Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam dưới tác động của công nghiệp hoá,

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 57)

2.1.2.1. Suy thoái và ô nhiễm môi trường * Suy thoái và ô nhiễm môi trường đất.

Việt Nam có gần 33 triệu ha đất tự nhiên với 3/4 lãnh thổ là đồi núi và trung du, trong đó trên 50% diện tích đất ở vùng đồng bằng (khoảng 3,2 triệu ha) và trên 60% diện tích vùng đồi núi (13 triệu ha) bị suy thoái và ô nhiễm đất. Suy thoái và ô nhiễm môi trường đất diễn ra ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

Hà Nội (trước khi mở rộng - tháng 8/2008) với diện tích 43000ha nhưng mới chỉ dành riêng 120 nơi tập trung rác trong khi có gần 2 triệu dân. Mỗi ngày Hà Nội có khoảng 2000 m3 rác thải, 400.000m3 nước thải công nghiệp… Có 24 bệnh viện lớn và hàng nghìn phòng khám hàng ngày đổ ra cống rãnh chất thải bệnh viện chưa qua xử lý. Còn tại khu vực nội thành Hà Nội vẫn còn nhiều gia đình chưa có nhà vệ sinh riêng. Hà Nội hiện có hàng ngàn dự án của hàng chục nước đầu tư xây dựng nhưng rất ít dự án đề cập đến vấn đề xử lý chất thải.

Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố đông dân nước ta - mỗi ngày sản sinh ra hơn 3000 tấn rác, đặc biệt nghiêm trọng là trong đó có từ 80 - 200 tấn rác từ các bệnh viện. Dự kiến năm 2010, mỗi ngày thành phố phải xử lý gần chục nghìn tấn rác thải.

Rác và chất thải bẩn là thành phần cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra còn do những tập quán lạc hậu từ bao đời nay để lại chưa xoá sạch cũng góp phần làm cho môi trường đất bị ô nhiễm như phóng uế bừa bãi, vứt bỏ những chất độc hại không đúng nơi quy định… Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá phát triển nhanh, quy mô các thành phố hiện có không đủ sức cho dân số hiện tại, thêm vào là làn sóng di cư đến các thành phố tìm việc làm cũng góp phần không nhỏ làm ô nhiễm đất ở thành phố.

Không chỉ đất ở thành phố lớn mà ở các địa phương khác cũng bị ô nhiễm do người dân tác động. Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, phương thức canh tác

trước đây chủ yếu sử dụng các loại phân hữu cơ, thuốc diệt cỏ làm bằng phương pháp thủ công nên nhìn chung độ phì của đất vẫn đảm bảo. Hiện nay khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến làm cho năng suất được nâng cao nhưng cũng là nguyên nhân chính làm nghèo chất dinh dưỡng của đất và làm ô nhiễm môi trường đất. Có nhiều diện tích đất trở nên bạc màu, ô nhiễm do độc tố từ phân bón, thuốc trừ sâu thấm vào đất mà không tiêu huỷ được. Đất còn bị ô nhiễm do tình trạng sử dụng máy móc như máy cày, máy bơm… vì trong quá trình vận hành do nhiều nguyên nhân dầu có thể bị rò rỉ loang ra ruộng hoặc do người sử dụng không ý thức được đã đổ dầu cặn, dầu thừa bừa bãi ra ruộng hoặc do sơ suất làm đổ dầu.

Có thể nói kiểu khai thác tài nguyên đất và rừng của vùng núi phía Bắc trước đây về cơ bản không phù hợp với quy luật tự nhiên và do vậy, việc khai thác tài nguyên ở đây trong quan hệ với việc mở rộng vùng kinh tế mới rốt cuộc đã làm cạn kiệt và phá hoại 2 loại tài nguyên chủ yếu là đất và rừng, làm cho đất trơ, bị xói mòn, rửa trôi dẫn tới bạc màu và bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân tác động. Đã có hàng trăm hecta đất trở thành đất trống đồi trọc, trong thời gian qua, nhiều vùng đất bị ô nhiễm do phá rừng, làm xói mòn đất, không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên tại chỗ mà điều quan trọng là làm mất cân bằng sinh thái và môi trường của một vùng rộng lớn.

