Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện kh

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 39)

khi chưa thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2002 – 2006) 2.2.1.1. Ngân sách Nhà Nước.

2.2.1.1.1. Nguồn Ngân sách Nhà Nước cấp.

- Định mức phân bổ ngân sách nhà nước : Giai đoạn 2002 – 2006 là thời kỳ việc chuyển đổi mạnh của việc điều hành ngân sách nhà nước, là thời kỳ thực

32

hiện việc điều hành ngân sách theo luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 16/12/2002, tinh thần chỉ đạo của luật ngân sách là ổn định nguồn thu từ ngân sách và ổn định các nội dung chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị nhận kinh phí từ ngân sách Nhà nước, đối với các đơn vị dự toán là nắm bắt được dự toán ngân sách giao chi thường xuyên hàng năm từ đó có biện pháp tổ chức quản lý điều hành nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động, tăng thu phục vụ cho nhiệm vụ chi, tạo chủ động trong điều hành dự toán ngân sách tại các đơn vị. Định mức chi ngân sách nhà nước cho công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Lâm đồng theo nghị quyết 44/2003/NQ-HĐND KVI ngày 12/12/2003 về định mức chi thời kỳ ổn định 2004 – 2006 là 15 triệu đồng/ giường bệnh/ năm. Định mức này được tính toán dựa trên tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp và một phần chi hoạt động thường xuyên của Bệnh viện. Với chỉ tiêu giường bệnh được giao hàng năm là : Năm 2002: 300 giường bệnh; Năm 2003: 300 giường bệnh ; Năm 2004: 350 giường bệnh ; Năm 2005: 350 giường bệnh và Năm 2006: 400 giường bệnh. Với định mức phân bổ dự toán ngân sách và giường bệnh được giao, ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của Bệnh viện hàng năm như sau :

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí NSNN giao qua các năm

STT Năm Chi NSNN Cho BVĐK Lâm Đồng ( Triệu đồng ) Tỷ lệ tăng hàng năm 1 2002 3.600 2 2003 4.024 11,7% 3 2004 5.428 34,9% 4 2005 6.069 11,8% 5 2006 11.625 91,5% Tổng cộng BQ : 30%

33

Với tỷ lệ tăng thu ngân sách của Tỉnh Lâm Đồng bình quân giai đoạn 2001 - 2006 là 23%. Trong đó, tỷ lệ tăng chi ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2006 cho Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng là 30% cho thấy sự quan tâm của tỉnh Lâm Đồng tới sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của Tỉnh trong giai đoạn này.

2.2.1.1.2. Chi từ nguồn Ngân sách Nhà Nước cấp.

Bảng 2.2. Nội dung chi từ nguồn Ngân sách Nhà Nước qua các năm (2002- 2006) ĐVT : Triệu đồng

Nội dung Năm

2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi cho con người 3.113,0 3.234,3 3.916,6 4.484,5 10.646,0

+ Lương 1.595,0 1.641,0 2.150,0 2.413,6 5.125,0 + Công 393,8 484,8 438,1 364,8 + Phụ cấp 1.002,2 988,0 1.107,5 1.429,4 3.792,0 + Chi khác 122,0 120,5 221,0 276,7 1.729,0 Chi Nghiệp vụ 333,9 150,3 319,3 239,6 238,0 + Dịch vụ công cộng 160,7 96,9 32,2 110,0 + VT văn phòng 30,3 70,7 30,5 5,0 + Thông tin liên lạc 46,1 4,0 33,5 5,3 14,0 + Hội thảo 8,3 8,0 0,7

+ Công tác phí 58,5 33,8 60,3 29,4 44,0 + Chi thuê mướn (Đào tạo) 2,3

+ Sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ 30,0 104,5 49,6 53,4 8

+ Chi Chuyên môn 7,6 86,5 57

Chi mua sắm, sửa chữa 153,1 89,4 320,1 497,2 502,0

+ Mua sắm TSĐ 153,1 89,4 320,1 497,2 396

+ SC Lớn TSCĐ 106

Chi khác 550,0 872,0 847,7 239,0

Tổng cộng 3.600 4.024 5.428 6.069 11.625

34

Mặc dù đã được Tỉnh quan tâm tới công tác khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong Tỉnh thông qua việc tăng chi Ngân sách Nhà Nước cho các cơ sở khám chữa bệnh như đã phân tích trong phần tổng hợp số liệu Ngân sách Nhà Nước cấp qua các năm 2002-2006 trên đây. Tuy nhiên, qua bảng tổng hợp số liệu về từ chi Ngân sách Nhà Nước cho công tác khám chữa bệnh cho thấy: Nguồn Ngân sách Nhà Nước chi giai đoạn này cũng chỉ đáp ứng được một phần chi cho con người và chi phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện. Chi cho đầu tư phát triển nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh còn hạn chế.

