Plasma là một dạng tồn tại thứ tƣ của vật chất (ngoài ba dạng rắn, lỏng, khí). Plasma tạo thành khi một chất khí hoặc hỗn hợp khí đƣợc đặt trong điện trƣờng thích hợp. Môi trƣờng plasma chứa các phần tử bị kích thích (nguyên tử, phân tử, ion, điện tử). Khi đặt một chất nền vào môi trƣờng plasma thì bề mặt chất nền sẽ bị
26
tác dụng bởi các phần tử kích thích trong môi trƣờng plasma, các tác động này có thể là tác động vật lý hoặc hoá học hay tác động đồng thời cả vật lý và hoá học [8].
Khi đặt một lớp đỡ (màng vi lọc hay siêu lọc) vào môi trƣờng plasma tạo bởi các monome có khả năng trùng hợp. Trên bề mặt chất nền sẽ tạo thành một lớp màng cực mỏng (lớp bề mặt cho màng composite). Tính chất của lớp màng trùng hợp bằng kỹ thuật plasma phụ thuộc vào các yếu tố: Nồng độ monome trong môi trƣờng plasma, bản chất vật liệu nền, thời gian trùng hợp, cƣờng độ điện trƣờng… [33,31,38]
Thông thƣờng, kỹ thuật plasma đƣợc sử dụng để cải thiện tính ƣa nƣớc của bề mặt màng lọc polyme, theo đó làm giảm khả năng hấp phụ của bề mặt đối với protein cũng nhƣ các đối tƣợng tách có tính âm điện khác. Các tác giả trƣờng đại học Colorado, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc polyme trong môi trƣờng plasma CO2 đƣợc đƣa thêm vào một số hợp chất chứa oxy nhƣ axit carboxylic, ketone/aldehyde, các chất có nhóm chức ester. Quá trình xử lý trong môi trƣờng plasma CO2 sẽ làm oxy hóa bề mặt vật liệu và hình thành nên bề mặt mới có tính ƣa nƣớc cao hơn. Kết quả thực nghiệm với màng vi lọc polyethersulfone cho thấy màng sau khi biến tính có tính ƣa nƣớc cao hơn hẳn và tính ƣa nƣớc của nó không hề thay đổi thậm chí sau sáu tháng để tiếp xúc với không khí [15].