Từ kinh nghiệm của các nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Về Bảo hiểm y tế:
- BHYT toàn dân là mô hình mà mọi nền y tế trên thế giới hướng tới, tuỳ theo khả năng của ngân sách nhà Nước mà gói quyền lợi của người có bảo hiểm y tế của các quốc gia là khác nhau, nhưng xu hướng chung là gói quyền lợi này càng ngày càng được mở rộng.
- Việc lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế là vấn nạn đối với mọi quốc gia. Đa số các quốc gia dùng hình thức đồng chi trả để hạn chế lạm dụng từ phía người bệnh, dùng phương pháp thanh toán theo nhóm điều trị để hạn chế lạm dụng từ phía bệnh viện, quản lý chặt giá thuốc để hạn chế lạm dụng từ các công ty dược.
- Đối với người nghèo và người cận nghèo, các nước đều có chính sách phát thẻ thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Về phương thức thu viện phí.
- Viện phí không phải là một phương thức tài chính được lựa chọn ở nhiều quốc gia do những lo ngại về khả năng chi trả của người dân. Các quốc gia sử dụng phương thức thu viện phí chủ yếu dưới dạng thu một phần viện phí và phương thức này được xem như phương án tình thế trong khi chưa có nguồn tài chính thay thế và thường được sử dụng ở các quốc gia bảo hiểm y tế chưa phát triển mạnh.
- Phương án này có tác động tiêu cực đến tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tạo ra vòng luẩn quẩn “ bệnh tật – đói nghèo”. Phương thức này thường được hỗ trợ bởi các chình sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
25
Về phương thức liên doanh liên kết.
- Phương thức liên doanh liên kết hầu như không được sử dụng ở các quốc gia, có một vài hoạt động ở Trung quốc và Indonesia gần giống với phương án liên doanh liên kết ở Việt Nam. Tuy nhiên, tính hiệu quả của mô hình này chưa được khẳng định.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA LÂM ĐỒNG
2.1. Giới thiệu khái quát về BVĐK Lâm Đồng 2.1.1. Lịch sử hình thành :