Đối với Ngành Y Tế Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 92)

Việc tính và trích khấu hao tài sản, tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong phương án Liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu hiện nay đối với đặc thù của Ngành Y Tế chưa nghiên cứu cũng như hướng dẫn cụ thể nào. Vì vậy, Ngành Y tế cần thiết có văn bản quy định tỷ lệ trích, tính khấu hao tài sản đầu tư, tham gia vào liên doanh liên kết trong khám chữa bệnh, quy định tỷ lệ phân phối nguồn thu tối thiểu khi chưa thu hồi vốn, khi đã thu hồi vốn để các cơ sở y tế có căn cứ tham chiếu khi đàm phán các hợp đồng liên doanh liên kết.

3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Ngân sách Nhà Nước và nguồn thu từ khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm y tế được coi là tài chính công phục vụ cho khám chữa bệnh, qua kinh nghiệm của các nước và nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, khi nguồn tài chính của các cơ sở khám chữa bệnh từ nguồn này thấp hơn nguồn tài chính từ tiền túi của người bệnh (Người bệnh trực tiếp trả phí khi đi khám chữa bệnh) thì đang tồn tại một cơ chế tài chính y tế mất công bằng. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP có hiệu từ 01 tháng 12 năm 2012, quy định lộ trình các cơ sở khám chữa bệnh phải tự cân đối các khoản chi tiền lương, sửa chữa thường xuyên tài sản vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Theo Nghị định này, từ năm 2016 Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng phải cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Như vậy, để đảm bảo có một nền y tế công bằng, cần thiết phải duy trì tỷ lệ nguồn thu từ tài chính công khi ngân sách nhà nước rút bớt từ nguồn này. Vì vậy, cần phải sớm triển khai bảo hiểm y tế hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân. Đồng thời, có chính sách tăng mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm cho đối tượng cận nghèo, có chính sách hỗ

85

trợ cho người nghèo khoản chi phí cùng chi trả khi đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế;

Phê duyệt giá dịch vụ y tế đúng với thực tế chi phí phát sinh và tính dần chi phí lương, phụ ấp và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định vào giá theo lộ trình quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP. Đồng thời, để giảm chi phí điều trị cho người bệnh cần tập trung quản lý giá thuốc và vật tư tiêu hao phục vụ cho người bệnh ngoài chi chi phí giá dịch vụ khám chữa bệnh. Chuyển dần việc cấp kinh phí Ngân sách Nhà Nước cho Bệnh Viện (đối tượng cung cấp dịch vụ) sang cho người bệnh (người thụ hưởng dịch vụ);

Chỉ đạo cho Ngành Y tế, Tài Chính và cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh Lâm Đồng xây dựng mức thanh toán chi phí điều trị theo nhóm chẩn đoán; Đồng thời, thường xuyên cập nhật bổ sung các dịch vụ kỹ thuật mới trong điều trị cho người bệnh vào gói quyền lợi cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

3.3. Kiến Nghị:

Để thực hiện được những giải pháp trên, cần thiết phải thực hiện một số nội dung sau:

3.2.1. Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.

- Tuyên truyền cho cán bộ công chức trong Bệnh Viện hiểu rõ hơn chủ trương, quan điểm của Đảng về xã hội hóa y tế. Xác định rõ xã hội hóa y tế không chỉ là việc huy động cá nhân, tổ chức đầu tư tài sản trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh (đầu tư - thu tiền) mà loại hình khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mới là mô hình khám chữa bệnh có nhiều ưu điểm cần hướng tới;

- Một trong những hạn chế của Bệnh Viện hiện nay làm cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh ngại sử dụng thẻ bảo hiểm y tế là: Phải chờ đợi lâu, thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế với người bệnh chưa thực sự tốt từ đó người bệnh có xu thế chuyển sang sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Vì vậy, Bệnh viện phải tổ chức quản lý chặt chẽ việc khám và điều trị theo yêu

86

cầu. Đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế đến khám và điều trị tại Bệnh Viện;

- Người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng phần lớn là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhưng thường là bệnh nặng, khả năng tài chính hạn chế. Vì vậy, Bệnh Viện cần xây dựng kênh thông tin kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hỗ trợ chi phí điều trị cho người nghèo, tổ chức bếp ăn từ thiện phục vụ cho người nghèo.

3.2.2. Đối với Ngành Y Tế Lâm Đồng.

Một trong những bất hợp lý nữa làm cản trở việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người có thẻ bảo hiểm y tế là việc phân chia đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người bệnh và quy định danh mục thuốc được phép sử dụng tại từng cấp cơ sở khám chữa bệnh gây khó khăn cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh. Vì vậy, đề nghị không phân chia đăng ký khám chữa bệnh ban đầu đối với đối tượng bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào. Đồng thời, kiến nghị bãi bỏ quy định danh mục thuốc được phép sử dụng ở mỗi cấp cơ sở khám chữa bệnh;

Tăng cường tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án XHH ở các cơ sở khám chữa bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời việc lạm dụng hình thức Liên doanh liên kết khám và điều trị theo yêu cầu để thu thêm phí của người bệnh;

Xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội, ngành giáo dục trong việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên.

