Dalat – Thành phố cao nguyên nằm dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ, ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dalat được đoàn của bác sỹ Alexandre Yersin thám hiểm thành công vào ngày 21.06.1893.
Cao nguyên Liang Biang ngày xưa, là đất của đồng bào Lạch, đồng bào Chil. Khi người Pháp đến, đất Liang Biang là “của người Pháp”, cũng có thời mệnh danh “Hoàng Triều Cương Thổ”.
Diện tích tự nhiên 424 km2, bao bọc bởi các đỉnh núi cao và các dãy núi liên tiếp.
Với mục đích muốn tìm một nơi dành cho công chức và binh lính Pháp mệt mỏi đau yếu vì khí hậu nhiệt đới, tránh được cái nóng bức ở vùng đồng bằng, tận hưởng những giây phút yên tĩnh trong không khí mát lạnh để hồi phục sức khỏe, theo đề nghị của Bác sỹ Yersin, toàn quyền Paul Doumer đã chọn cao nguyên Lang Biang làm nơi nghỉ dưỡng. Năm 1906, Dalat mới được xác định làm nơi nghỉ dưỡng.
Dân số ban đầu ngoài cư dân bản địa, còn có những người Âu đi công tác, trắc địa viên, những thợ săn, khách du lịch, những người kinh đầu tiên định cư ở Dalat là những tù nhân bị đưa lên Dalat để khai phá đất hoang, xây dựng nhà ở, đường xá…; những người buôn, những người giúp việc trong các phái đoàn nghiên cứu. Dân số tăng nhanh: 1.500 người (năm 1923) cho đến năm 1992 là 120.559 người.
27
Năm 1930, Dân y viện Dalat được thành lập với quy mô 100giường nhằm phục vụ cho nhân dân trong địa bàn thành phố Dalat.
Năm 1952, Bệnh viện Dalat được phát triển xây dựng thêm khoa Nội I và Nội III ở khu vực trung tâm Bệnh viện hiện nay.
Năm 1962-1964, xây dựng thêm Khoa sản, khu giải phẫu bệnh, Hậu phẫu, khoa X quang … quy mô 300 giường với 150 nhân viên.
Năm 1965, Bệnh viện Dalat được đổi tên thành Trung Tâm Y tế Toàn khoa Dalat. Năm 1971-1974, Trung tâm y tế toàn khoa được tu bổ và xây dựng thêm 20 cơ sở, với quy mô 400 giường và có 283 nhân viên (trong đó: Bác sĩ: 12, Dược sĩ: 3, Kỹ thuật viên trung cấp: 31).
Ngày 3.4.1975, Đà lạt được giải phóng, Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa đuợc quân giải phóng tiếp quản, đưa vào hoạt động và đổi tên thành Bệnh Viện Thành Phố Dalat, quy mô 373 giường với 126 nhân viên.
Từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 10 năm 1975, Bệnh viện được tiếp nhận đoàn cán bộ Y tế Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội tăng cường, đã góp phần vào việc nâng cao nội dung hoạt động của Bệnh viện về tổ chức, kỹ thuật và lề lối làm việc.
Từ tháng 11 năm 1975, 02 bệnh viện là Bệnh viện Thành phố Dalat và Bệnh viện cán bộ sát nhập và tổ chức thành bệnh viện Dalat, quy mô 400giường, với biên chế 241 người.
Tháng 4/1976, sau khi các Tỉnh Lâm đồng cũ, Tuyên đức và Thành phố Đà Lạt sát nhập thành tỉnh Lâm Đồng hợp nhất, Bệnh viện Dalat được chọn làm bệnh viện trung tâm của Tỉnh quy mô 400 giường với 281 cán bộ công nhân viên (trong đó: Bác sĩ 16, Dược sĩ đại học 3, trung cấp 32).
Từ năm 1994 đến năm 1997, do sự hình thành và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng Bệnh viện Dalat được đổi tên thành Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.
28
Trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, của Tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên được sự quan tâm của UBND Tỉnh, của các ngành các cấp của Tỉnh, của Thành phố Đà Lạt, với sự cố gắng lỗ lực của Bệnh viện, Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng cũng đã vượt qua những khó khăn về nhiều mặt vươn lên, xây dựng Bệnh viện trở thành bệnh viện Hạng 2 với quy mô hiện tại như sau:
- Tổng diện tích đất sử dụng trong khuôn viên bệnh viện: 6,6ha - Quy mô giường bệnh: 500giường
- Biên chế: 584người. Trong đó có 01 tiến sỹ, 10 thạc sỹ, 10 bác sỹ chuyên khoa II, 34 bác sỹ chuyên khoa I, 01 dược sỹ chuyên khoa I, 48 bác sỹ và 04dược sỹ đại học.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Theo quy chế bệnh viện được Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 1895/1997/QĐY-QĐ ngày 19/9/1997. Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng là bệnh viện hạng II là cơ sở khám chữa bệnh của Tỉnh Lâm Đồng, có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.
