Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hàng hải quảng hưng (Trang 37)

1.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (Tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, lao động,...và bao hàm cả tác dụng của yếu tố quản trị đến sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên).

Tổng lợi nhuận: Khái niệm kết quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng, giá trị gia tăng, thu nhập của người lao động...song để đánh giá hiệu quả thực tế người ta thống nhất dùng chỉ tiêu tổng lợi nhuận.

Theo Đỗ Hữu Tùng “Tổng lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của một doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Tổng lợi nhuận được hình thành từ các chỉ tiêu lợi nhuận, từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, lợi nhuận thu được từ các khoản lợi nhuận bất thường...Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích lũy cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như : Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,...là điều kiện để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau đây:

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động đã kể trên: Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động snar xuất kinh doanh chính, ngoài dự tính hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan, hoặc khách quan đem lại. Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Có thể kể đến như:

Lợi nhuận thu được từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Lợi nhuận thu được từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.

Lợi nhuận thu được từ các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại. Lợi nhuận thu được từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận thu được từ khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.

Lợi nhuận thu được từ các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bỏ sót, hoặc không ghi sổ kế toán...đến năm báo cáo mới phát hiện ra.

Các khoản thu trên sau khi đã trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính: Chính là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh.

Lợi nhuận thu được từ các hoạt động cho thuê tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng. Lợi nhuận chênh lệch giữa lãi tiền gửi Ngân hàng và lãi tiền vay Ngân hàng do vay vốn, do bán ngoại tệ...

Trong đó, lợi nhuận trước thuế: Là khoản lợi nhuận thu sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

L : Là tổng mức lợi nhuận thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

qi : Khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật.

pi : Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ loại i

zi : Chi phí kinh doanh ( giá thành sản phẩm) đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i.

fi : Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i.

gi : Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ i. i = 1 -1: Số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Là khoản lợi nhuận sau khi đã trừ đi toàn bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp 25% lợi nhuận trước thuế. Được xác định bằng công thức:

L = L= Σq P Zi( i− − − −i fi gi Ti)

Trong đó: Ti : Thuế suất đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i. 1.3.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.

Thông thường để đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp người ta thường hay quan tâm tới các số liệu ở các báo cáo tài chính.

Tuy nhiên để có thể đưa ra được một cách nhìn khái quát phù hợp về mọi hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị kinh tế không chỉ quan tâm tới các số liệu trong báo cáo tài chính đơn thuần mà còn quan tâm tới một lượng khá lớn các chỉ số tài chính để giải thích cho các mối quan hệ tài chính.

Chỉ tiêu năng suất lao động Năng suất

lao động =

Doanh thu trong kỳ

(1-1)Tổng số lao động bình quân trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hệ số này cho biết với một số đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau đây:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Doanh thu thuần trong kỳ

(1-2) Tài sản cố định bình quân trong kỳ

Sức sinh lời của TSCĐ:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng

vốn cố định =

Lợi nhuận trong kỳ

(1-2) Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lợi của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng

vốn lưu động =

Lợi nhuận trong kỳ

(1-3) Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động.

- Tốc độ luân chuyển vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau. Có khi là tiền, có khi là hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ của vốn trong doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp

- Số vòng quay của vốn lưu động Số vòng quay của

vốn lưu động =

Doanh thu trong kỳ

(1-4) Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ số ngày càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.

- Số ngày luân chuyên bình quân 1 vòng quay Số ngày luân chuyển

bình quân 1 vòng quay =

365 ngày

(1-5) Số vòng quay của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

- Doanh lợi của doanh thu bán hàng Doanh lợi của doanh

thu bán hàng =

Lợi nhuận trong kỳ

(1-6) Doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.

- Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh Doanh lợi của toàn

bộ vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trong kỳ

(1-7) Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Tỷ suất lợi nhuận

theo chi phí =

Lợi nhuận trong kỳ

(1-8) Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí: Hiệu quả kinh

doanh theo chi phí =

Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ

(1-9) Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất:

Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất =

Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ

(1-10) Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

1.3.2. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thực tiễn không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau về hiệu quả kinh doanh và chính những điều này làm triệt tiêu những cố gắng, nỗ lực của họ mặc dù ai cũng muốn là tăng hiệu quả. Như vậy khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

1.3.2.1. Về mặt thời gian

Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm giảm hiệu quả khi xét trong dài hạn, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất truớc không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Trong thực tế không ít trường hợp chỉ thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện lâu dài. Vấn đề này đang tồn tại khá nhiều doanh nghiệp và trong đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Nghiên cứu và xem xét hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh về mặt thời gian là việc không thể thiếu nhằm để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

1.3.2.2. Về mặt không gian

Có hiệu quả kinh doanh hay không còn tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó, có ảnh hưởng tăng giảm như thế nào đối với cả hệ thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế này với các ngành kinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, và đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước thì có mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với việc thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài kinh tế.

Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế- tổ chức-kỹ thuật nào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào xem xét toàn diện. Khi hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chung thì nó mới được coi là thực sự có hiệu quả.

1.3.2.3. Về mặt định tính

Hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động (lao động sống và lao động vật hoá) để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích nhất.

1.3.2.4. Về mặt định lượng

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện.

Kết quả đạt được trong sản xuất mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nhưng kết quả tạo ra ở mức nào, với giá trị nào, đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Vì thế đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả đó, tức là đánh giá người sản xuất tạo ra kết quả bằng phương tiện gì, bằng cách nào và chi phí bao nhiêu. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của họ, do đó vấn đề mà con người quan tâm là làm sao với khả năng hiện có tạo ra được nhiều

sản phẩm nhất. Đây là một nguyên nhân mà chúng ta phải xem xét lựa chọn phương cách để đạt được kết quả lớn nhất. Điều này cũng minh hoạ cho sự khác biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả.

1.3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật và mặt giá trị của hàng hoá

Mặt hiện vật của hàng hoá thể hiện ở số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ ra. Xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt là một tất yếu. Đứng trên giác độ mặt hiện vật nó cho biết khả năng cung cấp và thoả mãn nhu cầu thị trường của doanh nghiệp, đứng trên giác độ mặt giá trị nó cho biết hiệu quả đích thực của kinh doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI QUẢNG HƯNG

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Hàng Hải Quảng Hưng

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty CP Hàng Hải Quảng Hưng

Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng là một công ty cổ phần, hạch toán

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hàng hải quảng hưng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w