3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Như đã đánh giá trong chương 2. Nhu cầu của Bệnh Viện về đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho bệnh nhân là rất lớn, trong khi đó nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương phải trích để lại phục vụ cho đề án tăng lương của Chính Phủ lại còn thừa, không sử dụng được. Vì vậy, UBND Tỉnh cần có cơ chế sử dụng nguồn tài chính phục vụ cho cải cách tiền lương của Chính Phủ còn chưa sử dụng tại Bệnh

87

Viện cũng như các cơ sở khám chữa bệnh khác trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng phục vụ cho việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Nhân lực phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh hay đội ngũ bác sỹ là nhân tố quyết định đến sự phát triển của Bệnh Viện. Tuy nhiên, như đã phân tích trên. Hiện tại đội ngũ Bác sỹ của Bệnh Viện so với tiêu chuẩn định mức của Nhà Nước còn thiếu rất nhiều ( 122 bác sỹ ). Chính vì vậy, việc quản lý đội ngũ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thu nhập cho đội ngũ này còn ở mức thấp ( bác sỹ mới ra trường thu nhập bình quân 3.7 triệu đồng/người/tháng ). Đồng thời, nếu thiếu bác sỹ thì việc triển khai các khu điều trị theo yêu cầu riêng tránh lẫn lộn công tư trong phương án liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu không thể thực hiện được. Chính vì vậy, UBND Tỉnh cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực ( đội ngũ bác sỹ ) về làm việc tại Tỉnh Lâm Đồng.

Một trong những nguyên nhân người có thẻ bảo hiểm y tế chưa thấy rõ tính ưu việt của hình thức Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế là người bệnh chưa nắm rõ quyền lợi của họ khi đi khám chữa bệnh. Vì vậy, UBND Tỉnh cần chỉ đạo cho Bảo hiểm xã hội Tỉnh Lâm Đồng ban hành sổ tay thông tin cụ thể cho từng đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện và người dân biết được mức phí bảo hiểm y tế phải đóng và quyền lợi được hưởng, không được hưởng khi đi khám chữa bệnh.

Việc quy định đấu thầu thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hiện nay rất bất cập và hình thức ở chỗ: Để kịp thời cho việc cung cấp thuốc phục vụ cho người bệnh trong năm thì hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch đấu thầu thực hiện từ tháng 8 năm trước. Trong khi đó, mặt hàng thuốc các đơn vị cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh theo giá thị trường nên khi đấu thầu thường phải làm đi làm lại nhiều lần. Mặt khác, giá thuốc thường bị yếu tố thị trường độc quyền chi phối, do đó tính cạnh tranh trong đấu thầu không cao và làm cho giá thuốc tăng cao và nhiều giá. Vì vậy, UBND tỉnh có kiến nghị với Bộ Y Tế bãi bỏ hình thức đấu thầu thuốc vật tư phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, đề nghị Bộ Y Tế thường xuyên công khai giá thuốc, vật tư y tế. Căn cứ vào giá thuốc được Bộ Y

88

Tế công bố, các cơ sở khám chữa bệnh có thể sử dụng để ký hợp đồng với các nhà phân phối để thực hiện mua sắm phục vụ cho người bệnh.

KẾT LUẬN

Sức khỏe là vốn qúy nhất của con người, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn là lĩnh vực được nhiều nước quan tâm bởi bì tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển của một đất nước. Cải tổ lĩnh vực y tế là một vấn đề khó đối với những nước đang phát triển bởi vì sự mâu thuẫn giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân với khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn lực. Hơn nữa, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung hay công tác khám chữa bệnh nói riêng là một lĩnh vực đa ngành: Kinh tế - Y tế - Xã hội. Sự đan xen giữa ba lĩnh vực này khiến cho việc đạt mục tiêu công bằng hiệu quả và phát triển của ngành y tế nhiều khi mâu thuẫn. Để giải quyết bài toán phức tạp này, Việt nam thực hiện một chủ trương, một giải pháp mang tính tổng thể là xã hội hoá y tế với bốn phương thức XHH cơ bản cùng được thực hiện song song đó là: Ngân sách nhà nước; Thu viện phí bảo hiểm y tế; Thu một phần viện phí và Khám chữa bệnh theo yêu cầu nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các khiếm khuyết của nhau.

Luận văn đã nghiên cứu phân tích các nguồn tài chính và các phương pháp huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa thực tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng để chỉ ra những ưu, nhược điểm của chúng. Từ cơ sở này, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện thành công chủ trương xã hội hoá tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng. Cụ thể, luận văn đã đạt được những kết quả sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giới thiệu cơ bản về các phương thức xã hội hoá y tế và huy động các nguồn lực tài chính đang thực hiện hiện nay cũng như kinh nghiệm quốc tế về xã hội hoá y tế.

