Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa đại cương vô cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Phân tích định lượng

Trong chương trình thực hành hóa học có khá nhiều bài thực hành đại cương vô cơ sử dụng phương pháp phân tích đặc biệt là phương pháp chuẩn độ đo thể tích. Một thí nghiệm phân tích định lượng thường bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp hoặc song song. Nếu mọi giai đoạn thí nghiệm đều được tiến hành cẩn thận, đúng nguyên tắc thì sẽ thu được kết quả cuối cùng chính xác. Học sinh cần được hướng dẫn và chuẩn bị thật kỹ trước khi làm thí nghiệm:

- Nắm vững cơ sở lý thuyết của thí nghiệm, hiểu thấu đáo ý nghĩa của từng thao tác thí nghiệm.

- Nắm vững cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, cách pha chế, chuẩn bị các hóa chất cần thiết.

- Trình tự thí nghiệm.

- Cách ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm.

Muốn tiến hành thí nghiệm có kết quả tốt trong thời gian định sẵn, không lãng phí hóa chất, làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số nội quy làm việc trong phòng thí nghiệm. Việc thực hiện các quy tắc, quy định an toàn lao động thể hiện năng lực và kỹ năng của HS và được đánh giá cùng với kết quả thu được.

2.1.1.1. Dụng cụ và cách sử dụng:

Bình định mức dùng để đong và pha chế dung dịch. Khi làm việc với bình

định mức cần chú ý cách li các nguồn nhiệt, không nên cầm tay vào phần thân bình để tránh làm thay đổi dung tích bình. Trước khi làm đầy bình định mức, phải đặt bình ở vị trí bằng phẳng và được chiếu sáng rõ.

Pipet dùng để chuyển thể tích xác định dung dịch từ bình này sang bình

thí nghiệm để tránh làm thay đổi dung tích của pipet, khi đọc thể tích phải để pipet ngang với tầm nhìn của mắt. Khi chuyển chất lỏng sang bình chuẩn độ phải cho chảy từ từ thì chất lỏng mới chảy hết khỏi pipet. Mặc dù chất lỏng đã chảy hết khỏi pipet nhưng ở đầu pipet vẫn còn một ít chất lỏng, vì vậy phải chạm nhẹ vài lần đầu pipet vào bình phần không có dung dịch để chất lỏng chảy ra hết, không thổi pipet để lấy giọt cuối cùng.

Buret dùng để chuẩn độ dung dịch. Khi làm việc với buret ta phải kẹp buret

vào vị trí thẳng đứng. Trước mỗi lần chuẩn độ phải đổ dung dịch chuẩn vào buret tới vạch “0” và chú ý làm đầy cả phần cuối và cả khóa buret. Khi đọc chỉ số trên buret, mắt phải để ở vị trí ngang với phần cong xuống hay cong lên của mặt cong dung dịch, nhưng tất cả các lần đọc kể cả khi đọc ở vạch “0” và khi đọc mức dung dịch sau khi chuẩn độ đều phải giống nhau. Khi tiến hành chuẩn độ phải cho dung dịch chảy ra khỏi buret một cách từ từ để tất cả chất lỏng chảy hết ra khỏi buret, điều này có ý nghĩa đặc biệt khi chuẩn độ với các dung môi khác nước. Cuối quá trình chuẩn độ phải nhỏ từng giọt dung dịch, cần tiến hành chuẩn độ vài lần. Kết quả của quá trình chuẩn độ là giá trị trung bình của các lần chuẩn độ song song. Thể tích dung dịch chuẩn tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ không được lớn hơn dung tích của buret để tránh sai số.

2.1.1.2. Nồng độ và pha chế dung dịch:

- Dung dịch là 1 hệ đồng nhất gồm 2 hay nhiều cấu tử.

- Để biểu thị thành phần dung dịch, ta dùng khái niệm nồng độ.

a. Nồng độ dung dịch: là lượng chất tan có trong 1 đơn vị khối lượng hoặc đơn vị thể tích dung dịch hay dung môi.

