Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược cho các NHTM cũng như đề ra chính sách hỗ trợ cho các NHTM phát triển dịch vụ thẻ thông qua các giải pháp:
- NHNN cần đưa ra một lộ trình và định hướng phát triển thống nhất về nghiệp vụ thẻ, để các NHTM lấy làm căn cứ để xây dựng định hướng cho riêng mình, tránh gây ra những xung đột không đáng có, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và giúp các ngân hàng trong nước có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài.
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.
- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung. - Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.
- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác; Đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá trị lớn, xa xỉ phẩm….
- Phối hợp với các Tổ chức thẻ Quốc tế và các NHTM trong việc hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động dịch vụ thẻ ngân
hàng, định hướng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thẻ đã, đang và sẽ được áp dụng trên thế giới và trong khu vực.
- Có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm quy chế hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh để các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lợi dụng những điều quy định không chặt chẽ để lách luật hoặc cố tính vi phạm thông qua việc liên kết với các ngân hàng cổ phần, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển.
- Có biện pháp thích hợp tác động đến hạ tầng cơ sở kỹ thuật dùng chung cho các hệ thống ATM của các NHTM, tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng và tránh đầu tư lãng phí như thành lập trung tâm chuyển mạch quốc gia và bắt buộc các ngân hàng phải tham gia vào hệ thống này. Bên cạnh đó, cũng phải qui định chặt chẽ việc tuân theo những tiêu chuẩn chung về kỹ thuật để tạo điều kiện kết nối.
3.3.3 Kiến nghị Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
Hiệp hội thẻ cần đứng ra làm trung gian để thỏa thuận thống nhất giữa các ngân hàng, phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thành viên để cùng phát triển, liên kết các Ngân hàng thành viên đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống thanh toán thẻ, tiếp tục thống nhất thu phí phát hành và thu phí chiết khấu ĐVCNT, tạo môi trường kinh doanh thẻ lành mạnh để các NHTM phát triển được ATM và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thẻ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hiệp hội thẻ cần thường xuyên phối hợp với các nhà cung ứng, sản phẩm địch vụ tiên tiến trên thế giới để tổ chức các buổi hội thảo về công nghệ ngân hàng, hội thảo giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới đến các thành viên, giúp các NHTM cùng nhau trau dồi kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lý, giới thiệu các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên về thẻ.
Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực thẻ cho các tầng lớp dân cư là một trong những nhiệm vụ trọng điểm: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ đến với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để từng bước xã hội hóa dịch vụ Thẻ, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật thẻ, sử dụng thẻ an toàn. Hội thẻ sẽ kết hợp với các chương trình sự kiện lớn của đất nước hoặc các ngày lễ lớn thực hiện các chương trình tuyên truyền quảng bá hình ảnh thẻ, thúc đẩy thanh toán thẻ trên các cơ quan thông tấn, báo chí hoặc truyền hình.
Hiệp hội thẻ cần tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, về nội dung: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo; Kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại. Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới thẻ mới của các nước trên thế giới. Kết hợp với các cuộc hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia thẻ của nước ngoài và trong nước có kinh nghiệm. Hội thẻ cũng chú trọng đến các kiến nghị của Ngân hàng tổ chức các đoàn thực tập dài ngày tại các ngân hàng nước ngoài cho các cán bộ của các ngân hàng thành viên.
Đặc biệt phát huy vai trò như người trọng tài, tạo điều kiện và áp dụng các chế tài hợp lý bảo đảm các hội viên tuân thủ các nguyên tắc cạnh tranh trong cùng một sân chơi của cơ chế thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Việt Nam đang phải thực hiện đúng lộ trình về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo đúng cam kết quốc tế. Do đó đây cũng là những cơ hội lớn song cũng là những thách thức không nhỏ trong cạnh tranh thị trường dịch vụ thẻ tại Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại ACB, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp tăng cường nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch
vụ thẻ của ACB, nhằm trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thẻ.
Các giải pháp được đưa ra có tính đồng bộ và khả thi từ hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển; hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh; hoàn thiện công tác nhân sự, đào tạo; nâng cao công tác quản trị điều hành; phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ đến đa dạng hóa sản phẩm; quan tâm đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng; maketing, đổi mới công nghệ và quản trị rủi ro.
