- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
h. Về cung cấp thông tin và xúc tiến thương mạ
Bảo đảm cho khu vực kinh tế tƣ nhân tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các thông tin dự báo trung, dài hạn và các dự án phát triển có nguồn vốn từ Ngân sách nhà nƣớc, vốn ODA và FDI; trợ giúp việc tiếp cận các thông tin thị trƣờng; giảm chi phí thông tin (cƣớc phí truy nhập Internet, cƣớc phí điện thoại).
Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tƣ nhân tham gia vào các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng, tham gia hội chợ triển lãm... ở trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích và trợ giúp các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ kinh doanh của các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Thực hiện đƣờng lối đổi mới kinh tế của Nhà nƣớc, kinh tế tƣ nhân Bắc Ninh đã phát triển rộng khắp trong cả tỉnh và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Sự phát triển của khu vực này thời gian qua đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của tỉnh cho phát triển kinh tế – xã hội. Nguồn tiềm năng này bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động, tài nguyên... Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân đã góp phần tăng cƣờng lực lƣợng sản xuất, kinh doanh, tham gia cạnh tranh, thúc đẩy phát triển thị trƣờng.
Khu vực kinh tế tƣ nhân đã góp phần quan trọng vào tăng trƣởng GDP, huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh; tạo đƣợc
nhiều việc làm; góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho nhà nƣớc, tham gia sản xuất nhiều hàng xuất khẩu, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế kinh tế – xã hội trong tỉnh Bắc Ninh và khu vực kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc bộ.
Hơn mƣời năm qua, khu vực kinh tế tƣ nhân tăng nhanh về số lƣợng, vốn kinh doanh, lao động, đặc biệt là sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, khu vực này còn ở trình độ thấp, khả năng huy động và tích tụ vốn còn nhiều hạn chế, thị trƣờng tiêu thụ nhỏ bé, trình độ công nghệ thấp, trình độ và kỹ năng quản lý còn yếu. Ngoài ra, tính liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn thấp nên khó tạo đƣợc sức mạnh chung trên cơ sở phát huy lợi thế.
Bên cạnh đó, việc phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân còn gặp nhiều cản trở. Thứ nhất, môi trƣờng pháp lý đối với khu vực kinh tế tƣ nhân chƣa hoàn thiện, nhiều quy định chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo. Thứ hai, thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh vẫn luôn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Thứ ba, thiếu vốn là vấn đề nổi cộm thƣờng xuyên khi mà các doanh nghiệp của tƣ nhân vẫn còn nhỏ bé, tài sản sử dụng làm tài sản thế chấp để vay khoản vốn cần thiết quá hạn hẹp. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng thƣơng mại, mà khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc, rất ngại cho các doanh nghiệp của tƣ nhân vay. Thứ tư, chính sách thuế còn quá nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp của tƣ nhân.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế tƣ nhân ở Bắc Ninh trong thời gian qua, các giải pháp đƣa ra là: cần thay đổi quan niệm và tƣ duy chính trị về kinh tế tƣ nhân; xây dựng chiến lƣợc, cơ chế, chính sách định hƣớng sự phát triển của kinh tế tƣ nhân; hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về kinh tế tƣ nhân; bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tƣ nhân nhƣ chính sách đầu tƣ, tín dụng, chính sách về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, chính sách thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, chính sách đào tạo, tiền lƣơng, thu nhập và bảo hiểm xã hội...