+ Về Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
29
- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
+ Về đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.
+ Về nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. - Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.
+ Về chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
- Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
+ Phòng bệnh
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
30
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Về Tổ chức Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng: Bệnh viện có 01 giám đốc 03 phó giám đốc và các khoa phòng như sau:
- Các phòng chức năng: Có 5 phòng chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc thực hiện công tác quản lý gồm:
(1). Phòng Kế hoạch tổng hợp (2). Phòng điều dưỡng
(3). Phòng Hành chính quản trị (4). Phòng Tổ chức cán bộ (5). Phòng Tài chính kế toán.
So với quy định tại quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, hiện tại Bệnh viện chưa thành lập được phòng Vật tư trang thiết bị y tế để quản lý trang thiết bị trong bệnh viện mà mới chỉ thành lập được tổ Vật tư trang thiết bị y tế trực thuộc phòng kế hoạch tổng hợp.
- Các khoa: Có 24 khoa chuyên môn thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh gồm:
(1). Khoa khám bệnh
(2). Khoa hồi sức tích cực chống độc (3). Khoa Nội A
(4). Khoa Nội tim mạch – Lão học (5). Khoa Truyền nhiễm
(6). Khoa Lao (7). Khoa Da liễu
31
(8). Khoa Y học Cổ truyền (9). Khoa Nhi
(10). Khoa Ngoại tổng hợp
(11). Khoa phẫu thuật gây mê – hồi sức (12). Khoa sản
(13). Khoa Tai – Mũi - Họng (14). Khoa Răng – Hàm - Mặt (15). Khoa Mắt
(16). Khoa vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (17). Khoa xét nghiệm
(18). Khoa Chẩn đoán hình ảnh (19). Khoa giải phẫu bệnh (20). Khoa Chống nhiễm khuẩn (21). Khoa Dược
(22). Khoa Dinh dưỡng. (23). Khoa ngoại chấn thương (24). Khoa nội B.
So với quy định tại quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, hiện tại Bệnh viện chưa thành lập được 02 khoa là: Khoa tâm thần và khoa Ung bướu do chưa đủ điều kiện về nhân lực cũng nhu cơ sở vật chất trang thiết bị.
2.2. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại BVĐK Lâm Đồng
2.2.1. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện khi chưa thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2002 – 2006) khi chưa thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2002 – 2006) 2.2.1.1. Ngân sách Nhà Nước.
2.2.1.1.1. Nguồn Ngân sách Nhà Nước cấp.
- Định mức phân bổ ngân sách nhà nước : Giai đoạn 2002 – 2006 là thời kỳ việc chuyển đổi mạnh của việc điều hành ngân sách nhà nước, là thời kỳ thực
32
hiện việc điều hành ngân sách theo luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 16/12/2002, tinh thần chỉ đạo của luật ngân sách là ổn định nguồn thu từ ngân sách và ổn định các nội dung chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị nhận kinh phí từ ngân sách Nhà nước, đối với các đơn vị dự toán là nắm bắt được dự toán ngân sách giao chi thường xuyên hàng năm từ đó có biện pháp tổ chức quản lý điều hành nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động, tăng thu phục vụ cho nhiệm vụ chi, tạo chủ động trong điều hành dự toán ngân sách tại các đơn vị. Định mức chi ngân sách nhà nước cho công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Lâm đồng theo nghị quyết 44/2003/NQ-HĐND KVI ngày 12/12/2003 về định mức chi thời kỳ ổn định 2004 – 2006 là 15 triệu đồng/ giường bệnh/ năm. Định mức này được tính toán dựa trên tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp và một phần chi hoạt động thường xuyên của Bệnh viện. Với chỉ tiêu giường bệnh được giao hàng năm là : Năm 2002: 300 giường bệnh; Năm 2003: 300 giường bệnh ; Năm 2004: 350 giường bệnh ; Năm 2005: 350 giường bệnh và Năm 2006: 400 giường bệnh. Với định mức phân bổ dự toán ngân sách và giường bệnh được giao, ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của Bệnh viện hàng năm như sau :
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí NSNN giao qua các năm
STT Năm Chi NSNN Cho BVĐK Lâm Đồng ( Triệu đồng ) Tỷ lệ tăng hàng năm 1 2002 3.600 2 2003 4.024 11,7% 3 2004 5.428 34,9% 4 2005 6.069 11,8% 5 2006 11.625 91,5% Tổng cộng BQ : 30%
33
Với tỷ lệ tăng thu ngân sách của Tỉnh Lâm Đồng bình quân giai đoạn 2001 - 2006 là 23%. Trong đó, tỷ lệ tăng chi ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2006 cho Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng là 30% cho thấy sự quan tâm của tỉnh Lâm Đồng tới sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của Tỉnh trong giai đoạn này.