Để tạo điều kiện cho các NHTM nói chung và Ngân hàng ACB nói riêng có thể phát triển dịch vụ thẻ, cần có sự hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan.
KẾT LUẬN
Sử dụng và thanh toán bằng thẻ ngày nay đã tự khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các phương tiện thanh toán, chi trả hiện có. Không những vậy, các loại thẻ ngân hàng với tính năng đa dạng và tiện ích, nó đã và đang dần thay thế các hình thức thanh toán truyền thống khác, nó góp phần nâng cao văn minh thanh toán, nâng cao dan trí tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế.
Các sản phảm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ. Nó đã tạo ra mộc cuộc cách mạng trong nghiệp vụ thanh toán của hệ thống Ngân hàng bằng việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất.
Với tính linh hoạt và các tiện ích khi sử dụng, ngay từ khi mới ra đời thẻ đã chinh phục được ngay cả những khách hàng khó tính nhất và và ngày càng khẳng định vị trí của nó trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng.
Hoạt động thẻ của các NH phát triển đã mang đến cho NH một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Bên cạnh đó, phát triển sử dụng thẻ sẽ làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông, là công cụ kých cầu có hiệu quả, giúp Nhà nước kiểm soát được thu nhập và chi tiêu của dân chúng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ.
- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của ACB, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại ACB qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác phát triển thẻ của ACB.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại ACB, luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ thẻ của ACB, nhằm trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thẻ.
- Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước.
Với xu thế phát triển hiện nay, thông qua việc triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, các NHTM không những thực hiện đúng chủ trương hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Chính phủ mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, góp phần xây dựng mội trường tiêu dùng văn minh và hòa nhập với thị trường tài chính ngân hàng quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2004), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ
thống pháp luật cho sự phát triển của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Thương Mại (2004), Phát triển dịch vụ tài chính theo hướng
hội nhập và các giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính của Việt Nam, Hà Nội.
3. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông
tấn, Hà Nội
4. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nxb thống kê .
5. Lê Phương Dũng (1995), Thuật ngữ Anh-Việt thương mại và tài
chính,Nxb Đồng Nai
6. Nguyễn Thị Minh Hiền - Học viện ngân hàng (2007), Giáo trình
marketing Ngân hàng, Nxb Thống kê.
7. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2005-
2008), Báo cáo tình hình phát hành thẻ quốc tế, thẻ nội địa, Hà Nội.
8. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2002-2007), Báo cáo hoạt động kinh
doanh thẻ, Hà Nội.
9. Luật các Tổ chức tín dụng (26/12/1997), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Danh Lương (2011), “ Bàn về rủi ro trong nghiệp vụ thẻ”, Tạp chí
ngân hàng, Hà Nội
11. Lê Văn Tề (1998), Ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Ngân hàng TMCP Á Châu (2012), Sổ tay sản phẩm dịch vụ tài chính
cá nhân.
13. Nguyễn Văn Tiến (2000), Tài chính quốc tế hiện đại, Nxb Thống
14. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội
15. Nguyễn Văn Triện, Kim Ngọc, Ngọc Trịnh (1997), Từ điển thuật ngữ
16. Trịnh Quốc Trung (2010), Maketing ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
17. Lê Văn Tư (2003), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
18. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2002), Quy chế cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
19. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001 - QĐ -
NHNN ngày 31/12/2001, Hà Nội
20. Từ điển kinh tế thị trường hiện đại (2002), Nxb Thống kê, Hà Nội. 21. Đặng Ngọc Viễn (1999), Từ điển Kinh tế học, Nxb Thanh Niên.
22. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2003), Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Tiếng Anh
23. MasterCard Internationnal (1998), The Business of Traud Reduction,
MasterCard University.
24. Visa Business School (2004), Managing Risk Effectively.
25. Visa Business School (2005), The Business of Risk Management.
26. Visa Net 03/2002; Visa Int’l report 2001, 2002.
Website:
27. http:// acb.com.vn 28. http://dantri.com.vn 29. http://vnexpress.net