2.2.1.2. Phương thức thu viện phí Bảo hiểm Y tế 2.2.1.2.1. Thu viện phí Bảo hiểm y tế

- Cơ cấu chi phí trong đơn giá Thu viện phí Bảo hiểm y tế. Trong giai đoạn này có thể được chia ra làm 02 giai đoạn: Giai đoạn từ 2002 – 2005. Trong giai đoạn này, nền y tế việt nam đã có nhiều phát triển. Tuy nhiên, cơ chế tài chính đi theo không kịp với sự phát triển của tiến bộ của y tế, việc sử dụng khung giá thu viện phí thực hiện theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính Phủ về ban hành biểu giá thu một phần viện phí vừa thiếu, chi phí thấp không đủ bù đắp chi phí thực tế bỏ ra ví dụ ; cắt Amiđan giá thu 40,000đ. Trong khi đó theo phân loại thủ thuật phẫu thuật của Bộ Y Tế đây là phẫu thuật loại III cần phải thực hiện gây mê tại phòng mổ, chi phí vật tư thực hiện phẫu thuật này lên đến 500,000đ tại thời điểm năm 2005. Bên cạnh đó, Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của liên bộ Y tế - Tài chính – Lao động thương binh và xã hội – Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện thu một phần viện phí mới chỉ ban hành được 343 danh mục liên quan đến công tác khám và điều trị cho người bệnh, còn nhiều dịch vụ, kỹ thuật mới đã triển khai được nhưng chưa có được hướng dẫn thu. Trước tình hình đó, năm 2006 Liên bộ Y tế, Tài chính và Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH bổ sung vào danh mục thu một phần viện phí 524 danh mục dịch vụ kỹ thuật. Tuy nhiên, cơ cấu giá

35

thu một phần viện phí vẫn chỉ dựa trên một phần những vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh, chưa tính toán đầy đủ chi phí cấu thành khi thực hiện một dịch vụ.

Bảng 2.3. Tổng hợp nguồn thu từ bảo hiểm y tế qua các năm (2002 – 2006)

STT Năm

Bảo hiểm y tế

(triệu đồng) Tỷ lệ tăng hàng năm

1 2002 1.490 2 2003 1.530 2,7% 3 2004 1.846 20,2% 4 2005 3.130 69,5% 5 2006 10.856 246,8% Tổng cộng 18.852 67,84%

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán thu viện phí BHYT Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

Qua bảng tổng hợp số liệu thu trên cho thấy, việc sử dụng thẻ bảo hiểm của người dân khi đi khám chữa bệnh đã được thường xuyên hơn, số lượt người bệnh sử dụng thẻ khi đi khám chữa bệnh năm 2002 là 25.176 lượt; Năm 2003 là 28.641 lượt; Năm 2004 là 34.225lượt; Năm 2005 là 45.371 lượt; Năm 2006 là 67.587 lượt. Người dân từng bước đã tin tưởng vào việc sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.

36

Bảng 2.4. Nội dung chi từ nguồn thu viện phí bảo hiểm y tế qua các năm (2002- 2006) ĐVT : Triệu đồng Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi cho con người 476,3 431,8 417,4 610,8 914,0

+ Lương 0,1 95,2 4,4 165,8 96,0 + Công 92,5 84,4 7,7 0,7 29,0 + Phụ cấp 20,6 61,8 82,1 46,8 100,0 + Chi khác 363,1 190,4 323,2 397,5 689,0 Chi Nghiệp vụ 881,2 815,5 1.021,3 2.389,5 7.384,0 + Dịch vụ công cộng 75,2 81,5 55,4 160,4 333,0 + VT văn phòng 23,2 9,1 9,6 50,8 126,0 + Thông tin liên lạc 4,3 9,9 7,5 23,5 33,0 + Hội thảo 0,3 1,5 4,8 2,0 1,0 + Công tác phí 13,1 13,7 13,5 54,4 160,0 + Chi thuê mướn (Đào tạo) 1,4 1,2 6,7 0,3 3 + Sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ 13,4 15,3 9,6 32,9 104 + Chi Chuyên môn 750,3 683,3 914,2 2.065,2 6.624

Chi mua sắm, sửa chữa 39,3 214,9 292,5 21,9 611,0

+ Mua sắm TSĐ 14,1 150,9 55,5 21,9 611 + SC Lớn TSCĐ 25,2 64,0 237,0

Chi khác 93,2 67,8 114,4 107,9 269 Trích nguồn cải cách tiền

lương

1.678

Tổng cộng 1.490 1.530 1.846 3.130 10.856

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán chi viện phí BHYT Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

37

Việc sử dụng nguồn thu phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh đã đảm bảo theo đúng qui định của Nhà Nước. Tuy nhiên, nguồn thu này cũng chỉ đảm bảo một phần chi cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện.