- Nồng độ phần trăm khối lượng (C%): là số phần khối lượng chất tan có trong 100 phần khối lượng dung dịch.

- Nồng độ mol/lít (M): là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

- Nồng độ đương lượng (hay nồng độ nguyên chuẩn (N): là số đương lượng mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

- Nồng độ phần mol (kí hiệu là x): là số mol chất i chia cho tổng số mol các chất có mặt trong dung dịch. i i n x nb. Pha chế dung dịch * Chất gốc trong phân tích thể tích

Dung dịch chuẩn, dung dịch gốc là dung dịch cơ bản trong phân tích thể tích, khi chuẩn độ dựa vào nó để xác định hàm lượng các chất trong chất phân tích. Việc pha chế một dung dịch có nồng độ chính xác cần phải tuân theo những quy tắc đặc biệt về tính chính xác và cẩn thận nghiêm ngặt khi làm việc. Vì thế các chất gốc cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phải có độ tinh khiết cao (tinh khiết phân tích – tkpt).

- Thành phần hóa học của chất tồn tại trong thực tế phải ứng đúng với công thức đã dùng để tính toán lượng phải cân.

- Các chất gốc phải bền vững, không hút ẩm, không tác dụng với không khí, không chảy khi cân, khi pha thành dung dịch nồng độ của nó phải không đổi theo thời gian.

- Phân tử lượng của chất gốc càng lớn càng tốt vì như thế sẽ làm giảm được sai số khi cân.

Do phải thỏa mãn các yêu cầu trên nên trong thực tế phân tích định lượng chỉ có một số chất được chọn làm chất gốc, cho phép đo cụ thể. Ví dụ trong phương pháp trung hòa: H2C2O4.2H2O và Na2B4O7.10H2O, phương pháp oxy hóa - khử: K2Cr2O7 và H2C2O4.2H2O, phương pháp Complexon: Na2H2Y.2H2O.

* Pha dung dịch loãng từ dung dịch đặc chuẩn - Nồng độ được biểu thị bằng nồng độ Mol/lít

C1.V1 = C2.V2 với V2 = V1 + Vn

C1, C2 nồng độ của dung dịch đặc và dung dịch loãng của chất cần pha V1, V2 thể tích của dung dịch đặc và dung dịch loãng

Vnthể tích nước cần phải thêm vào V1ml dung dịch nồng độ C1để được V2

Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu ml dd HCl 12M để được 250ml dd HCl 0,1M. Ta có: C1.V1 = C2.V2 2 2 1 1 . 0.1* 250 2.085 12 C V V ml C     - Nồng độ được biểu thị theo % khối lượng

C1.d1.V1 = C2.d2.V2

C1; C2; d1; d2; V1; V2: nồng độ, tỷ trọng, thể tích dung dịch đặc và dung dịch loãng cần pha.

Ví dụ: Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 98% (d=1,84) để pha 1lít dung dịch H2SO45% (d=1,00)? Áp dụng công thức: C1.d1.V1 = C2.d2.V2 2 2 2 1 1 1 . . 5*1.00*1000 27.73 . 98*1.84 C d V V ml C d    

- Trộn hai dung dịch cùng một chất có nồng độ khác nhau

Nếu trộn V1ml dung dịch chất nào đó có nồng độ C1với V2ml dung dịch chất đó có nồng độ C2để được dung dịch C và thể tích V ml. Chúng ta có:

C1.V1 + C2.V2 = C.V hay C1.V1 + C2.V2 = C.(V1 + V2)

Ví dụ: Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl đặc 12M (37%) vào 200ml dung dịch HCl 0,8M để có được một dung dịch HCl nồng độ 1M. Ta có: C1.V1 + C2.V2 = C(V1 + V2) 2 2 1 1 ( ) 200(1 0.8) 3.63 12 1 V C C V ml C C        

2.1.1.3. Các phương pháp chuẩn độ hay gặp trong các đề thi Icho:

a. Dựa vào bản chất của phản ứng trong phân tích thể tích có thể phân loại các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp trung hòa: dựa vào phản ứng giữa axit - bazơ để định lượng trực tiếp hay gián tiếp axit, bazơ, muối.

