăng 122%. Do năng suất lao động bình quân của 1 năm tăng cao nên tiền lương bình quân của một công nhân trong năm 2011 cũng tăng cao so với năm 2009 và 2010. Điều này có thể lý giải là do Công ty đã đầu tư một số lượng lớn máy móc thiết bị, cụ thể là máy xúc công suất lớn và xe ô tô Howo trọng tải 70 tấn nên năng suất lao động đã được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, việc quản lý sát sao tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất cũng đã cho thấy hiệu quả tích cực. Một điều rất quan trọng nữa đó là đáp lại sự quan tâm rất nhiều từ phía Công ty đến đời sống của người lao động nên thái độ làm việc của người lao động cũng được cải thiện rất nhiều;

Tiền lương bình quân năm 2011 tăng so với năm 2010 là 14.034.055 đồng tương ứng tăng 18%, tăng so với năm 2009 là 31.096.463 đồng tương ứng với tăng 52%. Có thể thấy rằng đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã có bước cải thiện đáng kể. Đó là điều rất đáng mừng bởi thu nhập của người lao động đã được tăng lên trong bối cảnh giá cả ngày càng leo thang trên tất cả các mặt hàng.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần giá trị mà doanh nghiệp dùng để bù đắp cho người lao động đã hao phí trong quá trình tiến hành sản xuất trực tiếp hay gián tiếp, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, yêu cầu của việc trả lương là tính hiệu quả kinh tế, là đòn bẩy khuyến khích tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Tiền lương phải đảm bảo cho cuộc sống của cán bộ công nhân viên, tạo sự ổn định công ăn việc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hàng hải quảng hưng (Trang 46)