Các bước tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị trên các bệnh nhân được điều trị tuỷ răng với hệ thống trâm xoay wave one (Trang 37)

2.3.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm

- Các răng được thu thập cố định trong dung dịch Formol 10%.

- Ngâm các răng vào dung dịch NaClO 5,25% trong 24 tiếng trước khi tạo hình và làm sạch ống tuỷ để loại bỏ các chất bám xung quanh chân răng.

- Làm khô và giữ các răng trong môi trường NaCl 0,9% (đẳng trương). - Đánh số thứ tự ngẫu nhiên cho các răng.

- Tiến hành tạo hình ống tuỷ bằng trâm Wave One và làm sạch ống tuỷ bằng hệ thống Endo Activator với dung dịch NaClO 5,25%.

Sau đó bảo quản các răng trong dung dịch NaCl 0,9% từ 2-4 ngày trước khi trám bít ống tuỷ.

- Trám bít ống tủy

Tiến hành trám bít ống tuỷ theo kỹ thuật ở nghiên cứu lâm sàng, chia làm hai nhóm trong đó: một nhóm được trám bít bằng Gutta- percha có độ thuôn 6%, 8% và một nhóm được trám bằng Gutta- percha nhiệt (thermafil)

Với các răng được trám bít bằng Gutta- percha nhiệt thì tiến hành đo nhiệt độ bên ngoài chân răng ở 1/3 dưới trước và trong khi trám bít, ghi nhận vào phiếu kết quả. Nhiệt kế sử dụng là loại nhiệt kế hồng ngoại đo được bề mặt với dải nhiệt độ là 0-100°C, thời gian mỗi lần đo khoảng 1s.

- Các răng được bảo quản ở môi trường bình thường trong 7 ngày để quá trình đông cứng của vật liệu hàn hoàn tất.

- Chụp X-quang răng trước khi tiến hành khử khoáng theo các chiều ngoài- trong và gần- xa:

* Chụp X-quang theo chiều ngoài- trong: Các răng được đặt nằm ngang trên phim sao cho mặt ngoài thân răng gần song song với mặt phẳng của phim, hướng đầu phát tia X vuông góc với phim.

* Chụp X-quang theo chiều gần- xa: Đặt răng nằm ngang trên phim sao cho mặt gần chân răng ngoài gần song song với mặt phẳng phim, hướng đầu phát tia X vuông góc với phim.

- Tiến hành khử khoáng: Làm sạch các răng theo kỹ thuật Robertson bằng dung dịch acid sulfuric đậm đặc trong 3 ngày. Dung dịch acid sulfuric được thay hàng ngày và lắc đều 6h/lần. Cuối giai đoạn này, tiến hành kiểm tra độ khử khoáng của các mẫu bằng cách dùng kim tiêm 20G chọc vào răng, nếu chọc xuyên qua răng dễ dàng thì coi như đã hoàn thành công đoạn khử canxi.

- Các răng được rửa sạch dưới vòi nước chảy trong 3 giờ rồi ngâm trong dung dịch Ethyl alcohon với nồng độ tăng dần: ở nồng độ 80% qua đêm sau đó lên 90% trong 3 giờ và 100% trong 3 giờ tiếp theo. Rửa sạch các mẫu bằng cách ngâm vào dung dịch methyl salicylate với khoảng thời gian 3 giờ.

- Tiến hành cắt các lát ngang qua chân răng tại các điểm và chụp ảnh từng lát cắt.

- Đúc block: Các răng được vùi trong paraffine tạo thành các block để có thể cắt bằng microtom thành các lát mỏng.

- Mỗi block cắt nhiều lát có độ dầy 4-5µm. Chọn mỗi răng 2 tiêu bản đạt yêu cầu: một tiêu bản nhuộm Hematoxyline- Eosin và một tiêu bản không nhuộm.

- Đánh giá sự sát khít của khối vật liệu so với thành ống tuỷ của các mẫu sau khi nhuộm HE.

2.3.2.2. Nghiên cứu lâm sàng

* Thu thập các thông tin trước điều trị

- Thu thập các đặc trưng cá nhân của bệnh nhân: Họ tên, tuổi, giới, số điện thoại liên lạc.

- Triệu chứng cơ năng: + Đau/không đau.

+ Tính chất đau: đau tự nhiên/đau khi kích thích, đau thành cơn/liên tục, lan/không lan, thời gian đau, thời điểm đau, tần suất đau

+ Mức độ đau: dữ dội, âm ỉ.

+ Các yếu tố ảnh hưởng: kích thích nóng/lạnh, áp lực… - Triệu chứng thực thể:

+ Tình trạng tổn thương tổ chức cứng: lỗ sâu, nứt rạn thân răng, mòn cổ răng…

+ Tình trạng nha chu, niêm mạc: niêm mạc đỏ, phồng nghách lợi, lỗ rò vùng cuống răng.