- Phương pháp oxy hóa - khử: dựa vào phản ứng oxy hóa - khử để định lượng các nguyên tố chuyển tiếp, một số chất hữu cơ và có thể định lượng một cách gián tiếp các anion vô cơ.

- Phương pháp kết tủa: dựa vào phản ứng tạo thành các hợp chất kết tủa (hợp chất ít tan).

- Phương pháp tạo phức (complexon): dựa vào phản ứng tạo phức chất của chất cần phân tích và thuốc thử. Nó định lượng được đa số các cation kim loại và một số anion. Thuốc thử được dùng nhiều nhất là EDTA.

b. Tuỳ theo trình tự tiến hành chuẩn độ người ta chia thành các chuẩn độ sau: * Chuẩn độ trực tiếp:

- Cách tiến hành: Thêm từ từ dung dịch chuẩn từ buret vào dung dịch định phân tích X đựng trong bình nón. Thuốc thử tác dụng trực tiếp với chất cần phân tích.

- Cách tính: Dựa vào nồng độ dung dịch chuẩn, thể tích của nó đã tiêu tốn và phương trình chuẩn độ để tính lượng X phản ứng.

Ví dụ: Tính nồng độ của dung dịch NaOH biết rằng khi chuẩn độ 20ml dùng dịch đó thì phải dùng vừa hết 22.75ml dung dịch HCl 0.106M.

Phản ứng chuẩn độ: NaOH + HCl  NaCl + H2O Có nNaOH = nHCl  CNạOH.VNaOH = CHCl.VHCl

 CNaOH = (0.106*22.57)/20 = 0.1206M * Chuẩn độ ngược:

- Cách tiến hành: Thêm một lượng xác định và dư dung dịch chuẩn R vào chất cần phân tích. Sau đó chuẩn độ lượng thuốc thử R còn dư lại bằng thuốc thử R' khác thích hợp. Phương pháp này thường được dùng để định lượng các chất tham gia các phản ứng xảy ra chậm hoặc không có chất chỉ thị thích hợp để xác định X bằng phản ứng chuẩn độ trực tiếp.

- Cách tính: Dựa vào thể tích và nồng độ của các dung dịch chuẩn R và R' và phương trình các phản ứng, ta tính được nồng độ chất cần phân tích.

Chẳng hạn để định lượng Cr trong thép, người ta phân huỷ 1.075g mẫu thép thành dung dịch rồi oxi hoá hoàn toàn Cr3+

thành CrO42-. Sau đó thêm vào 25ml dung dịch chuẩn FeSO4 0.0410M và lượng đủ dung dịch axit sunfuric loãng làm môi trường. Lượng Fe (II) dư được chuẩn độ bằng 3.70ml dung dịch KMnO4 0.04M. Hãy tính % khối lượng của Cr trong thép.

Các phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ: CrO42- + 3Fe2+ + 8H+ 

MnO4- + 5Fe2+ + 8H+  Mn2+

+ 5Fe3+ + 4H2O Áp dụng định luật bảo toàn elctron có:

ne (CrO42- và MnO4-) nhận = ne (Fe2+

) nhường  nCr.3 + 3.7*0.04*5 = 25* 0.041 nCr = 0.095mmol 0.095*52 % *100% 0.4595% 1.075*1000 Cr m   2.1.1.4. Các chất chỉ thị chuẩn độ

a. Chất chỉ thị cho chuẩn độ axit - bazơ

Chất chỉ thị axit - bazơ là những axit hoặc bazơ hữu cơ yếu có khả năng biến đổi mầu ở những giá trị pH nhất định và màu của dạng axit khác màu của bazơ. Giả sử có chất chỉ thị HInd, trong dung dịch có cân bằng sau:

