Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn đảng, và toàn xã hội.
2.2.1.1. Thiết lập thể chế, chính sách bảo vệ môi trường
. Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường được xây dựng và ban hành ngày càng hoàn thiện.
- Trước hết, là những văn kiện quan trọng của Đảng chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường của nước ta. Trong các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ X đều có những đoạn nêu rõ đường lối, quan điểm và những nhiệm vụ lớn của nước ta trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đất nước, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội.
Trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường, ngày 20/6/1998 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) ra chỉ thị số 36 - CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đã đặt ra các mục tiêu, xác định các quan điểm và giải pháp cụ thể chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường của nước ta. Chỉ thị 36 - CT/TW đã được triển khai đến mọi ngành, mọi cấp, đến tận mọi cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội cùng chung sức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra Nghị quyết số 41 - NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhấn mạnh thêm tầm quan trọng đặc biệt của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của Việt Nam. Nghị quyết nêu rõ 5 quan điểm về bảo vệ môi trường, xác định các mục tiêu tổng quát và 5 nhiệm vụ chung định hướng cho các chính sách lớn về bảo vệ môi trường cần cụ thể hoá, đưa ra 7 giải pháp chính cần thực hiện.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội (khoá IX) thông qua ngày 27/12/1993 là một dấu mốc quan trọng trong việc thể chế hoá các quan điểm về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững ở nước ta. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội (Khoá XI) kỳ họp thứ 8 ngày 29/5/2005 thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
Các luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường cũng lần lượt được ban hành, như: Bộ luật hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/7/2000, trong đó Chương XVII - các tội phạm về môi trường; Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1981); pháp lệnh bảo vệ đê điều (1989); pháp lệnh thu thuế tài nguyên (1989);
pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (1989); luật bảo vệ và phát triển rừng (1991); sửa đổi (2004); luật đất đai (1993; sửa đổi 2003); luật dầu khí (1993); pháp lệnh thú y (1993); pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993); pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (1996); luật khoáng sản (1996); luật tài nguyên nước (1998); luật khuyến khích đầu tư trong nước (1999); v.v…
- Các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia về bảo vệ môi trường được xây dựng và các ngành, các địa phương đều có kế hoạch, chương trình cụ thể thực hiện.
. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được xây dựng đồng bộ từ trung ương đến địa phương và cơ sở.
Thời kỳ những năm 80, công tác bảo vệ môi trường do một vụ thuộc uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước phụ trách. Năm 1993 đã thành lập cục môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Đến năm 2002, Bộ tài nguyên và Môi trường được thành lập; đồng thời cũng có quyết định thành lập Quỹ môi trường Việt Nam.
Ở các Bộ, ngành, các Vụ khoa học và Công nghệ đều có chức năng quản lý về công tác bảo vệ môi trường trong ngành mình. Các tỉnh, thành phố trước đây có Phòng Môi trường nằm trong Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường; từ đầu năm 2003 đã thành lập Sở tài nguyên và Môi trường theo hệ thống ngành từ trung ương. Cấp quận, huyện, thị xã có cán bộ chuyên trách về môi trường trong cơ quan quản lý về đất đai - tài nguyên và môi trường thuộc Uỷ ban Nhân dân.
. Công tác thanh tra môi trường đã được tiến hành đều đặn trong những năm gần đây. Nhiều đợt thanh tra diện rộng, thanh tra định kỳ được tiến hành ở các tỉnh, các khu công nghiệp, tại nhiều xí nghiệp và khu dân cư. Các cuộc thanh tra này đã thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường tại địa phương và cơ sở tiến hành tốt hơn, đồng thời cũng phát hiện và xử lý nghiêm túc những hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiến nghị những giải pháp cần thiết kịp thời để ngăn chặn tình trạng gia tăng ô nhiễm.
Riêng năm 1997 đã thanh tra hơn 8.000 xí nghiệp, khoảng 50% xí nghiệp đã bị xử phạt do gây ô nhiễm vượt giới hạn cho phép, 54 xí nghiệp đã buộc phải
đóng cửa. Đã đánh giá và phân thành 3 nhóm xí nghiệp: các xí nghiệp được tiếp tục hoạt động, các xí nghiệp có thể tiếp tục hoạt động nhưng phải có kế hoạch cải thiện môi trường, các xí nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc di dời địa điểm.
Báo cáo hiện trạng môi trường được thực hiện thường xuyên hàng năm và có nền nếp thống nhất từ trung ương đến địa phương.
. Đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng. Ngoài
mức đầu tư từ ngân sách nhà nước (hiện nay mới chỉ đạt 0,1%, tiến tới nâng lên theo Nghị quyết số 41 - NQ - TW là 1% tổng chi ngân sách), còn có các nguồn đầu tư khác; thực hiện các hình thức thu phí bảo vệ môi trường đối với một số nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải,…; tiến hành thu phí tài nguyên theo quy định của pháp luật.
2.2.1.2. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Dưới đây là một số công cụ cơ bản đã và đang được sử dụng tại Việt Nam:
* Thuế tài nguyên: Ngoài mục đích kinh tế, mục đích môi trường của thuế tài nguyên là nhằm hạn chế những nhu cầu không thực sự cần thiết và xác định mức tối đa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích những hành vi bảo đảm sự phát triển bền vững. Năm 1998, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi (theo Quyết định số 05/ 1998/PL - UBTVQH 10 ngày 16 - 4 - 1998 của uỷ ban Thường vụ Quốc hội ). Pháp lệnh gồm 8 chương, 21 điều quy định khá chi tiết và cụ thể.
* Thuế, phí môi trường: Để phân biệt thuế môi trường với thuế tài nguyên, cần hiểu thuế môi trường là loại thuế sử dụng để kiểm soát ô nhiễm, mục tiêu của thuế môi trường đòi hỏi những người gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho xã hội phải trả tiền cho việc gây ra thiệt hại đó.
Phí môi trường là các loại phí chủ yếu được tính theo lượng phát thải ra môi trường gây ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường hoặc từ sản lượng quy ra chất thải gây ô nhiễm. Pháp lệnh phí và lệ phí ban hành ngày 28-8-2001 và bắt đầu thực hiện từ 01-01-2002 trên cơ sở hướng dẫn thi hành của Nghị định
57/2002/NĐ-CP ngày 03-03-2002 về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Hiện nay, phí môi trường của Việt Nam cơ bản có hai loại:
- Phí nước thải: Là công cụ kinh tế đang được triển khai trong cả nước trên cơ sở nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13-6-2003 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Phí rác thải đô thị: Là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm, chủ yếu sử dụng ở khu vực đô thị, việc quy định thu phí do UBND thành phố hoặc các tỉnh quy định, do vậy mức thu phí có thể khác nhau và phụ thuộc vào từng địa phương.
* Ký quỹ môi trường: Loại công cụ này chúng ta đã có thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT- BTC- BCN- BKHCNMT ngày 22-10-1999 về hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Trong đó, về cơ bản có 5 nội dung gồm: đối tượng và mục đích của việc ký quỹ; căn cứ, phương pháp xác định mức tiền ký quỹ; trình tự thủ tục ký quỹ; quản lý sử dụng tiền ký quỹ và tổ chức thực hiện. Có thể thấy văn bản này quy định khá rõ ràng và rất cụ thể cho các đối tượng thực hiện khai thác khoáng sản.
Thực tế vận hành cho thấy, từ khi Thông tư này có hiệu lực đến nay nhiều tổ chức được cấp phép khoáng sản đẫ đi vao hoạt động khai thác nhưng không thực hiện nghĩa vụ ký quỹ khôi phục môi trường. Những hành vi vi phạm về ký quỹ khôi phục môi trường cũng không được xử lý theo quy định. Đối với một số lĩnh vực khác, như khai thác rừng, khai thác hải sản tự nhiên... chúng ta vẫn chưa có chế tài cho phục hồi môi trường thông qua ký quỹ môi trường.
* Quỹ môi trường: Là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến cho mục đích bảo vệ môi trường, hai loại quỹ cơ bản là:
- Quỹ môi trường quốc gia: Được thành lập theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTgngày 26-06-2002 để huy động vố từ các tốt chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận vốn đầu tư của nhà nước nhằm hỗ trợ các chương
trình, dự án, hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Quỹ môi trường Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004, đã hình thành bộ máy hoạt động cùng với những cơ chế chính sách để hình thành bộ máy đó. Trong quá trình hoạt động, Quỹ cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc về nhân lực, cơ chế cho vay cũng như nguồn vốn bổ sung ngoài vốn điều lệ, khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá công nghệ của các dự án vay vốn…
- Quỹ môi trường địa phương: ở nước ta có thể kể đến Quỹ môi trường Hà Nội, Quỹ môi trường TP. Hồ Chí Minh. Quỹ môi trường Hà Nội được hình thành trên cơ sở hỗ trợ của dự án VIE/97/007 với vốn điều lệ ban đầu là 100.000USD. Hiện tại, Quỹ này do Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội quản lý, chủ yếu hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố với lãi suất ưu đãi nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Quỹ môi trường TP. Hồ Chí Minh có số vốn ban đầu lớn hơn, mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sạch hơn.
