Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh nội thất của công ty cổ phần bất động sản nội thất Đất Việt (Trang 31)

6 Rủi ro do môi trường kinh tế.

2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

2.3.3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp - Điều kiện tự nhiên- công nghệ

Bảng 6. Tần số và biên độ của các rủi ro tự nhiên – công nghệ.

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%) Phần trăm tích lũy Cao – Cao 4 40 40 Cao – Thấp 0 0 40 Thấp – Cao 6 60 100 Thấp – Thấp 0 100 Tổng số 10 100

Từ bảng 9 ta thấy: yếu tố công nghệ là một trong những nhân tố rất quan trọng và tốc độ thay đổi công nghệ hiện nay là rất lớn. Minh chứng là có 40% ý kiến cho là Cao – Cao, 60% là thấp - Cao. Ngoài ra có thể thấy những thay đổi về tự nhiên rất quan trọng trong dặc thù ngành nước.

Theo kết quả điều tra có tới 4/10 phiếu tương ứng với 40% cho rằng điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới công tác tác nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Thật vậy, việc sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về tự nhiên. Bất kỳ một sự thay đổi nào về tự nhiên như sự biến động thời tiết, mưa bão bất thường cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ hay nhu cầu về

sản phẩm. Điều này khiến cho công tác nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của công ty gặp nhiều khó khăn. Cho nên, dù Công ty đã cố gắng có những biện pháp cụ thể tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

- Chính trị-pháp luật

Bảng 7. Tần số và biên độ của các rủi ro chính trị - luật pháp.

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%) Phần trăm tích lũy Cao – Cao 0 0 0 Cao – Thấp 0 0 0 Thấp – Cao 0 0 0 Thấp – Thấp 10 100 100 Tổng số 10 100

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện để phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt là luật kinh tế. Nhờ đó mà công ty đã có các định hướng kinh doanh phù hợp với các chính sách và qui định của pháp luật, theo đó mà công tác quản trị rủi ro của công ty cũng đạt hiệu quả hơn. Nhất là nước tinh khiết là một trong những sản phẩm thiết yếu của người tiêu dùng. Vì vậy nhà nước ta đã có những ưu đãi, hỗ trợ nhất định đối với ngành nước. Tuy nhiên càng ngày thắt chặt hơn về chất lượng và giá cả.

Ngoài ra nước ta có nền chính trị khá ổn định và dước ánh giá cao của các tổ chức có uy tín về môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên nước ta cung có hạn chế là hệ thống pháp luật khá phức tạp. Nhưng có lẽ cũng không ảnh hưởng quá nhiều về mặt này.

- Môi trường kinh tế:

Bảng 8. Tần số và biên độ của các rủi ro kinh tế.

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%) Phần trăm tích lũy Cao – Cao 0 0 0 Cao – Thấp 1 10 10 Thấp – Cao 3 30 40 Thấp – Thấp 6 60 100 Tổng số 10 100

Từ bảng 8 ta thấy: Tần số và biên độ của các rủi ro đến từ kinh tế trong đó có 60% ý kiến cho rằng là Thấp – Thấp, 3/10 ý kiến cho rằng Thấp – Cao chiếm 30% ý kiến, 10% Cao – Thấp, 0% Cao – Cao.

Mỗi một yếu tố của nền kinh tế như lạm phát, chiến lược phát triển kinh tế vùng, địa phương… đều có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp tới công ty cũng như các khách hàng là tổ chức doanh nghiệp, với một lượng doanh nghiệp phá sản rất lớn làm rủi ro về khách hàng của công ty cũng bị nâng cao lên.

Trong tương lai nhu cầu về nước uống tinh khiết. Tuy nhiên do cạnh tranh ngày càng tăng cao, liên tục các hãng nước mới tham gia thị trường.

Trong vòng ba năm gần đây kinh tế nước ta nói riêng và kinh tế thế giới nói chung có nhiều biến động, nhiều cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí khách hàng, nên nhu cầu có sự giảm hơn trước. Giá cả các hàng hóa tăng cao nên công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Nhà cung cấp: Hiện tại công ty có nhà máy sản xuất riêng nên vấn đề về nhà cung cấp là tương đối ít. Vì thực tế rằng nhà máy có nhiều khách hàng bên ngoài doanh nghiệp nữa nhưng luôn luôn ưu tiên cho nhà bán lẻ của công ty.

Bảng 9. Tần số và biên độ của các rủi ro tới từ nhà cung cấp/ đối tác

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%) Phần trăm tích lũy Cao – Cao 0 0 0 Cao – Thấp 0 0 0 Thấp – Cao 0 0 0 Thấp – Thấp 10 100 100 Tổng số 10 100

Từ bảng 9: Rủi ro tới từ nhà cung cấp là thấp – thấp chiếm 10/10 phiếu và 100% ý kiến. lý do là thực tế công ty nhậ hàng của cưởng sản xuất của chính mịnh nên có thể kiểm soát khá tốt.

- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường sẽ quyết định sự phát triển của công ty, vì khi có nhu cầu thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển được, nếu công ty không xác định được nhu cầu của thị trường thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không đạt được kết quả và có khả năng sẽ dẫn tới sự khủng hoảng, phá sản...Công ty TNHH Trần Liên Thịnh xác định được nhu cầu thị trường về các sản phẩm của mình là các tòa nhà văn phòng, các tổ chức lớn nhỏ, các công ty kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra công ty cũng có khách hàng đơn lẻ là những nhà dân nhưng số lượng ít tuy nhiên thời gian tới số khách hàng có thế tăng nên vì công ty cũng đã dần dần quan tâm tới thị trường này.

