- Mục tiêu cuối cùng của chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không ñổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450.000 ñến
1.1.6. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giớ
Cà phê là một cây trồng có tầm quan trọng ñối với cơ cấu xã hội, góp phần vào việc phát triển và nâng cao mức sống của người dân. Cà phê còn là ñộng lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia ñặc biệt là nước ñang phát triển,
ngoài ra sản xuất cà phê còn gắn bó người dân với ñồng ruộng, làng quê, hạn chế nạn bỏ thôn quê ra thành phố. Trên toàn thế giới có khoảng 25 triệu người ở các nước trồng cà phê cũng như tiêu thụ cà phê, sống nhờ vào cà phê ñặc biệt như các nước Brazil , Kenya, Ấn Độ, Ethiopia, Colombia, Việt Nam…
Trên thế giới hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê, trong ñó chỉ hơn 10 nước có diện tích và sản lượng chiếm ña phần tổng sản lượng cà phê của thế giới trong những năm gần ñây, ñiều này ñược thể hiện qua số liệu ở bảng 1.4
Bảng 1.4: Các nước sản xuất cà phê có sản lượng hàng ñầu thế giới
Đơn vị :Bao cà phê nhân; 60kg/bao
Tên nước 2005* 2004 2003 2002 2001 2000 Brazil 41.700 32.000 53.600 3.100 4.100 30.800 Việt Nam 14.167 15.000 11.167 12.833 15.333 11.010 Comlompia 11.600 11.053 11.712 11.950 10.500 9.512 Idonesia 5.800 6.000 6.140 6.160 6.495 6.660 Ấn Độ 4.840 4.500 4.588 5.051 5.020 4.870 Mexico 4.500 4.500 4.350 4.200 4.800 6.193 Ethiopia 4.000 4.333 3.693 3.756 3.683 3.833 Guatemala 3.671 3.802 3.802 3.530 4.564 4.364 Uganda 3.000 3.100 2.910 3.166 3.205 3.097 Honduras 2.753 2.975 2.661 3.098 2.821 3.067 Nguồn :USDA, 2005
Chuyên gia phân tích thị trường, Judith Ganes của công ty tư vấn J.Ganes của Mỹ, cho biết tiêu thụ cà phê ñang lên ở các nước Châu Á và một số nước khác. Ganes- Chase cho biết các vùng tăng trưởng mạnh là những thị trường mới nổi và tiêu dùng cà phê ở Châu Á sẽ gia tăng ñáng kể.
Bảng 1.5: Tiêu thụ cà phê tại một số nước nhập khẩu chính trên thế giới Đơn vị: kg/người Năm Tên nước 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Bình quân 4,63 4.69 4,53 4,56 4,53 4,65 Mỹ 4,14 4,14 3,96 4,09 3,94 4,24 Châu Âu 5,35 5,35 5,37 5,29 5,37 5,42 Australia 8,20 8,44 6,57 7,74 7,10 5,64 Bỉ 7,54 5,29 7,32 5,52 9,13 9,60 Đan Mạch 9,57 9,66 8,84 9,66 9,02 8,10 Phần Lan 11,71 11,43 11,26 11,01 11,22 11,21 Pháp 5,49 5,70 5,50 5,31 5,54 5,48 Đức 7,01 7,46 6,70 6,90 6,59 6,64 Hy Lạp 3,87 3,69 4,27 3,47 5,18 6,01 Ai Len 1,49 2,17 1,31 2,29 2,08 2,28 Italia 5,16 5,14 5,36 5,44 5,41 5,73 Hà Lan 7,56 5,71 7,21 6,47 6,10 6,67 Bồ Đào Nha 4,30 4,79 4,08 4,47 4,30 4,43 Tây Ba Nha 4,47 5,12 4,60 4,27 4,33 4,21 Thụy Điển 8,47 8,70 8,00 8,49 8,31 7,58 Anh 2,62 2,27 2,37 2,19 2,22 2,20 Nhật Bản 2,87 2,97 3,13 3,27 3,24 3,18 Na Uy 9,52 10,56 8,79 9,46 9,15 8,95 Thụy Sỹ 6,84 7,25 6,90 6,80 6,78 6,90
Nguồn: Dow Jones Thị trường cà phê trên thế giới biến ñộng rất lớn về giá cả do ảnh hưởng bởi nguồn cung và tình trạng ñầu cơ. Năm 1994 do những ñợt sương muối và sau ñó là hạn hán diễn ra ở Brazil ñã làm cho sản lượng cà phê của
nước này giảm xuống gần 50% và khiến giá cà phê tăng vọt, giá cà phê xuất khẩu tại Việt Nam tăng từ 909 USD/tấn năm 1993 lên ñên 1.969 USD/tấn năm 1994 [17].
