CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 47)

- Chính sách pháp luật chưa thuận lợi.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG TRONG THỜI GIAN TỚ

CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng phát triển của ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian

tới

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới “phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”.Trong nền kinh tế đó tồn tại quy luật cạnh tranh gay gắt, ở đó không có sự khoan dung nào, người ta lợi dụng triệt để từng điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế vấn đề phát triển và mở rộng sản xuất hàng hoá tiêu dùng có chất lượng cao được quan tâm hàng đầu.

Trong khung cảnh đó ngành Dệt may là ngành có ý nghĩa quan trọng, trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Ngành dệt may là một ngành có cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của Đất nước hay nói một cách chung hơn ngành may là một trong những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ với tư cách là một nguồn xuất khẩu để tạo vị thế cho Việt Nam nói chung và ngành Dệt may nói riêng trên thị trường quốc tế mà nó còn là một ngành thu hút một khối lượng lao động rất lớn, giải quyết được nhiều bức xúc về vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cho đến nay ngành Dệt may Việt Nam đã thu được nhiều thành công đáng kể, trong việc chuyển sang nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tạo được uy tín trên thị trường thế giới đặc biệt là ở thị trường EU, Mỹ, Nhật. Những yếu tố quan trọng nhất để tạo được những thành quả này là một phần xuất phát từ sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, những định hướng, chiến lược và sách lược đúng đắn của Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Những nhân tố này là nền tảng kinh tế vĩ mô đối với sự phát triển công nghiệp, ổn định trong những hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp, cũng như đầu vào thương mại, thể chế và chính sách cấu thành môi trường ở đó các doanh nghiệp dệt và may đang cạnh tranh. Giờ đây ngành Dệt may đang đứng trước một vấn đề là làm thế nào để duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong môi trường hiện nay, để đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường đáp ứng đẩy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt

nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển. Cụ thể như sau:

- Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

- Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

- Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng trên thị trường nội địa trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w