Ảnh hưởng của loại thuốc nhuộm

Một phần của tài liệu nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng (Trang 51)

Trong thí nghiệm này, các dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp Yellow 3GF và dung dịch thuốc nhuộm phân tán Yellow E3G đƣợc pha với các nồng độ khác nhau: 50 ppm (1), 100 ppm (2), 200 ppm (3) và đƣợc lọc qua màng ở áp lực dòng qua

44

module xác định trên thiết bị liên tục. Kết quả thực nghiệm cho thấy, màng có khả năng lƣu giữ tốt đối với cả hai loại thuốc nhuộm, dịch lọc thu đƣợc trong và không màu (Hình 3.8, Hình 3.9).

Hình 3.8. Màu của dung dịch thuốc

nhuộm trực tiếp Yellow 3FG và dịch lọc qua màng

Hình 3.9. Màu của dung dịch thuốc

nhuộm phân tán Yellow E3G và dịch lọc qua màng

Hình 3.10. So sánh năng suất lọc đối với các dung dịch thuốc nhuộm khác nhau:

trực tiếp Yellow3GF (DR) và phân tán Yellow E3G (DS)

Kết quả đo và so sánh năng suất lọc của màng với các loại dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp và phân tán đƣợc đƣa ra ở Hình 3.10 cho thấy, với các dung dịch

45

thuốc nhuộm có nồng độ thấp (50 ppm) năng suất lọc của màng đối với hai loại dung dịch thuốc nhuộm không khác nhau nhiều, nhƣng với các dung dịch nồng độ cao năng suất lọc của màng đối với dung dịch thuốc nhuộm phân tán thấp hơn khá nhiều so với dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp ở cùng nồng độ (200ppm, 300ppm). Độ giảm năng suất lọc đối với dung dịch thuốc nhuộm phân tán cũng lớn hơn so với dung dịch thuốc nhuộm tan.

Kết quả so sánh ảnh hƣởng của mức độ cô đặc dung dịch đối với hai loại dung dịch thuốc nhuộm đƣợc đƣa ra ở Hình 3.11(dung dịch có nồng độ ban đầu 100 ppm đƣợc lọc qua màng ở áp suất xác định trên thiết bị lọc liên tục). Sau 60 phút khi dòng ổn định, bắt đầu thu riêng các phân đoạn dịch thấm qua theo các tỷ lệ thể tích: 10%; 20%; 30%; 40%; 50%; 60%; 70%; 80%; 90% so với thể tích dung dịch thuốc nhuộm ban đầu. Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi dung dịch đƣợc cô đặc đến 90%, năng suất lọc của màng đối với dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp giảm nhẹ, trong khi với dung dịch thuốc nhuộm phân tán, năng suất lọc giảm khá mạnh. Điều đó có nghĩa là khả năng gây tắc màng (fouling) của thuốc nhuộm phân tán cao hơn so với thuốc nhuộm trực tiếp ở cùng nồng độ và cùng các điều kiện thực hiện quá trình tách.

Hình 3.11. Độ giảm năng suất lọc theomức độ cô đặc các dung dịch

46

Một phần của tài liệu nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng (Trang 51)