Quan điểm chung về phát triển Kinh tế tư nhân của Tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh (Trang 73 - 76)

- Điều kiện đất đai: Với tổng diện tích là 796,25 km (tƣơng đƣơng với 79,625 ha) trong đó:

3.1.1 Quan điểm chung về phát triển Kinh tế tư nhân của Tỉnh Bắc Ninh

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định rõ những quan điểm lớn cho việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó có KTTN:”Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo ”

Đối với KTTN, Đại hội đã xác định rõ : “Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài.Nhà nƣớc tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các daonh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn...Khuyến khích phát triển

kinh tế tƣ bản tƣ nhân rộng rãi trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tƣ bản tƣ nhân phát triển trên những định hƣớng ƣu tiên của Nhà nƣớc...”.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị Trung ƣơng 5 khoá IX đã xác định những yêu cầu quan trọng trong phát triển KTTN thời gian tới là: “Khuyến khích KTTN phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, có mức tăng trƣởng bình quân hàng năm cao hơn hiện nay, đầu tƣ nhiều hơn vào khu vực sản xuất, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau, với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Quan điểm phát triển kinh tế tƣ nhân đƣợc thể hiện rõ nét trong Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ của Tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là:

Thứ nhất, kinh tế tƣ nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế của Tỉnh.

Phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân đƣợc coi là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hƣớng XHCN trong đó kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tƣ nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triền kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá nâng cao nội lực của Bắc Ninh và cả nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm này thể hiện tính nhất quán của Đảng ta về vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tƣ nhân trong việc phát huy nội lực tạo sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế – xã hội của đất nƣớc.

Cần phải xoá bỏ những định kiến mặc cảm do quá khứ để lại đối với thành phần kinh tế này. Phải thay đổi một cách căn bản thang giá trị một cách công bằng các lực lƣợng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bất luận họ thuộc thành phần kinh tế nào.

Trên quan điểm đó, lãnh đạo Tỉnh đã tạo môi trƣờng kinh tế, xã hội, pháp luật để các doanh nghiệp tƣ nhân có thể phát huy tối đa tiềm năng và nguồn lực của mình cho sự phát triển vì lợi ích của họ và của toàn xã hội.

Thứ hai, lãnh đạo Tỉnh tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, khuyến

khích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hƣớng, quản lý sự phát triển kinh tế tƣ nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Khuyến khích tối đa, không hạn chế sự phát triển rộng rãi của kinh tế tƣ nhân trong những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không hạn chế phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn. Tạo điều kiện để kinh tế tƣ nhân ngày càng đi vào sản xuất, kinh doanh, áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao sức cạnh tranh ở thị trƣờng trong nƣớc và trên thị trƣờng thế giới. Các hộ kinh doanh cá thể đƣợc nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để phát triển ở cả nông thôn và thành thị, các hộ này trong quá trình phát triển có thể hình thành các tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển thành các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân.

Các loại hình doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân đƣợc lãnh đạo Tỉnh tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý và tâm lý xã hội để phát triển rộng rãi, không hạn chế về quy mô, nhất là những lĩnh vực mà nhà nƣớc ƣu tiên, đồng thời khuyến khích chuyển thành công ty cổ phần bán cổ phần cho ngƣời lao động thực hiện liên doanh, liên kết với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nƣớc. Nhằm tạo ra môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh bình đẳng. Lãnh đạo Tỉnh tiếp tục bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Mặt khác, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc để kinh tế tƣ nhân có thể thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với các ngành, các vùng, sản phẩm và dịch vụ cần ƣu tiên hoặc khuyến khích phát triển. Chính sách của Tỉnh tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng, tạo mội trƣờng pháp lý và chính sách ổn định, thông thoáng phù hợp với nhiều trình độ phát triển, khuyến khích việc phát huy quyền tự chủ sáng tạo, tự do kinh doanh theo pháp luật.

Thứ ba, Nhà nƣớc tăng cƣờng quản lý, xử lý nghiêm minh các vi phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trên cơ sở pháp luật đôi bên cùng có lợi. Tôn vinh những ngƣời làm ăn chân chính, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích ngƣời lao động. Đồng thời chăm lo, bồi dƣỡng, giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc gắn bó với lợi ích của đất nƣớc và sự nghiệp xây dựng CNXH.

Thứ tƣ, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, các Hịêp hội nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế tƣ nhân.

Xây dựng các tổ chức chính trị, xã hội trong các doanh nghiệp tƣ nhân nhƣ tổ chức Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên.... để thực hiện mối liên hệ giữa Đảng, quần chúng và chủ doanh nghiệp tƣ nhân, giải quyết những vấn đề kinh tế ,xã hội, ổn định, phát triển lành mạnh ở các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân, giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp tƣ nhân với nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân với ngƣời lao động.

Thứ năm, về môi trƣờng thể chế, yêu cầu phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế ; đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán quan điểm của Đảng trong phát triển KTTN; đảm bảo tính minh bạch, ổn định của pháp luật (theo hƣớng ngày càng tốt hơn cho kinh doanh); và phải tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc để KTTN phát triển.

Theo tinh thần đó, cần phải quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tƣ nhân không đƣợc phép kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện , quy định bãi bỏ một số giấy phép và chứng chỉ hành nghề không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp, xác đinh rõ trách nhiệm của cơ quan, Nhà nƣớc trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của KTTN, quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh đối với vi phạm của đơn vị KTTN,và những vi phạm của cơ quan, cán bộ Nhà nƣớc trong thi hành công vụ.

Thứ sáu, về môi trƣờng tâm lý xã hội, yêu cầu cần phải làm tốt việc tuyên truyền trong xã hội đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với việc phát triểnKTTN, cổ vũ và biểu dƣơng kịp thời những gƣơng tốt trong kinh doanh, bảo hộ những ngƣời làm ăn chân chính, không để nhĩng hành vi phạm pháp luật làm tổn hại đến sự phát triển của họ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)