- Luận văn phản ánh một cách toàn diện thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng thông qua phân tích các phương thức huy động và sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác xã hội hoá cơ bản: Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm y tế,

89

thu một phần viện phí và hoạt động liên doanh liên kết khám chữa bệnh theo yêu cầu. Mỗi phương thức có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng.

Ngân sách nhà nước: Ưu điểm lớn nhất của nguồn ngân sách nhà nước là nó nằm trong tay Nhà nước và Nhà nước có quyền dùng nó vào các công việc khác nhau để thể hiện bản chất, ý định của Nhà nước. Mặc dù có ưu điểm như vậy, nhưng do nguồn ngân sách thường hạn hẹp, trong khi kỹ thuật y tế phát triển không ngừng, chi phí đầu tư cao, ngân sách không đủ kinh phí để có thể bao cấp toàn bộ cho y tế.

Bảo hiểm y tế: Quyền lợi của người có thẻ BHYT theo quy định của luật BHYT được cho là toàn diện, linh động, hạn chế được rủi ro tài chính khi phải đối diện với bệnh tật. Tuy nhiên, đơn gía dịch vụ khám chữa bệnh chưa phù hợp với chi phí thực tế, việc chỉ đồng ý mức chi bình quân các dịch vụ khám chữa bệnh bằng 80% chi phí theo mức giá tối đa của Thông tư 04 làm cho một số dịch vụ giá thu không bù đắp được chi phí trực tiếp. Điều này làm cản trở việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT và dễ dẫn đến tình trạng người có thẻ bảo hiểm y tế bị tư vấn chuyển sang thu phí dịch vụ theo yêu cầu.

Thu một phần viện phí: Viện phí là một nguồn thu không nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của Bệnh Viện trong điều kiện Nhà nước chưa có đủ ngân sách để chi trả cho các hoạt động của Bệnh viện. Tuy nhiên, tính công bằng và hiệu quả của phương án thu viện phí bị tác động nhiều nhất xét ở một số khía cạnh sau: Thu viện phí làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của những người có mức sống thấp. Thu viện phí dẫn đến gia tăng khoảng cách phân hoá xã hội, biến xứ mệnh của Bệnh viện là phục vụ lớp người giàu và trung lưu hơn là người nghèo. Thu viện phí không phải là cách thức chia sẻ chi phí giữa người giàu với người nghèo mà nó chỉ làm tăng thêm sự mất công bằng trong chăm sóc y tế giữa hai nhóm này, là cái bẫy của nghèo đói.

Liên doanh liên kết khám chữa bệnh theo yêu cầu: Phương án này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân về chăm sóc sức khỏe, giảm chi

90

phí về thời gian chờ đợi của người bệnh, hạn chế hiện tượng phí ngầm trong Bệnh viện. Đồng thời, giải quyết được sự khó khăn của việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao trong khám và điều trị bệnh và về đời sống cho cán bộ y tế. Tuy nhiên, tác động không mong muốn của phương án này tới định hướng của ngành y tế về tính công bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh thể hiện: Sự nhập nhằng tài sản công - tư này đã làm thất thoát một phần nguồn thu, tài sản của nhà nước. Dịch vụ theo yêu cầu là một cách cung cấp dịch vụ tư trong bệnh viện công cũng với những mục tiêu như doanh thu, lợi nhuận. Đồng tiền đặt giữa mối quan hệ bác sỹ và bệnh nhân nên khiến quan hệ này có khả năng méo mó khi bác sỹ có quyền quyết định bệnh nhân phải chi bao nhiêu trong khi quan hệ thông tin bệnh tật giữa bệnh nhân và người bệnh là quan hệ bất đối xứng. Xuất hiện hiện tượng phân tầng trong cung cấp dịch vụ cho người bệnh ngay trong bệnh viện (Một tầng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao cho đối tượng có khả năng chi trả, một tầng cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng thấp cho các đối tượng khó khăn) trong khi cơ sở vật chất đều của nhà nước. Nhìn chung, dịch vụ theo yêu cầu cung cấp các dịch vụ đặc biệt là một cách tăng viện phí hợp pháp của Bệnh Viện.

- Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra các giải pháp, cơ chế huy động nguồn tài chính phục vụ cho công tác xã hội hoá tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng. Nhóm giải pháp xoay quanh hững vấn đề: Về Ngân sách Nhà Nước: Chuyển dần việc cấp kinh phí Ngân sách Nhà Nước cho Bệnh Viện (đối tượng cung cấp dịch vụ) sang cho người bệnh (người thụ hưởng dịch vụ). Về phương án Viện phí Bảo hiểm y tế: Xây dựng đơn giá thu dịch vụ đúng với thực tế phát sinh, nâng mức hỗ trợ chi phí

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 92)