Những nhân tố ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hàng hải quảng hưng (Trang 31)

Ngoài các nhân tố thuộc doanh nghiệp thì hệ thống nhân tố ngoài doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Thị trường

Thị trường là tổng hợp các thoả thuận thông qua đó người mua và người bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Chức năng cơ bản của thị trường là ấn định giá đảm bảo sao cho số lượng mà những người muốn mua bằng số lượng của những người muốn bán. Thị trường được cấu thành bởi người bán, người mua, hàng hoá và hệ thống quy luật thị trường.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì tất yếu phải chịu sự tác động và tuân theo các quy luật của thị trường, việc thực hiện ngược lại các quy luật tất yếu sẽ bị đào thải. Thị trường tác động đến kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các nhân tố sau:

Cầu về hàng hoá

Cầu về hàng hoá là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại những mức giá cụ thể. Câu là một bộ phận cấu thành lên thị trường, nó là lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại một thời điểm tại một mức giá nhất định. Khi cầu thị trường về hàng hoá của doanh nghiệp tăng thì lượng tiêu thụ tăng lên, giá trị được thực hiện nhiều hơn, quy mô sản xuất mở rộng và doanh nghiệp đạt được lợi nhuận ngày một tăng. Chỉ có cầu thị trường thì hiệu quả kinh doanh mới được thực hiện, thiếu cầu thị trường thì sản xuất sẽ luôn trong tình trạng trì trệ, sản phẩm luôn tồn trong kho, giá trị không được thực hiện điều này tất yếu là không có hiệu quả.

Vấn đề cầu thị trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Trước khi ra quyết định thực hiện một hoạt động kinh doanh cụ thể nào thì công việc đầu tiên được các doanh nghiệp xem xét đó là cầu thị trường và khả năng đưa sản phẩm của

mình vào thị trường. Ngày nay cầu thị trường đang trong tình trạng trì trệ, vấn đề kích cầu đang được Nhà nước và chính phủ đặt lên hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, đây cũng là vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu cầu thị trường đầy đủ sẽ là nhân tố góp phần thành công của doanh nghiệp.

Cung về hàng hoá

Cung thị trường về hàng hoá là lượng hàng hoá mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại những mức giá cụ thể.

Nhìn chung cung thị trường về hàng hoá tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên hai phương diện sau:

Cung thị trường về tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp cần. Việc thị trường có đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn và liên tục, nếu không thì dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong việc thu mua yếu tố đầu vào.

Cung thị trường tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tiêu thụ. Nếu trên thị trường có quá nhiều đối thủ cũng cung cấp mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất hay những mặt hàng thay thế, thì tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, làm giảm mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Sản phẩm không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ ngừng trệ...

Giá cả

Giá cả trên trong cơ chế thị trường biến động phức tạp trên cơ sở quan hệ cung cầu, ở các thị trường khác nhau thì giá cả khác nhau. Do vậy doanh nghiệp cần phải nắm vững thị trường, dự đoán thị trường, để xác định mức giá mua vào bán ra cho phù hợp.

Giá mua vào: có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nó cần được xác định trên cơ sở của dự đoán thị trường và giá bán có thể. Giá mua vào càng thấp càng tốt và để đạt được giá mua vào thấp, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường, lựa chọn mua ở thị trường nào và mua của ai. Doanh nghiệp càng có mối quan hệ rộng, có nhiều người cung cấp sẽ cho phép khảo giá được ở nhiều nơi và lựa chọn mức giá thấp nhất.

Giá bán ra: ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nó được xác định bằng sự thoả thuận của người mua và người bán thông qua quan hệ cung cầu. Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì giá bán phải đảm bảo lớn hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Do vậy để đạt hiệu quả kinh doanh phải dự báo gí cả và thị trường.

Cạnh tranh

Tình hình cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh càng gay gắt có nghĩa là doanh nghiệp càng phải khó khăn và vất vả để tồn tại và phát triển. Ngoài ra cạnh tranh còn dẫn đến giảm giá bán, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở lên khó khăn. Vì giờ đây doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành, tổ chức lại bộ máy kinh doanh phù hợp... để bù đắp những mất mát cho công ty về giá cả, chiến lược, mẫu mã.