Ở các tình Tây Nguyên như Đắc Lắc, Gia Lai, trong nhiều năm qua nhiều diện tích đất bạc màu bị ô nhiễm bởi cách sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và máy móc. Đặc biệt ô nhiễm đất ở Tây Nguyên còn bị tác động bởi rác thải. Những năm gần đây, trước sự gia tăng dân số, các tỉnh Tây Nguyên cũng có mật độ dân số tăng nhanh nên rác thải cũng tăng dẫn tới đất bị ô nhiễm.

Nhìn chung, đất ở nước ta được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, song trên thực tế do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân phát triển kinh tế nên nhiều diện tích đất bị ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay chúng ta có khoảng 6 - 7 triệu ha đất trống đồi trọc. Đặc biệt nghiêm trọng là có 440.800 ha đã hoàn toàn

bị xói mòn, trơ sỏi đá, không có khả năng trồng trọt (chiếm 1,35% diện tích tự nhiên cả nước). Nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) gần 10 năm đã chặt 85.590ha rừng bồ đề, mỡ, tre nứa để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Riêng lưu vực sông Hồng, để xây dựng những công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà (Hoà Bình), Thác Bà trên sông Chảy cũng đã chặt phá hàng triệu ha rừng đầu nguồn từ đó góp phần làm cho cường độ thoái hoá, bào mòn mặt đất trên lưu vực đầu nguồn ngày một tăng.

* Suy thoái và ô nhiễm môi trường nước.

Nước rất cần cho sự sống, ngoài ra nước còn chứa đựng những tiềm năng khai thác như duy trì độ ẩm của đất, tưới tiêu cho nông nghiệp, sử dụng trong các ngành công nghiệp, tạo ra các tiềm năng và danh lam thắng cảnh văn hoá khác. Do nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nên nước có vị trí đặc biệt quan trọng.

Nước ta có trữ lượng nước ( nước mặt, nước ngầm) khá lớn, khoảng 310 tỷ m3 nước mưa, 520 tỷ m3 nước sông. Tổng trữ lượng có khả năng khai thác của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ khoảng 60 tỷ m3/ năm. Tuy nhiên sự phát triển nhanh của công nghiệp hoá, đô thị hoá, gia tăng dân số đã làm cho chất lượng nước đã có những suy thoái khá nghiêm trọng. Chỉ riêng hơn 70 khu vực công nghiệp và hơn 1000 bệnh viện trên cả nước mỗi ngày đã thải ra hàng triệu m3 nước thải ra môi trường mà không qua xử lý làm nhiều nguồn nước trên phạm vi cả nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dự báo lượng nước thải ra sẽ tăng gấp nhiều lần trong những năm tới.

Do nhầm lẫn cho rằng nước là tài nguyên vô tận nên người dân Việt Nam khai thác nguồn nước tối đa phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nghịch lý ở chỗ rất nhiều người dân sống ở hai bên bờ sông ăn uống nước bằng nước sông nhưng lại thải nước sinh hoạt ra chính con sông ấy. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, dù của nhà nước hay tư nhân cũng đều coi sông, hồ là nơi chứa nước thải rẻ mà hữu hiệu nhất. Rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng nguồn nước như vật hy sinh cho mục tiêu kinh tế của mình. Lẽ dĩ nhiên sẽ dẫn đến thực trạng suy giảm nguồn nước và ô nhiễm nước như hiện nay.

Môi trường nước ở nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống các sông hồ chảy trong nội địa. Phần lớn chất lượng nước sông ở nước ta thuộc loại B nhưng có một số sông ngòi ở Trung Bộ còn đạt tiêu chuẩn loại A và sạch hơn các sông ngòi ở Nam Bộ. Nước các sông chảy qua các thành phố ở Nam Bộ bị ô nhiễm hơn các sông ở Bắc Bộ. Trong các sông đã quan trắc thì các sông bị ô nhiễm nhất là sông Cấm, sông Trâu Bạc (Hải Phòng), sông Quan Lộ, sông Tắc Thủ (Cà Mau)…