Năm 2003, khối lượng toàn cầu ñạt 112 triệu bao, cao hơn mức 109,3 triệu bao của năm 2002. Tiêu thụ nội ñịa tại các nước xuất khẩu chính tăng từ 27,16 triệu bao niên vụ 2002/2003 lên 27,66 triệu bao. Trong khi ñó, ước tính khối lượng cà phê tiêu thụ ở các nước nhập khẩu tăng từ 82,2 triêu bao lên ñến 84 triệu bao. Theo số liệu dự kiến của ICO tiêu thụ nội ñịa của các nước xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 28,23 và 83,8 triệu bao, ñều cao hơn mức tương ứng 27,57 và 82,5 triệu bao của niên vụ 2002/2003. Theo ICO, cung ứng thu hẹp tiếp tục là nhân tố hậu thuẩn giá cà phê chè Arabica. Ngược lại, giá cà phê
Robusta có chiều hướng giảm sút vì lượng chào bán lớn của các nước sản xuất chính. Niên vụ cà phê 2003/2004 (từ 1-10-2003 ñến 30-9-2004), ngành cà phê thế giới ñạt sản lượng 103,39 triêu bao, trong ñó cà phê Robusta giá thấp chiếm trên 34% (35,26 triệu bao). Tổng thể, giá cà phê trong năm qua tăng tới 32,42%. Nhà lãnh ñạo ICO cân ñối lại cơ cấu gieo trồng, ưu tiên tăng diện tích cà phê
Arabica chất lượng cao, ñược giá là một trong những biện pháp hữu hiệu ñưa ngành cà phê ra khỏi tình trạng suy thoái kéo dài. Theo thống kê của tổ chức cà phê quốc tế ICO, tháng 11-2004, xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất chính tăng từ 6,04 triệu bao cùng kỳ năm ngoái lên 6,44 triệu bao (60kg/bao). Như vậy, từ tháng 12 -2003 ñến tháng 11-2004 tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của các nước là 83,493 triệu bao, tăng ñáng kể so với 80,556 triệu bao so với cùng kỳ niên vụ 2002/2003 [17].
Tổng sản lượng cà phê của các nước sản xuất cà phê chủ yếu theo báo cáo ban ñầu của ICO ñã tăng từ 116,2 triệu bao năm 2007 lên 134,16 triệu bao năm 2008, tăng 15,44%. Trong ñó sản lượng cà phê Arabica tăng từ 71,10 triệu bao năm 2007 lên 84,90 triệu bao năm 2008, tăng 19,08%. Cà phê Robusta tăng từ 44,9 triệu bao năm 2007 lên 49,2 triệu bao năm 2008, tăng 9,66%. Lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới không ngừng tăng cao. Lượng tiêu dùng qua các năm từ
2003 ñến năm 2007 từ 112,9 triệu bao lên 118,47;118,39;121,4 rồi 125,08 triệu bao. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm từ năm 2000 là trên 2,5% [17].
Theo Tổ chức cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê thế giới tăng gần 8% ñạt 133,6 triệu bao (60kg/bao) trong niên vụ cà phê 2010 – 2011. ICO cũng chính thức công bố con số về tiêu thụ cà phê năm 2010, cho thấy tăng ở cả các nước xuất lẫn nhập khẩu. Tiêu thụ cà phê tại các nước xuất khẩu tăng lên 41,3 triệu bao trong năm 2010, so với 39,7 triệu bao trong năm 2009, trong khi tiêu thụ cà phê tại các nước nhập khẩu tăng lên 93,7 triệu bao, so với 92,3 triệu bao trong cùng kỳ năm trước. Theo ICO, “Triển vọng về nhu cầu cà phê ñầy hứa hẹn, ñặc biệt là sự phát triển của các thị trường có giới hạn tại các quốc gia tiêu thụ truyền thống và các nhà tiêu thụ mới tại các thị trường mới nổi và các quốc gia xuất khẩu”. Tuy nhiên, theo ước tính của ICO, sản lượng cà phê trong niên vụ hiện tại sẽ giảm so với năm trước, chỉ ñạt khoảng 130 triệu bao[35].