Phân tích SWOT 3 ngân hàng khi tiến hành sáp nhập

Một phần của tài liệu Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn (Trang 64)

2.2.2.1 Thế mạnh và điểm yếu của 3 ngân hàng

a. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thế mạnh (Strengths)

- Là ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh nhất: ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng lớn nhất xét về vốn và quy mô tài sản trong 3 ngân hàng tham gia sáp

60

nhập. Vốn điều lệ của SCB là 4.184 tỷ đồng, và tổng tài sản tính đến quý III năm 2011 là 77.985 tỷ đồng,SCB đứng vị trí thứ 13/42 trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, ngay sau ngân hàng nhỏ nhất trong nhóm G12 là VPB. Với lợi thế về quy mô tài sản và nguồn vốn như thế giúp SCB có khả năng cạnh tranh lớn hơn trong hoạt động ngân hàng;

- Mạng lưới phân phối lớn nhất trong 3 ngân hàng: số lượng các điểm giao dịch và chi nhánh của SCB lên tới 118 điểm, được đặt ở nhiều tỉnh thành cả nước tại các trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư, tạo cơ sở cho dân cư tiếp cận được dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện nhất.

- Có lợi thế và hình ảnh khá tốt đối với khách hàng: Là một ngân hàng có quy mô tương đối và hệ thống phân phối rộng khắp ở Việt Nam, SCB đã hoạt động với một chính sách khách hàng linh hoạt và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện, phục vụ tốt yêu cầu đa dạng của khách hàng, tạo nên một thương hiệu SCB riêng biệt và có hình ảnh khá tốt đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng trong mảng bán lẻ.

Hạn chế (Weaknesses):

- Quy mô của ngân hàng còn nhỏ so với hệ thống ngân hàng ở Việt Nam: Mặc dù có quy mô vốn và tài sản lớn nhất trong ba ngân hàng tham gia sáp nhập, nhưng so với hệ thống NHTM ở Việt Nam thì quy mô này của SCB vẫn còn nhỏ, thậm chí ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được yêu cầu về vốn của NHNN thời gian qua. Chính vì hạn chế này mà SCB gặp không ít khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng đối tượng cho vay, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của SCB.

- Hạn chế về nền tảng công nghệ: Nền tảng công nghệ ngân hàng đóng vai trò khá lớn trong chất lượng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên do quy mô vốn nhỏ nên hệ thống thông tin của ngân hàng chưa được đầu tư đúng mức. Ngân hàng vẫn sử dụng hệ thống truyền dữ liệu Smartbank có từ khá lâu mà hiện nay đã có những hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng khác hiện đại hơn có thể thay thế.

61

- Năng lực quản trị của Ban quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế: Sự yếu kém trong hoạt động quản lý, huy động và sử dụng vốn khiến tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng chưa cao, ngân hàng gặp rủi ro tín dụng, có nhiều khoản nợ xấu cũng như có thời điểm bị mất thanh khoản tạm thời.

b. Ngân hàng TMCP Tín nghĩa: Điểm mạnh (Strengths):

- Có vốn điều lệ là 3.399 tỷ đồng và tổng tài sản 59.073 tỷ đồng, SCB là ngân hàng có quy mô tài sản lớn thứ 18 trong 42 ngân hàng TMCP của Việt Nam. Điều này giúp Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa có sức cạnh tranh hơn trên thị trường.

- Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa có tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng lên đến 212% trong năm 2009 và 285% trong năm 2010. Cho thấy sự tin tưởng của khách hàng ngày càng nhiều hơn vào ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, ngân hàng TMCP Tín Nghĩa ngày càng xây dựng được thương hiệu và hình ảnh của bản thân mình.

Điểm yếu (Weaknesses):

- Mạng lưới kinh doanh còn rải rác: với tổng số 82 điểm giao dịch, hệ thống phân phối của TNB còn chưa rộng khắp, chưa tiếp cận được với người dân nhiều. Điều này khiến cho khách hàng gặp khó khăn và không thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng, làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng TMCP khác.

- Với quy mô vốn nhỏ so với hệ thống ngân hàng Việt Nam, giống như SCB, TNB cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng đối tượng cho vay, cũng như đầu tư vào công nghệ ngân hàng.

- Năng lực quản trị của Ban quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế: khiến ngân hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động khá cao.

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng nhưng các khoản mục huy động tiền gửi và cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn và tổng tài sản của ngân hàng; đồng thời duy trì chính sách tín dụng chưa hợp lý, huy động ngắn hạn tăng trong khi lại cho vay trung và dài hạn nhiều khiến có thời điểm ngân hàng lâm vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời.

62

c. Ngân hàng TMCP Đệ Nhất: Điểm mạnh (Strengths):

Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã xây dựng được một chiến lược phát triển đúng đắn trong đó xác định rõ tôn chỉ hoạt động là sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng phát triển bền vững, với việc hoạt động một cách an toàn, minh bạch, vững chắc về tài chính, phục vụ cho các khách hàng đã, đang và sẽ quan hệ với mình một cách tốt nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một khái niệm, một định hướng rất mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với chiến lược phát triển và chính sách hoạt động đúng đắn của mình, ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã vượt qua những giai đoạn thăng trầm của ngành ngân hàng một cách an toàn, trong khi có nhiều ngân hàng khác với quy mô vốn và tài sản lớn hơn rất nhiều bị đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt của NHNN trong những giai đoạn đó.