HInd ⇌ H+

+ Ind- Ka HInd: dạng phân tử của chất chỉ thị (dạng axit)

Ind-: dạng ion của chất chỉ thị (dạng bazơ)

Nếu cân bằng của phản ứng chuyển dịch về phía bên phải thì dung dịch có mầu của dạng ion chất chỉ thị. Nếu cân bằng chuyển dịch về phía bên trái thì dung dịch có mầu của phân tử chất chỉ thị.

Ví dụ: Metyl da cam là một axit tương đối mạnh (pK

a=3,7) nên trong dung dịch trung hòa có mầu vàng vì trong dung dịch dạng ion chiếm ưu thế.

Hind ⇌ H+

+ Ind- màu đỏ màu vàng

Phenolphthalein là một axit yếu (pKa=9,2) nên trong dung dịch trung hòa cân bằng chuyển dịch về phía bên trái và dạng phân tử chiếm ưu thế hơn dạng ion.

Hind ⇌ H+

+ Ind-

b. Chất chỉ thị cho chuẩn độ oxi hóa – khử

Chất chỉ thị oxi hoá - khử là những chất hữu cơ có khả năng oxi hoá - khử, màu của dạng oxi hoá khác màu của dạng khử. Trong dung dịch nó có thể đổi màu theo điện thế ở những giá trị xác định.

Indoxh + ne ⇌ Indkh 0 0.059 [ oxh] lg [ ] ind ind kh Ind E E n Ind  

Màu của chất chỉ thị được quyết định bởi tỉ số nồng độ 2 dạng [Indoxh]/[Indkh]. Khi Eddthay đổi làm cho tỉ số này thay đổi thì màu của chất chỉ thị cũng thay đổi.

c. Chất chỉ thị cho chuẩn độ phức chất (Complexon)

Trong phương pháp chuẩn độ complexon, người ta thường dùng các chất chỉ thị có khả năng tạo với ion kim loại phức có mầu khác với mầu riêng của chất chỉ thị. Chất đó được gọi là chất chỉ thị kim loại. Như vậy phép chuẩn độ ion kim loại bằng EDTA gồm 2 giai đoạn sau:

- Phản ứng giữa ion kim loại tự do và chỉ thị complexon. - Phản ứng giữa chỉ thị complexon và ion kim loại trong phức. Cơ chế chuyển màu:

Mn+ + dung dịch đệm pH + Chỉ thị (CTKL). Có phản ứng chung như sau: Phức chất: [CTKL + Mn+

] + H2Y2- ⇌ MY(4-n) + 2H+ + CTKL tự do màu A màu B

Chất chỉ thị nguyên chất rất khó sử dụng vì chỉ cần một lượng nhỏ đôi khi đã làm cho màu dung dịch quá đậm, không thể quan sát được sự đổi màu tại điểm tương đương. Để dễ sử dụng người ta phải pha loãng chúng bằng những hóa chất khác nhau.

2.1.1.5. Quan hệ giữa độ chính xác của phép đo và độ chính xác của tính toán

Kết quả phải tìm không thể nào chính xác hơn độ chính xác của phương pháp phân tích đã dùng, vì vậy việc tính toán trong phân tích thể tích phải được tiến hành với độ chính xác sao cho phù hợp với việc đo thể tích dung dịch chuẩn bằng buret. Các buret dung tích 25 - 50ml chia thành những vạch 0,1ml thì độ chính xác

của việc đọc thể tích dung dịch trên buret ấy đạt được 1%ml. Các microburet có thể tích 1 - 2ml chia thành những vạch 0,01ml thì độ chính xác của việc đọc trên buret đạt được 1%o ml.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống những bài thực nghiệm phần hóa đại cương vô cơ huấn luyện học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)