Các giải pháp chủ yếu phát triển Kinh tế tư nhân Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh (Trang 80)

- Điều kiện đất đai: Với tổng diện tích là 796,25 km (tƣơng đƣơng với 79,625 ha) trong đó:

3.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển Kinh tế tư nhân Bắc Ninh

3.2.1 Nhóm giải pháp tạo lập môi trƣờng

- Những giải pháp về lý luận góp phần thay đổi về nhận thức

Thực tế quá trình cải cách kinh tế ở nƣớc ta cho thấy những thay đổi về tƣ duy và quan niệm chính trị có ý nghĩa mở đƣờng, đặt nền móng và tạo điều kiện để thực hiện các bƣớc và các biện pháp cải cách cụ thể. Quan điểm về tƣ duy chính trị là định hƣớng, là kim chỉ nam cho nội dung và chỉ đạo thực hiện luật pháp và chính sách cụ thể.

a. Cần có cách nhìn mới về bóc lột.

"Bóc lột" là vấn đề cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế sản xuất hàng hoá trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Sở hữu tƣ nhân đƣợc coi là nguồn gốc của bóc lột của nhà tƣ bản đối với ngƣời dân lao động. Tuy nhiên, thực tiễn trong hơn 15 năm qua đang đặt ra hàng loạt các câu hỏi cần có giải đáp hợp lý.

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; đồng thời phân phối theo đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội". Nhƣ vậy, phân phối căn cứ vào (i) lao động, (ii) hiệu quả kinh tế, (iii) đóng góp vốn và (iv) các yếu tố khác có thể là quyền sử dụng đất, tri thức và kinh nghiệm, công nghệ và bí quyết kỹ thuật v.v... Phải thừa nhận rằng khẳng định nói trên là

một bƣớc tiến về tƣ duy so với quan niệm truyền thống về chế độ phân phối trong chính trị kinh tế học Mác - Lênin. Tuy vậy, có lẽ quan điểm nói trên cần bổ sung thêm một số ý. Một là, lao động, vốn và các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất xét cho cùng cũng là hàng hoá, cũng bị chi phối bởi quan hệ cung cầu; và mặt hàng nào khan hiếm hơn so với nhu cầu thì giá của mặt hàng đó phải cao hơn. Hai là, không chỉ ngƣời lao động, mà cả những ngƣời chủ tƣ liệu sản xuất cũng đóng góp sức lao động vào quá trình sản xuất. Những ngƣời lao động có thể chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất khoảng 8 giờ/ngày (trừ trƣờng hợp làm thêm giờ). Nhƣng chủ sở hữu doanh nghiệp có thể phải trăn trở, suy nghĩ liên tục về công việc; họ có thể phải "làm" ngay cả "khi ăn" và "khi chơi". Công việc của họ không kém phần vất vả, nặng nhọc so với công việc của những ngƣòi khác. Còn giá trị công việc của họ, thì nhƣ dân gian thƣờng nói "một ngƣời lo bằng cả kho ngƣời làm". Độ khan hiếm của từng yếu tố sản xuất và lao động của ngƣời chủ tƣ liệu sản xuất với cƣờng độ, mức độ và giá trị của nó cần phải đƣợc tính đến trong tƣ duy về phân phối. Nhƣ vậy, ngƣời lao động là một phần của quá trình sản xuất; phần họ đƣợc hƣởng không chỉ phụ thuộc vào sức lao động, hiệu quả lao động mà cả độ khan hiếm của sức lao động so với các yếu tố sản xuất khác.

Với những bổ sung về chế độ phân phối nhƣ trình bày trên đây, quan niệm bóc lột trong quá trình xây dựng kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa cùng cần có thay đổi. Bóc lột chỉ xảy ra khi ngƣời phải làm việc trong môi trƣờng lao động không có đủ các điều kiện về vệ sinh và an toàn nhƣ quy định của pháp luật và không đƣợc trả lƣơng tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra. Hiện tƣợng bóc lột theo quan niệm nhƣ vậy có thể xảy ra ở trong doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngƣời và cả doanh nghiệp của khu vực kinh tế tƣ nhân. Tại cùng một doanh nghiệp, hôm nay không có bóc lột, nhƣng ngày hôm sau, điều kiện thay đổi, thì có thể xảy ra bóc lột.

Ở Trung quốc khái niệm "bóc lột" đã không còn đƣợc sử dụng trong tất cả các văn kiện của Đảng cộng sản Trung Quốc, và "bóc lột" không còn mang tính giai cấp, không phải là sự bóc lột của tƣ bản đối với lao động. Do đó, cách xử lý về vấn đề "bóc lột" cũng theo hƣớng khác rộng hơn, tức là theo quan điểm công bằng xã hội. Đảng sẽ tìm kiếm và thực hiện chủ trƣơng, giải pháp giảm nghèo đói, giảm và đi đến xoá bỏ bất công, chênh lệch quá mức về giàu nghèo, xây dựng xã hội ngày càng công bằng hơn.

b. Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Sau 15 năm đổi mới, địa vị và quy mô của các thành phần kinh tế ngòi quốc doanh đã ngày càng lớn mạnh. Tuy vậy, quan điểm của Đảng vẫn coi kinh tế nhà nƣớc có vai trò chủ đạo; và kinh tế nhà nƣớc kết hợp với kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là kinh tế hợp tác xã, ngày càng trở thành nền tảng. Điều đáng nói là cho đến nay, khái niệm “vai trò chủ đạo” vẫn chƣa đƣợc lý giải một cách khoa học, nhất quán và rõ ràng. Nội hàm của khái niệm “nền tảng” hầu nhƣ chƣa đƣợc xác định. Chính vì vậy về địa vị, vai trò kinh tế của kinh tế nhà nƣớc và kinh tế hợp tác luôn tạo ra nghi ngờ về quan điểm đối xử bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, về tính ổn định và nhất quán trong chính sách của Đảng về các thành phần kinh tế. Từ quan điểm nói trên, có thể suy ra các thành phần kinh tế khác chỉ là bổ sung với địa vị ngoại vi, không phải là nền tảng. Điều đáng nói thêm là, trong khi về đƣờng lối, Đảng ta vẫn luôn khẳng định kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng; thì trên thực tế, uy tín của doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung, một bộ phận chủ yếu của kinh tế nhà nƣớc, đang ngày càng giảm trong đánh giá của nhân dân và dƣ luận xã hội. Nói cách khác, vai trò và tác động trực tiếp, thực tế của doanh nghiệp nhà nƣớc đã không thể hiện đúng, thậm chí còn rất xa so với kỳ vọng của xã hội và vai trò chính trị của nó trong đƣờng lối kinh tế của Đảng. Vì vậy, đã đến lúc phải xác định rõ, nhất quán và phù hợp với thực tế nội hàm của “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nƣớc. Vai trò chủ đạo nên giải thích và phát triển theo hƣớng phát huy tối đa địa vị và lợi thế của doanh nghiệp nhà nƣớc đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời, không làm giảm vai trò hoặc hạn chế quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. “Vai trò chủ đạo” có thể hiểu bao gồm các đặc tính sau:

Một là, chủ đạo không phải là có tỷ trọng lớn và ngày càng lớn hơn trong GDP, mà là năng suất, chất lƣợng, khả năng thúc đẩy phát triển và chuyển giao công nghệ. Doanh nghiệp nhà nƣớc sẽ đƣợc thành lập và phát triển trong các ngành công nghệ cao mà tƣ nhân trong nƣớc chƣa có khả năng đảm nhận nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Trong các lĩnh vực này, vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc sẽ giảm dần cùng với sự lớn mạnh và phát triển về công nghệ của tƣ nhân trong nƣớc.

Hai là, với vai trò là “bà đỡ” cho kinh tế thị trƣờng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, doanh nghiệp nhà nƣớc trƣớc hết và chủ yếu chỉ thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của

nền kinh tế, trong các ngành, lĩnh vực mà tƣ nhân, cả trong và ngoài nƣớc, chƣa hoặc không muốn đầu tƣ.

Ba là, việc tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc trong các lĩnh vực kể trên hoàn toàn không có nghĩa hạn chế, hay ngăn cản sự tham gia của các thành phần kinh tế khác; mà trái lại, cùng hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để kinh tế tƣ nhân, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực dịch vụ kết cấu hạ tầng, các ngành công nghệ cao; không hạn chế cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác đối với doanh nghiệp nhà nƣớc bằng các biện pháp hành chính.

Xác định rõ nội hàm của “vai trò chủ đạo” với các đặc điểm trên đây có thể tạo ra tác động tích cực đối với môi trƣờng kinh doanh cho khu vực kinh tế tƣ nhân. Trƣớc hết, nó sẽ giảm, và dần xoá bỏ tâm lý “sợ lớn”, hay “không muốn lớn” của không ít các chủ doanh nghiệp của tƣ nhân. Sự thay đổi đó sẽ góp phần làm cho ngƣời đầu tƣ tƣ nhân bỏ vốn đầu tƣ nhiều hơn; thúc đẩy tích tụ, tập trung vốn, tạo ra kinh tế quy mô, nâng cao thêm năng lực cạnh tranh. Về phía cơ quan nhà nƣớc, xác định rõ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ kiến nghị trên đây sẽ góp phần giảm bớt do dự, tăng thêm tính cƣơng quyết, nhất quán trong chỉ đạo và thực hiện cổ phần hoá, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp nhà nƣớc; đồng thời, hạn chế đƣợc nguy cơ sử dụng quyền lực nhà nƣớc, hạn chế quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế khác để bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc kém hiệu quả. Còn về phía xã hội nói chung, việc xác định rõ “vai trò chủ đạo” nhƣ trình bày trên đây sẽ góp phần tạo ra nhận thức xã hội thống nhất về vai trò của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; qua đó, thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ, thống nhất của dƣ luận xã hội đối với các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để những tổ chức, cá nhân có quan tâm có cơ sở để đấu tranh với những hành vi, thái độ phân biệt đối xử, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh (Trang 80)