Đầu giai đoạn này bảo hiểm y tế mới phát triển, quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm khi đi khám chữa bệnh còn hạn chế, cơ chế giám sát gây phiền hà cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh và bệnh viện ngại sử dụng thẻ BHYT khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên về cuối thời kỳ, do cơ chế chi trả tiền khám chữa bệnh có những bước cải tiến về quy trình và mức hưởng. Do vậy, người bệnh phần nào tin tưởng và sử dụng khám bệnh bằng thẻ BHYT nhiều hơn. (năm 2002 số lượt khám chữa bệnh của người có thẻ bảo hiểm y tế là 25.176 lượt; năm 2006 là 67.587 lượt)

2.2.1.3. Phương thức thu một phần viện phí 2.2.1.3.1. Thu viện phí

Việc thu một phần viện phí theo quy định của pháp luật thực hiện theo qui định của nghị định 95/CP. Như vậy, về giá thu, cơ cấu chi phí trong giá thu là tương tự như những quy định đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện chỉ riêng đối với người có thẻ bảo hiểm y tế là có cơ quan bảo hiểm y tế kiểm tra giám sát. Đối với việc hướng dẫn, quản lý thu một phần viện phí với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế không có một hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cơ quan nào. Chính vì vậy, việc thu một phần viện phí đối với trường hợp này thường không đúng theo quy định của nghị định 95/CP dẫn tới trong một số trường hợp cụ thể, người có thẻ bảo hiểm y tế có suy nghĩ việc khám chữa bệnh không được quan tâm như đối với người bệnh không có thẻ BHYT.

38

Bảng 2.5. Tổng hợp nguồn thu viện phí qua các năm (2002 – 2006)

STT Năm Người bệnh tự chi trả (triệu đồng) Tỷ lệ tăng hàng năm 1 2002 7.378 2 2003 7.444 0,01% 3 2004 10.424 40% 4 2005 12.800 22,8% 5 2006 16.847 31,6%

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán thu viện phí Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

- Đánh giá ưu nhược điểm, kết luận. Tốc độ tăng nguồn thu một phần viện phí do người bệnh tự chi trả hàng năm đều tăng . Nếu tính theo số tuyệt đối thì sau 5 năm (năm 2002 : 7,378tỷ đồng – 2006 : 16,847tỷ đồng) viện phí thu từ người bệnh tăng 128,34%. Mức tăng thu viện phí của Bệnh viện qua các năm phần nào phản ánh được dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đã từng bước được cải thiện.

2.2.1.3.2. Chi từ nguồn thu viện phí

Bảng 2.6. Nội dung chi từ nguồn thu viện phí qua các năm (2002- 2006) ĐVT : Triệu đồng

Nội dung Năm

2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi cho con người 2.357,9 2.584,8 3.109,8 2.668,3 1.420,0

+ Lương 0,4 511,5 250,9 1.034,4 149,0 + Công 458,0 453,6 569,7 46,0 + Phụ cấp 101,9 332,2 463,7 600,0 156,0 + Chi khác 1.797,6 1.287,5 1.825,5 1.033,9 1.069,0 Chi nghiệp vụ 4.363,8 4.383,4 6.067,8 9.492,3 11.459,0 + Dịch vụ công cộng 372,6 438,0 513,1 555,8 518,0

39

+ VT văn phòng 114,6 49,1 54,1 207,7 195,0 + Thông tin liên lạc 21,2 53,5 42,3 95,9 51,0 + Hội thảo 1,6 8,0 26,9 8,2 1,0 + Công tác phí 64,9 73,7 76,1 222,3 248,0 + Chi thuê mướn 7,1 6,3 38,1 1,1 4 + Sửa chữa, bảo dưỡng

TSCĐ 66,6 82,2 154,1 134,4 162 + Chi Chuyên môn 3.715,2 3.672,6 5.163,1 8.266,9 10.280

Chi mua sắm, sửa chữa 194,7 111,1 600,0 89,5 947,0

+ Mua sắm TSĐ 69,9 111,1 313,6 89,5 947 + SC Lớn TSCĐ 124,8 286,4

Chi khác 461,6 364,7 646,4 549,9 417 Trích nguồn cải cách tiền

lương 2.604,0

Tổng cộng 7.378 7.444 10.424 12.800 16.847

Nguồn số liệu : Báo cáo quyết toán chi viện phí Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng

Nguồn thu viện phí tăng qua các năm. Tuy nhiên, qua bảng số liệu về chi từ nguồn viện phí cho thấy Việc chi từ nguồn thu một phần viện phí cho đầu tư phát triển đạt tỷ lệ thấp (2,5%) so với tổng chi năm 2002 và 5,6% năm 2006.

Như vậy, thu viện phí là giải pháp bù đắp tài chính cho Bệnh Viện nhanh nhất để thu đủ chi, cơ chế chi trả trực tiếp, không mất nhiều thời gian và giấy tờ trong thanh quyết toán. Tuy nhiên, giá viện phí quá rẻ so với giá thành dẫn đến việc thu ngoài quy định hoặc chỉ cung cấp dịch vụ có giá tương xứng với giá thành, những dịch vụ nào có giá thấp hơn nhiều so với gia thành thì Bệnh viện không hào hứng phục vụ.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)