Điểm yếu (Weaknesses):

FCB là một trong những ngân hàng có quy mô vốn và tài sản nhỏ nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tổng tài sản là 17.105 tỷ đồng, đứng ở vị trí 35/42 ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Điều này khiến ngân hàng FCB không dễ dàng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin cũng như phát triển hệ thống phân phối của ngân hàng. Tính đến trước thời điểm sáp nhập, FCB có 27 chi nhánh và điểm giao dịch tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng nhân sự là 519 người. Trong giai đoạn ngành ngân hàng đang phát triển như hiện nay và khi mà Việt Nam đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế thế giới, với quy mô vốn và tài sản như vậy, ngân hàng FCB rất khó cạnh tranh được với những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh của Việt Nam và của nước ngoài, đặc biệt là khi thời điểm các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam đang tới gần.

2.2.2.2 Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng khi sáp nhập:

63

- Sáp nhập 3 ngân hàng làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng sáp nhập: Khi sáp nhập 3 ngân hàng, ngân hàng mới sẽ là một trong những ngân hàng hàng đầu trong khối ngân hàng xét về vốn, quy mô tài sản và nguồn vốn, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập có Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Với quy mô vốn và tài sản như vậy, ngân hàng mới có điều kiện phát huy các thế mạnh mà các ngân hàng bị sáp nhập đã có, phát triển các sản phẩm mới, phục vụ đa dạng nhu cầu và đa dạng đối tượng khách hàng; đồng thời có điều kiện đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, giúp ngân hàng tăng cường sức cạnh tranh, nắm bắt được những cơ hội phát triển trong hoạt động ngân hàng.

- Thị trường ngân hàng vẫn còn nhiều cơ hội: Theo nhận định của các chuyên gia phân tích kinh tế thì thị trường ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều cơ hội phát triển do mức độ truy cập của dân cư đến dịch vụ ngân hàng vẫn thấp, chủ yếu tập trung vào dân cư ở các khu trung tâm, thành phố, đô thị lớn của nước ta. Hiện nay nước ta có hơn 87 triệu người với tỷ lệ dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa nhanh, mức thu nhập ngày càng tăng song tỉ lệ người dân sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn còn hạn chế. Theo thống kê thì bình quân cả nước mới chỉ có khoảng 50 - 60% dân số có tài khoản trong ngân hàng; Trong quá trình nền kinh tế Việt Nam đang có bước chuyển đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang hệ thống tài chính ngân hàng, tỷ lệ thâm nhập dịch vụ tài chính dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ bùng nổ. Theo các dự báo của các nhà phân tích, số tài khoản ngân hàng dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm tới; Bên cạnh đó có thể khẳng định rằng ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ đạo của nền kinh tế đất nước hiện nay.Với tiềm lực của ngân hàng sau sáp nhập sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sáp nhập tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

- Các sản phẩm dịch vụ trên thị trường mới chỉ ở mức cơ bản chủ yếu là các sản phẩm cốt lõi: Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng Việt Nam cung cấp cho khách hàng còn mang tính truyền thống, vẫn nghèo nàn về chủng loại, sản phẩm mới chưa nhiều, chất lượng phục vụ thấp, tính tiện ích chưa cao. Nhiều ngân hàng

64

lớn ở Việt Nam đã có những đầu tư vào việc phát triển đa dạng sản phẩm để phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Nhiều sản phẩm được đưa ra giới thiệu với khách hàng nhưng đối tượng sử dụng những dịch vụ mới này vẫn còn bị hạn chế.

- Các ngân hàng hiện diện ở nhiều nơi, nhưng tính chuyên nghiệp của trụ sở/chi nhánh… còn thấp, các kênh điện tử chưa phổ biến. Các ngân hàng Việt Nam chưa có chiến lược tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cụ thể tới khách hàng, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng. Mặc dù đã có dịch vụ internet banking nhưng dịch vụ này mới dừng lại chủ yếu ở truy vấn thông tin. Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng. Các dịch vụ ngân hàng như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao, chưa được triển khai rộng. Đây là một cơ hội để ngân hàng sau sáp nhập mở rộng thị phần của mình.

Thách thức (Threats)

- Đối tượng khách hàng Ngân hàng sau sáp nhập định vị là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, hiện nay một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ANZ, HSBC … đã định vị thị trường bán lẻ, thị trường khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa là trọng tâm và đã vận hành hiệu quả trong nhiều năm, có uy tín và vị thế cao trên thị trường. Các ngân hàng này liên tục tạo thêm các tiện ích mới của các sản phẩm dịch vụ cộng với việc mở rộng các kênh

65

phân phối truyền thống lẫn phi truyền thống nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai.

- Ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng lớn trong nước với bề dày kinh nghiệm có tính chuyên nghiệp cao trong thiết kế, phát triển các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; Với lợi thế về quy mô tài sản và nguồn vốn, các ngân hàng này có đủ khả năng đầu tư vào công nghệ và con người, thiết kế, phát triển các sản phẩm mới, phục vụ sát hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

- Việc hợp nhất bộ dữ liệu khách hàng của 3 ngân hàng và xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại để từ đó phát triển kênh phân phối điện tử đòi hỏi Ngân hàng hợp nhất phải khẩn trương tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu để có thể đầu tư công nghệ đúng hướng, hiệu quả. Bên cạnh việc hợp nhất hệ thống thông tin khách hàng, những vấn đề hậu sáp nhập như văn hóa kinh doanh ngân hàng, nhân sự, chiến lược phát triển ngân hàng trong giai đoạn mới… cũng đòi hỏi ngân hàng phải có những sự quan tâm nhất định và có những chính sách hợp lý tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng sau này.

Một phần của tài liệu Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn (Trang 64)