- Đối thủ cạnh tranh:

Bảng 10. Tần số và biên độ của các rủi ro tới từ đối thủ cạnh tranh

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%)

Phần trăm tích lũy

Cao – Cao 3 30 30

Thấp – Cao 2 20 80

Thấp – Thấp 2 20 100

Tổng số 10 100

Năng lực vị thế, sản phẩm, công nghệ, dịch vụ kèm theo, chính sách giá,… Hiện tại thị trường ngày càng có nhiều đối thủ tham gia thị trường với những quy mô và tiềm lực khách nhau, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không có sự khác biệt rõ rệt. Có thể kể đến một số đối thủ lớn trong ngành như: Lavie, Sapuwa, Miru,….

- Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp: Trong nền kinh tế hiện nay thì cơ cấu ngành của nước ta đang có sự chuyến biến rõ rệt, tỉ lệ ngành nông nghiệp giảm còn ngành công nghiệp, dịch vụ tăng. Đặc biệt khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO với nền kinh tế thị trương hiện nay và với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì nhu cầu của con người cũng vì thế mà tăng cao.

2.3.3.2. Môi trường bên trong công ty - Khách hang

Bảng 11: Tần số và biên độ của các rủi ro đến từ khách hàng.

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%) Phần trăm tích lũy Cao – Cao 3 30 30 Cao – Thấp 2 20 50 Thấp – Cao 4 40 90 Thấp – Thấp 1 10 100 Tổng số 10 100

Từ bảng 11: nhận thấy: tần xuất và biên độ tới từ các khách hàng ý kiến cho rằng là cao – cao chiếm 30% tổng ý kiến. Đây cũng là minh phù hợp vì khách hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức nên khách hàng tổ chức nên có thể tần xuất thay đổi nhà cung cấp nhỏ nhưng khi thay đổi thì biên độ của nó là khá lớn thực tế là 40% ý kiến cho là Thấp – Cao.

Theo bảng 11: Về tần số và biên độ của các rủi ro đến từ khách hàng thì tới 3% cho rằng ở mức Cao – Cao, 40% cho rằng ở mức Thấp – Cao. Cho chúng ta thấy đặc thù khách hàng của công ty là những văn phòng lớn các công ty, tổ chức nên tần xuất xảy ra có thể thấp nhưng nếu xảy \ra thì biên độ tương đối lớn.

Mặt khác trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp trong ngành có những sai phạm làm dư luận rất bức xúc. Nhận thấy đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức của

công ty nên công tác quản trị rủi ro của công ty cũng vì thế mà đưa ra những dự phòng hợp lý.

- Phương thức quản lý của Ban lãnh đạo.

Bảng 12. Mức độ hiệu quả trong giảm thiểu và ngăn ngừa các rủi ro hoạt động của các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong công ty.

Số phiếu Phần trăm số phiếu (%) Phần trăm tích lũy Cao 2 20 20 Khá cao 4 40 60 Trung bình 4 40 100 Thấp 0 0 100 Tổng số 10 100

Từ bảng 12 ta thấy: Hiệu quả trong giảm thiểu và ngăn ngừa các rủi ro hoạt động của công ty ở mức trung bình với 20% ý kiến cho là cao. 40% ý kiến cho rằng là khá cao và cao.

Khả năng quản lý, tầm nhìn, sự quan tâm của nhà quản trị, của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Theo phiếu điều tra thì có tới 5/10 phiếu cho rằng ban quản trị nói riêng và toàn thể công ty noi chung cần quan tâm hơn tới công tác này. Nếu ban lãnh đạo của công ty có khả năng chỉ đạo, tổ chức điều hành quản lý đúng đắn thì nhất định công tác quản trị rui rỏ của công ty không thể tiến bộ được.

Các chính sách, chiến lược và tầm nhìn của ban lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch mua hàng của công ty. Từ kế hoạch chiến lược đến việc phân bổ đội ngũ nhân viên cho, tài trợ rủi ro,… đều do ban lãnh đạo quyết định. Do đó, ban lãnh đạo có năng lực tốt, hoạch định và triển khai kế hoạch tốt sẽ làm giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro tại công ty.

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Trần Liên Thịnh nói riêng. Đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố đó thì công ty có thể phòng ngừa và giảm thiểu được rủi ro quá trình hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng của mình.

- Chất lượng người lao động

Bảng 13. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quyết định trong công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng

Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng bình thường Ảnh hưởng khá lớn Ảnh hưởng lớn

Môi trường kinh tế 0 20 10 40 30

Môi trường chính trị - luật pháp

40 30 30 0 0

Môi trường xã hội 0 10 40 30 20

Môi trường bên trong tổ chức

20 10 20 40 10

Năng lực của nhân viên 0 0 30 30 40

Hệ thống cơ sở vật chất 20 30 20 10 20

Theo kết quả điều tra thì 4/10 phiếu chiếm 40% cho rằng chất lượng hay nhận thức của nhân viên, người lao động ảnh hưởng lớn đến công tác nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, đa số nhan viên của công ty còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm, ý thức chấp hàng an toàn lao động chưa tốt, chủ quan, vi phạm qui trình. Hơn nữa, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Ngoài ra trình độ của cán bộ còn hạn chế. Như vậy chất lượng đội ngũ người lao động là một trong những nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tại công ty.

Như vậy, có nhiều nhân tố tác động đến hoạt động quản trị rủi ro của Công ty. Đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ giúp Công ty đưa ra những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh nội thất của công ty cổ phần bất động sản nội thất Đất Việt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w