Nhìn chung ô nhiễm nước sông ở nước ta chủ yếu biểu hiện về ô nhiễm chất hữu cơ, hàm lượng các chất NH4+, NO3- thường cao hơn 2 - 4 lần. Qua số liệu quan sát đã phát hiện các hoá chất bảo vệ thực vật trong nước mặt, có nơi hàm lượng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Đặc điểm của hệ thống thoát nước đô thị hiện nay là hệ thống thoát nước chung hỗn hợp. Nó được bảo dưỡng kém và không theo kịp tốc độ tăng dân số đô thị. Mức độ bao phủ của hệ thống thu gom nước thải còn rất thấp, chỉ đạt 20 - 35% tại Hà Nội, và 50 - 60% tại Hải Phòng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống này chỉ phục vụ cho khu vực ở trung tâm thành phố. Hiện nay cả nước mới có 44% số hộ ở đô thị có đường ống thoát nước chung, trong đó các đô thị ở miền Bắc là 27% và ở miền Nam là 52%. Khoảng 46% nước thải từ các công trình vệ sinh các hộ gia đình được xử lý bằng bể phốt, trong khi 54% còn lại và 100% nước thải sinh hoạt không được xử lý. Hiện có rất ít các cơ sở công nghiệp và bệnh viện có trạm xử lý nước thải. Khoảng 90% lượng nước thải công nghiệp được đưa trực tiếp vào môi trường mà không hề qua một công đoạn xử lý nào, trong đó có rất nhiều chất độc hại có nguy cơ tiềm ẩn, và tích tụ lâu dài trong môi trường. Các chất thải gây ô nhiễm nguồn nước được tạo ra từ nhiều nguồn: do hoạt động của dân cư, trong sinh hoạt, bệnh viện… nhưng chủ yếu vẫn là trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp… Đó là mối lo ngại đối với dân cư đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở các đô thị xảy ra là trầm trọng, nhất là khu vực có dân cư đông đúc sống bao quanh và những khu vực đô thị có kết cấu hạ tầng yếu kém hoặc khu dân cư nghèo. Nguồn nước thải một phần được đổ vào đường ống thải ra ao, hồ,

sông biển, một phần thải trực tiếp tại khu ở (Hà Nội có 23,3% số hộ được điều tra thải trực tiếp ra mặt bằng khu ở hoặc xuống mặt nước sông, ngòi, ao, hồ cạnh nhà). Vào mùa mưa, nhiều đô thị bị tràn ngập nước do hệ thống đường ống thoát nước bị tắc hoặc do quá tải khi nước không thoát kịp. Về phân bố, nhìn chung và các đô thị, khu công nghiệp nước ta hầu hết nằm gần lưu vực các sông. Trong số gần 80 đô thị lớn của cả nước thì khoảng 70% số đô thị sử dụng nguồn nước mặt và 30% sử dụng nguồn nước ngầm. Nhưng chính dòng sông cung cấp cho dân cư nguồn nước sinh hoạt lại bị nước thải của thành phố đổ vào. Mức độ ô nhiễm như đã đề cập rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có 71% số giếng khoan khai thác nước ngầm có hàm lượng nhiễm bẩn tăng theo thời gian thậm chí có giếng hàm lượng nhiễm bẩn vượt mức tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần.

Bảng 2: Mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong nước ngầm ở một số tỉnh phía Bắc (% tổng số mẫu nghiên cứu)

Nguyên tố Hà Nội Hải Phòng Nam Định Việt Trì

Hg 80% 100% 87,1% 100% Fe 73% 70% 82,6% 7,1% Mn 48% 33,3% 40,6% 40,7% Pb 7,5% - - - As 27,9% 2,8% - 11,9% Cr 8,3% 5,3% 58,3% - Cd - - - 16,7%

* Suy thoái và ô nhiễm môi trường không khí

Không khí vô cùng quan trọng đối với đời sống, mọi sinh vật tồn tại và phát triển được cũng nhờ vào quá trình hô hấp. Nhưng hiện nay bầu không khí trên trái đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang là vấn đề quan tâm chung của nhân loại.

Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm không khí nói chung đã đến mức báo động, nhất là tại các khu dân cư, khu công nghiệp, đô thị lớn. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở nước ta thì rất nhiều song tựu chung lại là do những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của quá trình phát triển kinh tế và các hoạt động trong đời sống sinh hoạt của dân cư.

Kinh tế phát triển làm quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra nhanh nhưng còn mang tính tự phát và vượt quá sự phát triển của công nghiệp hoá nên ở các khu đô thị không khí bị ô nhiễm nặng nề do sinh hoạt, chất thải của các phương tiện giao thông, do rác thải… trong điều kiện thiếu tiện nghi và điều kiện thiết bị xử lý. ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh lượng bụi trong không khí vượt quá giới hạn cho phép từ 2 - 20 lần, hơi chì từ 6 -10 lần, khí CO2 từ 2 - 5 lần, khí SO2 là 30 lần. Cụ thể ở Hà Nội tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng bắt đầu từ nguyên nhân đô thị hoá nhanh và sự phát triển ồ ạt của nhiều cơ sở kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Tình trạng máy móc sản xuất cũ kỹ, lạc hậu càng làm cho vấn đề ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng. Các cơ sở sản xuất vì lợi ích kinh tế không quan tâm đến đầu tư cải tiến máy móc, công cụ thân thiện với môi trường nên bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng không được quan tâm. ở nhiều khu dân cư như khu vực Thượng Đình, tỷ lệ bụi lên tới 0,3 - 1,0 mg/m3 (vượt quá mức cho phép 2 - 6 lần); SO2: 0,15 - 0,3 mg/m3 (vượt quá mức cho phép 3 - 6 lần); CO2: 2 - 5 mg/m3 (vượt 2 - 5 lần).

Qua điều tra chọn mẫu ở Hà Nội cho thấy có 56% số hộ bị ảnh hưởng do khói bụi gây nên. Thành phần bụi gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do bụi đất, cát chiếm 82%; bụi than xỉ chiếm 19,7%; bột hoá chất 5,6%, còn lại là bụi khác

3,7%. Các nguyên nhân gây bụi do hệ thống phương tiện giao thông chiếm lớn nhất tới 75,2%, do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15,7%, công trường xây dựng 5,5%, còn các nguyên nhân khác 2,4%. Môi trường không khí cũng rất xấu ở các vùng dân cư quanh các khu chợ hoặc ven các dòng sông nội thị và ở quanh bãi rác thải mới khi các chất hữu cơ bị phân huỷ mạnh. Xét về mặt cư trú, ở một số khu phố cổ mật độ dân số lớn gấp 2 lần so với mật độ cư trú tối đa tiêu chuẩn được quy định cho một đô thị hiện đại. Hệ thống cây xanh ở Hà Nội cũng rất thiếu, bình quân chỉ có 1,1 m2/người nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực. Sự gia tăng nhanh chóng dân số đô thị đã ảnh hưởng tới tình hình kể trên. [28, tr.163].

Kinh tế thị trường phát triển làm cho mức sống của nhân dân cũng được nâng cao, dẫn đến việc bung ra của các phương tiện giao thông tư nhân. Cũng do bị lợi nhuận chi phối, vì những tác động mặt trái của kinh tế thị trường cần phải khấu hao triệt để mọi nguồn tài sản hiện có để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nên các phương tiện giao thông cũ kỹ lạc hậu vẫn được đưa vào sử dụng ở trong nước làm ô nhiễm thêm môi trường không khí do khói xe. Trên các trục giao thông chính của Hà Nội, ô nhiễm do bụi gấp từ 4 - 10 lần, khí CO2, NO2 vượt từ 2 - 4 lần; SO2 vượt 3 - 15 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí của Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh cũng tương tự. Ô nhiễm không khí và tiếng ồn gây ra chủ yếu do hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm các loại xe trong thành phố thải ra khoảng 110.000 tấn xăng, 100000 tấn dầu diezen và thải vào môi trường khoảng 577 tấn bụi, 13,5 tấn chì, 2200 tấn SO2, 2370 tấn NO2, 61110 tấn CO, 630.000 tấn khí CO2… Hầu

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)