Các cơ chế tài chính khác cũng là một dạng của công cụ kinh tế được sử dụng cho bảo vệ môi trường như đầu tư cho bảo vệ môi trường, thưởng, phạt cho ô nhiễm môi trường.
2.2.1.3. Gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội
Để đảm bảo quá trình phát triển bền vững, cần thiết phải xác lập sự cân đối giữa các yếu tố kinh tế - xã hội- môi trường, kết hợp Chiến lược bảo vệ môi trường và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hoà ở tất cả các cấp.
Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cùng có mục đích thống nhất là vì sự phát triển bền vững của xã hội. Nhưng lại có mâu thuẫn với nhau khi lựa chọn các giải pháp để thực hiện mục đích đó. Thống nhất và mâu thuẫn đó là tất yếu đòi hỏi con người luôn phải cân nhắc khi chọn lựa những giải pháp cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Khi cân nhắc phương án phát triển kinh tế - xã hội cho tăng trưởng phải đồng thời gắn với các công tác bảo vệ môi trường, nhất là những vấn đề môi
trường mới nảy sinh do phương án phát triển kinh tế - xã hội đó gây ra. Phương án phát triển nào cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển để tăng trưởng; bảo vệ môi trường cũng là để tăng trưởng. Bảo vệ môi trường phải là một điều kiện trong cân nhắc của bất cứ phương án phát triển kinh tế - xã hội nào; giải pháp bảo vệ môi trường phải là một bộ phận bắt buộc của phương án phát triển kinh tế - xã hội.
Biết lựa chọn cái cần hy sinh khi có mâu thuẫn giữa giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Mâu thuẫn không bao giờ là không có, tuỳ thuộc quan điểm khi cân nhắc, nếu biết chú ý cả yêu cầu tăng trưởng và yêu cầu bảo vệ môi trường thì mức độ mâu thuẫn không đến mức không thể chấp nhận được; còn nếu chỉ chú ý vào yêu cầu một phía sẽ làm tăng mức căng thẳng của mâu thuẫn.
Tóm lại, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở rộng hội nhập với sức ép của toàn cầu hoá kinh tế quốc tế can thiệp mạnh vào nền kinh tế của từng quốc gia, thì không thể mỗi địa phương, thậm chí mỗi quốc gia, có thể nghĩ đến việc muốn phát triển cơ cấu kinh tế toàn diện để không lệ thuộc nhờ cậy vào cơ sở kinh tế của địa phương khác, quốc gia khác. Mở rộng và tăng cường quan hệ kinh tế giữa các địa phương, giữa các quốc gia để cùng phát triển và tạo nên khả năng thoả mãn nhu cầu ngày càng phong phú của đời sống xã hội là một xu thế tất yếu của xã hội phát triển hiện đại.
2.2.1.4. Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường
Đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực, được Việt Nam rất coi trọng. Các nội dung về giáo dục môi trường cũng được sớm định hình và đưa vào giảng dạy trong các trường học kể từ bậc mẫu giáo. Bậc đại học và đào tạo sau đại học đã mở thêm các ngành đào tạo về môi trường ở nhiều trường đại học với quy mô tăng lên rất nhanh chóng.
Nhiều hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi đã liên tiếp được tiến hành. Những cuộc mít tinh đông đảo lực lượng các thành phần dân chúng tham
gia nhân tổ chức các ngày về bảo vệ môi trường, các hoạt động triển lãm, nhiều cuộc hội thảo khoa học trong nước và có các đại biểu quốc tế tham dự về các chủ đề bảo vệ môi trường. Ngày môi trường Thế giới 5/6 được tổ chức hàng năm với những hoạt động thiết thực thu hút hàng triệu người khắp nơi tham gia. Những đợt tổ chức nhân Ngày nước sạch thế giới, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, các phong trào "Vì thành phố Xanh- Sạch- Đẹp", "Sạch làng tốt ruộng", xây dựng 3 công trình nông thôn hố xí- nhà tắm- giếng nước, các hoạt động vận động dọn vệ sinh chung đường phố hàng tuần, vận động không đổ rác ra đường và giữ gìn đường phố sạch sẽ...liên tiếp tác động và động viên lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và đóng góp thực sự vào hoạt động bảo vệ môi trường. Với sự nỗ lực liên tục của mọi cấp, của đoàn thể cộng đồng