Nhân tố thị trường là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị...Cho nên nó sẽ tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Môi trường kinh tế

Các chính sách kinh tế vĩ mô là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng. Chính sách khuyến khích xuất khẩu - hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, giúp doanh nghiệp trong nươc phát triển sản xuất, giữ vững thị trường. Chính sách thuế khóa, tài chính, ngân hàng cũng đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các doanh nghiệp. Một chính sách thuế với thuế suất hợp lý ổn định, một cơ chế tín

dụng linh hoạt, phù hợp với quan hệ cung cầu tiền tệ tại thời điểm giao dịch sẽ là tác nhân kích thích doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước - trước mắt sẽ có lợi cho doanh nghiệp được bảo hộ - nhưng nó cũng có mặt trái của nó nếu doanh nghiệp không biết tận dụng cơ hội để tự mình vươn lên vượt ra khỏi sự bảo hộ có thời hạn của Nhà nước. Chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước với những điều kiện thuận lợi, thông thoáng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước phát triển sản xuất kinh doanh.

c. Chính trị và pháp luật

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật...Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh, mỗi doanh nghiệp đều phải chú ý phát triển nội lực, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến nhằm phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mình theo đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước một cách tốt nhất.

Ổn định chính trị là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế nói chung cũng như đối với doanh nghiệp nói riêng. Chỉ trong môi trường ổn định thì mới có định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn từ đó mới có kế hoạch cụ thể trong việc tạo lập nguồn lực lâu dài, vững chắc cho doanh nghiệp như nhân sự, tài chính, công nghệ, phát huy được mọi nguồn nhân tài, vật lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một yếu tố để các nhà đầu tư trong và ngoài nước quyết định thực hiện các dự án kinh tế của mình. Một cách gián tiếp, nó thúc đẩy cả cung lẫn cầu, do đó doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, sẽ tạo ra một hành lang pháp lý, một “sân chơi bình đẳng" cho các loại doanh nghiệp, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khuyến khích họ tập trung được các nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị sẽ làm ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp cũng như việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng các tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua công cụ pháp luật, công cụ vĩ mô.

d. Điều kiện tự nhiên

Môi trường tự nhiên gồm các nhân tố: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố thời tiết khí hậu, mùa vụ: nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, tiến độ kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đồ uống giải khát, hàng nông sản, thủy hải sản...Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì các doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và khi yếu tố này không ổn định sẽ làm mất ổn định hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một khu vực có nhiều tài nguyên với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến tài nguyên, nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhân tố vị trí địa lý: đây là nhân tố không chỉ tác động đến lợi thế của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : Giao dịch vận chuyển, sản xuất...các mặt này cũng có tác động đến hiệu quả kinh doanh bởi sự tác động lên các chi phí tương ứng.

e. Đối thủ cạnh trạnh

Đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩ có khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng...Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp chính vì vậy phân tích đối thủ cạnh tranh là một việc làm vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó doanh nghiệp có thể xác định được những cơ hội và thác thức.

Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.

Một kỹ thuật thường được sử dụng là xây dựng hệ thống phân tích, bao gồm các bước sau:

- Phân tích ngành – phạm vi và bản chất - Xác định đối thủ

- Xác định khách hàng và những lợi ích họ mong muốn nhận được - Xác định những yếu tố thành công then chốt của ngành

- Cho điểm quan trọng những yếu tố trên bằng cách chấm điểm cho từng yếu tố - tổng điểm của các yếu tố khi cộng lại phải đủ con số 1

- Đánh giá từng đối thủ dựa trên những yếu tố thành công - Nhân số điểm từng ô trong ma trận với nhau

1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh

1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

1.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (Tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, lao động,...và bao hàm cả tác dụng của yếu tố quản trị đến sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên).

Tổng lợi nhuận: Khái niệm kết quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng, giá trị gia tăng, thu nhập của người lao động...song để đánh giá hiệu quả thực tế người ta thống nhất dùng chỉ tiêu tổng lợi nhuận.

Theo Đỗ Hữu Tùng “Tổng lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của một doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Tổng lợi nhuận được hình thành từ các chỉ tiêu lợi nhuận, từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, lợi nhuận thu được từ các khoản lợi nhuận bất thường...Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích lũy cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như : Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,...là điều kiện để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau đây:

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần hàng hải quảng hưng (Trang 31)