Phân tích, thiết kế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Nghiên cứu một số kỹ thuật nắn chỉnh ảnh 2d (Trang 41)

Một quyển sách nói chung bao giờ cũng có sáu mặt giống như một hình hộp, ngoại trừ một số quyển sách quá mỏng. Nếu ta chỉ chụp một mặt của quyển sách, nghĩa là ta chụp được mặt bìa của quyển sách thì thực chất ta nhìn thấy đó là một bức tranh chứ không phải hình ảnh thực của quyển sách. Như vậy, quang cảnh của bức tranh ta nhìn thấy được là những thông tin thể hiện ở mặt bìa của quyển sách đó chứ không phải nhìn thấy hình dạng của quyển sách.

Vì vậy, ta phải chụp sao cho thu được ba mặt của quyển sách để trông nó giống như không gian ba chiều nhằm đảm bảo tính trung thực về hình dạng của quyển sách. Để thu được hình dạng như thế của quyển sách, người ta phải duy trì được hình dạng hình hộp của nó trước khi chụp ảnh. Nhưng để duy trì hình dạng

hình hộp của quyển sách là khó. Vì quyển sách được hình thành nên từ các tờ giấy rời nhau, tức là nó được hình thành từ những vật rời nhau và không được kết dính chặt chẽ với nhau thì khó có thể giữ nó ở trạng thái một hình hộp sáu mặt là sáu hình bình hành được (nó có thể bị bung ra ở một góc nào đó hay bị cong vênh).

Giả sử ta giữ được quyển sách ở tư thế hình hộp trước khi chụp vào, khi đó ta cũng không thể chụp được một quyển sách để nhìn thấy được ba mặt mà đồng thời mỗi mặt là một hình bình hành. Bởi vì người chụp không thể xác định chính xác phải đặt ống kính như thế nào để các cạnh của hình hộp tạo bởi quyển sách song song với mặt phẳng tạo bởi ống kính. Do đó, các mặt của quyển sách sẽ không có dạng hình bình hành mà sẽ có một đầu to một đầu nhỏ trong ảnh. Một khó khăn khác nữa là các mép của quyển sách rất dễ bị cong nên khó có thể chụp để các mép này trông nhẵn ở trong ảnh.

Do đó, để có được một bức ảnh đẹp của các quyển sách thì dùng kỹ thuật chụp ảnh đơn thuần là có thể không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, cần phải áp dụng một số kỹ thuật nắn chỉnh ảnh: kỹ thuật nắn chỉnh xuôi, kỹ thuật nắn chỉnh ngược và kỹ thuật nắn chỉnh kết hợp với kỹ thuật nội suy để điều chỉnh các điểm sai lệch, chỉnh độ nghiêng, lọc nhiễu, nâng độ tương phản, làm cho ảnh của quyển sách rõ hơn, nét hơn, sao cho đối tượng quyển sách được thu nhận thể hiện đúng bản chất của mình trên ảnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Nghiên cứu một số kỹ thuật nắn chỉnh ảnh 2d (Trang 41)