2.2.1.1.2. Chi từ nguồn Ngân sách Nhà Nước cấp.
Bảng 2.2. Nội dung chi từ nguồn Ngân sách Nhà Nước qua các năm (2002- 2006) ĐVT : Triệu đồng
Nội dung Năm
2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi cho con người 3.113,0 3.234,3 3.916,6 4.484,5 10.646,0
+ Lương 1.595,0 1.641,0 2.150,0 2.413,6 5.125,0 + Công 393,8 484,8 438,1 364,8 + Phụ cấp 1.002,2 988,0 1.107,5 1.429,4 3.792,0 + Chi khác 122,0 120,5 221,0 276,7 1.729,0 Chi Nghiệp vụ 333,9 150,3 319,3 239,6 238,0 + Dịch vụ công cộng 160,7 96,9 32,2 110,0 + VT văn phòng 30,3 70,7 30,5 5,0 + Thông tin liên lạc 46,1 4,0 33,5 5,3 14,0 + Hội thảo 8,3 8,0 0,7
+ Công tác phí 58,5 33,8 60,3 29,4 44,0 + Chi thuê mướn (Đào tạo) 2,3
+ Sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ 30,0 104,5 49,6 53,4 8
+ Chi Chuyên môn 7,6 86,5 57
Chi mua sắm, sửa chữa 153,1 89,4 320,1 497,2 502,0
+ Mua sắm TSĐ 153,1 89,4 320,1 497,2 396
+ SC Lớn TSCĐ 106
Chi khác 550,0 872,0 847,7 239,0
Tổng cộng 3.600 4.024 5.428 6.069 11.625
34
Mặc dù đã được Tỉnh quan tâm tới công tác khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong Tỉnh thông qua việc tăng chi Ngân sách Nhà Nước cho các cơ sở khám chữa bệnh như đã phân tích trong phần tổng hợp số liệu Ngân sách Nhà Nước cấp qua các năm 2002-2006 trên đây. Tuy nhiên, qua bảng tổng hợp số liệu về từ chi Ngân sách Nhà Nước cho công tác khám chữa bệnh cho thấy: Nguồn Ngân sách Nhà Nước chi giai đoạn này cũng chỉ đáp ứng được một phần chi cho con người và chi phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện. Chi cho đầu tư phát triển nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh còn hạn chế.
2.2.1.2. Phương thức thu viện phí Bảo hiểm Y tế 2.2.1.2.1. Thu viện phí Bảo hiểm y tế
- Cơ cấu chi phí trong đơn giá Thu viện phí Bảo hiểm y tế. Trong giai đoạn này có thể được chia ra làm 02 giai đoạn: Giai đoạn từ 2002 – 2005. Trong giai đoạn này, nền y tế việt nam đã có nhiều phát triển. Tuy nhiên, cơ chế tài chính đi theo không kịp với sự phát triển của tiến bộ của y tế, việc sử dụng khung giá thu viện phí thực hiện theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính Phủ về ban hành biểu giá thu một phần viện phí vừa thiếu, chi phí thấp không đủ bù đắp chi phí thực tế bỏ ra ví dụ ; cắt Amiđan giá thu 40,000đ. Trong khi đó theo phân loại thủ thuật phẫu thuật của Bộ Y Tế đây là phẫu thuật loại III cần phải thực hiện gây mê tại phòng mổ, chi phí vật tư thực hiện phẫu thuật này lên đến 500,000đ tại thời điểm năm 2005. Bên cạnh đó, Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của liên bộ Y tế - Tài chính – Lao động thương binh và xã hội – Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện thu một phần viện phí mới chỉ ban hành được 343 danh mục liên quan đến công tác khám và điều trị cho người bệnh, còn nhiều dịch vụ, kỹ thuật mới đã triển khai được nhưng chưa có được hướng dẫn thu. Trước tình hình đó, năm 2006 Liên bộ Y tế, Tài chính và Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH bổ sung vào danh mục thu một phần viện phí 524 danh mục dịch vụ kỹ thuật. Tuy nhiên, cơ cấu giá
35
thu một phần viện phí vẫn chỉ dựa trên một phần những vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh, chưa tính toán đầy đủ chi phí cấu thành khi thực hiện một dịch vụ.
Bảng 2.3. Tổng hợp nguồn thu từ bảo hiểm y tế qua các năm (2002 – 2006)
STT Năm
Bảo hiểm y tế
(triệu đồng) Tỷ lệ tăng hàng năm
1 2002 1.490 2 2003 1.530 2,7% 3 2004 1.846 20,2% 4 2005 3.130 69,5% 5 2006 10.856 246,8% Tổng cộng 18.852 67,84%
Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán thu viện phí BHYT Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng
Qua bảng tổng hợp số liệu thu trên cho thấy, việc sử dụng thẻ bảo hiểm của người dân khi đi khám chữa bệnh đã được thường xuyên hơn, số lượt người bệnh sử dụng thẻ khi đi khám chữa bệnh năm 2002 là 25.176 lượt; Năm 2003 là 28.641 lượt; Năm 2004 là 34.225lượt; Năm 2005 là 45.371 lượt; Năm 2006 là 67.587 lượt.