Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

Hưng qua các chỉ tiêu

2.2.2.1. Sản lượng

Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại.

Bảng 2.3: Tương quan sản lượng tiêu thụ của công ty và các công ty khác

Đơn vị: sản phẩm Tên công ty Thực hiện 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Phú Vĩnh Hưng 2.145.310 3.950.100 5.050.243 1.804.790 84,1 1.100.143 27,9 Dệt 19 -5 4.250.100 6.102.335 7.620.990 1.852.235 43,6 1.518.655 24,9 Dệt kim Đông Quan 3.432.110 4.125.346 5.180.310 693.236 20,2 1.054.964 25,5

(Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sản lượng tiêu thụ của công ty và các đối thủ trên thị trường đều tăng lên trog giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng lại có tốc độ tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ mạnh nhất. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ là 84,1%, tương ứng tăng lên 1.804.790 sản phẩm so với 2010. Sản lượng tiêu thụ năm 2012 tiếp tục tăng lên so với 2011, tăng 27,9% tương ứng 1.100.143 sản phẩm.

Kết quả này cho thấy sản phẩm công ty được sản xuất ra ngày càng nhiều để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ta thấy tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ của Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng ngày một tăng qua các năm. Nếu xét về nguồn vố hiện có, thâm niên kinh doanh và quy mô hoạt động thì Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng là bé hơn nhiều so với Công ty Dệt 19 -5, nhưng tỷ lệ hay tốc độ tăng trưởng của Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng lại cao hơn. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước đây thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường Hà Nội, tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ những cố gắng, nỗ lực của công ty trong việc khai thác thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng ở từng khu vực, thị trường của công

ty đã được mở rộng sang các tỉnh thành lân cận như: Vĩnh Phúc, Hải Dương,… Đây là một trong những yếu tố giúp nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

2.2.2.2. Doanh thu

Bảng 2.4: Tình hình doanh thu của công ty và các công ty khác

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty

Thực hiện 2011/2010 2012/2011

2010 2011 2012 Tuyệt

đối Tương đối (%)

Tuyệt

đối Tương đối (%) Phú Vĩnh Hưng 12.050,4 13.100,5 16.050,3 1.050,1 8,7 2.949,8 22,5 Dệt 19 -5 25.550,3 26.100,6 33.120,4 550,3 2,2 7.019,8 26,9 Dệt kim Đông Quan 12.950,2 14.200,8 16.210,2 1.250,6 9,7 2.009,4 14,1

(Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu của công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2012. Công ty Dệt 19 – 5 có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Biểu hiện tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty Dệt 19 -5 năm 2011 so với năm 2010 là 2,2%, năm 2012 so với 2011 là 26,9 %. Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng khá cao, năm 2011 so với 2010 là 8,7%, năm 2012 so với 2011 là 22,5%. Doanh thu Công ty Phú Vĩnh Hưng tăng lên là do việc mở rộng thị trường sang các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương,… làm cho khối lượng hàng hóa được tiêu thụ tăng lên dẫn đến doanh thu tăng. Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng chính sách giá linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Chính sách giá thấp với những đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và áp dụng chính sách giá cao với những khách hàng cao cấp. Chất lượng ngày càng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú là yếu tố tiền đề để lôi cuốn khách hàng tiêu dùng sản phẩm công ty. Mặt khác nữa do ban lãnh đạo Công ty đã lập kế hoạch việc sản xuất và cung cấp hàng hoá đúng với thời vụ và đúng với xu thế nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao bởi vậy đã giảm được phần lớn số lượng hàng hoá tồn kho, tránh được tình trạng phải giảm giá nhiều để có thể giải phóng lượng hàng này.

2.2.2.3. Thị phần

Biểu đồ 2.2: Thị phần công ty và các công ty khác

(Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hiện nay Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng có thị phần trên thị trường là 2%. Công ty Dệt 19 – 5 có thị phần cao nhất với 5%, công ty Dệt kim Đông Quan có thị phần là 3%. Đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất, mạnh nhất không chỉ với riêng Công ty Phú Vĩnh Hưng mà còn đối với các công ty khác hoạt động trên thị trường. Với thâm niên hoạt động trên 50 năm, quy mô hoạt động rộng lớn, doanh thu hàng năm tăng cao gấp nhiều lần so với Công ty Phú Vĩnh Hưng, Công ty Dệt 19 – 5 thực sự là đối thủ hàng đầu của Công ty. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động được trên 8 năm nhưng nhờ những cố gắng vượt lên của mình, Công ty Phú Vĩnh Hưng đã chiếm được một chỗ đứng trên thị trường, với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cao nhất, doanh thu hàng năm tăng nhanh, Công ty đã được đánh giá cao và có tiềm năng phát triển.

2.2.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Bảng 2.5: Tình hình lợi nhuận của công ty và các công ty khác

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Thực hiện 2011/2010 2012/2011

2010 2011 2012

Tuyệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối Tương đối (%)

Tuyệt

đối Tương đối (%)

Doanh thu 12.050,4 13.100,5 16.050,3 1.050,1 8,7 2.949,8 22,5

Lợi nhuận sau

thuế 201,3 154,05 280,58 -71,25 -31,6 126,53 82

Tỷ suất lợi nhuận 1,67 1,18 1,75 -0,49 0,57

(Nguồn:Phòng kế hoạch – thị trường Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2012, duy chỉ có năm 2011, hai chỉ tiêu này giảm so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm về lợi nhuận là sự khó khăn của nền kinh tế, lạm phát cao dẫn đến chi phí mua nguyên vật liệu tăng lên, chi phí mở rộng thị trường cũng tăng, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2012 đánh dấu những nỗ lực của Công ty, sản lượng tiêu thụ tăng lên, doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế đã tăng 82% so với năm 2011, tương ứng với 126,53 triệu đồng. Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng lên trong năm 2012. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận Công ty là 1,67%, năm 2011 là 1,18%, tới năm 2012 thì tỷ suất lợi nhuận Công ty đạt 1,75%, tăng 0,57% so với năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng trong 3 năm cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, hay hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)