- Mỗi bệnh nhân được chụp 1 phim X-quang trước điều trị để đánh giá: + Tình trạng ống tuỷ:

. Số ống tuỷ

. Độ cong của ống tuỷ . Ống tuỷ phụ (bên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tình trạng vùng cuống răng: . Giãn dây chằng

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý tuỷ răng

Dấu hiệu

Viêm tuỷ không hồi

phục

Tuỷ hoại tử Viêm quanh cuống cấp

Viêm quanh cuống mạn

Đau (+)/ cơn (-) (+)/ liên tục (-)

Gõ đau (+)/ gõ ngang (±) (++) (±)

Răng đổi màu (±) (+) (±) (+)

Nghách lợi Bình thường Bình thường Sưng phồng, nề đỏ, ấn đau

Lỗ rò hoặc sẹo rò

Răng lung lay (−) (±) (++) (±)

Lạnh (↑↑) (-) (-) (-) Nóng (↑↑) (±) (±) (-) X-quang - Bình thường - Giãn dây chằng - Hình liềm chân răng - Bình thường - Giãn dây chằng Giãn dây chằng, tổn thương cuống răng Tổn thương cuống răng * Lập kế hoạch điều trị - Điều trị tuỷ một lần

+ Chỉ định: viêm tuỷ không hồi phục không có phản ứng cuống

+ Kỹ thuật: gây tê lấy tuỷ răng, làm sạch và tạo hình OT, hàn kín HTOT trong một lần điều trị.

- Điều trị tuỷ nhiều lần

+ Chỉ định: viêm tuỷ không hồi phục có phản ứng cuống, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống răng

+ Kỹ thuật:

. Lấy sạch mô tuỷ viêm hoặc tuỷ hoại tử, có thể tháo trống nếu cần . Làm sạch và tạo hình HTOT, trường hợp viêm quanh cuống có thể đặt Ca(OH)2 trong buồng tuỷ hoặc OT

. Hàn kín HTOT khi răng hết đau, không còn lỗ rò, OT khô và sạch . Chụp X-quang kiểm tra kết quả.

* Các bước tiến hành

- Khám, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị - Mở tuỷ và xác định các OT - Mở tuỷ và xác định các OT

- Xác định chiều dài OT

- Tạo hình OT bằng hệ thống trâm xoay Wave One và bơm rửa với hệ thống Endo Activator thống Endo Activator

Các bước tạo hình ống tuỷ bằng trâm Wave One

Dựa vào trâm tay (trâm K số 10, 20) đưa vào trong ống tuỷ sẽ giúp lựa chọn trâm Wave One cần sử dụng,nếu:

 Nếu khi thử trâm K số 10 vào ống tuỷ, lực cản lớn, lúc đó sử dụng trâm Wave One cỡ nhỏ

 Nếu trâm K số 10 vào ống tuỷ dễ dàng, sử dụng trâm Wave One cõ trung bình

 Nếu trâm K số 20 dễ dàng đi vào ống tuỷ, thì sử dụng trâm Wave One cỡ lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông thường, trâm Wave One cỡ trung được thiết kế để tạo dạng suốt chiều dài ống tuỷ cho hầu hết mọi kích thước ống tuỷ.

Tạo hình ống tuỷ theo phương pháp Crown-down bằng 1 trâm duy nhất: 1. Dùng trâm K phù hợp đi vào 2/3 trên chiều dài ống tuỷ

2. Sử dụng trâm Wave One tương ứng để tạo hình 2/3 trên chiều dài ống tuỷ 3. Bơm rửa liên tục (bằng Endo Activator)

4. Dùng trâm K đó đi hết chiều dài làm việc

5.Tiếp tục tạo hình ống tuỷ với trâm Wave One tới hết chiều dài làm việc 6. Kiểm tra đường kính lỗ chóp với trâm tay cùng kích cỡ trâm Wave One, nếu chặt tay thì quá trình tạo hình hoàn tất

7. Nếu đường kính lỗ chóp rộng hơn đầu trâm Wave One, có thể sử dụng trâm Wave One cỡ lớn hơn (đa số các trường hợp sẽ hoàn tất với trâm Wave One cỡ trung bình)

Hình 1.13: Lựa chọn cỡ trâm Wave One và các bước tạo hình trên lâm sàng

- Thử cone - Trám bít OT: - Trám bít OT:

114 răng được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: 57 răng trám bít OT bằng WOMGP + Nhóm 2: 57 răng trám bít OT bằng WOMTO + Nhóm 2: 57 răng trám bít OT bằng WOMTO

- Chụp phim X-quang để đánh giá: + Số lượng ống tuỷ được trám bít.

+ Tương quan của khối vật liệu so với ranh giới cement – ngà. + Có trám bít được ống tuỷ phụ (bên) không?

+ Sự đồng nhất của khối vật liệu trong lòng ống tuỷ. + Đánh giá mức độ trám bít trên phim X-quang:

Hình 2.15. Đánh giá mức độ trám bít trên phim X-quang.

A: Trám bít thiếu; B: Trám bít đủ;C: Trám bít thừa; D: Trám bít tràn ra ngoài cuống.

- Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị trên các bệnh nhân được điều trị tuỷ răng với hệ thống trâm xoay wave one (Trang 37)