Khu vực tiếp nhận, phân loại và lưu chứa chất thải

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 28)

Tại khu vực tiếp nhận, rác được đổ từ xe xuống ngăn chứa rác cùng loại, sau đó sẽđược phân loại theo khả năng xử lý. Sau khi phân loại, chất thải sẽ được vận chuyển đến khu thiêu đốt, chôn lấp, tái sinh/tái chế hoặc xử lý hóa lý. Kho lưu giữ chất thải nguy hại được thiết kế thành 04 khu vực như sau:

- Khu vực chứa chất thải nguy hại nhóm tái sinh tái chế và thu hồi có khả năng chứa CTNH dành cho tái sinh tái chế trong vòng 1 tuần. Khu vực này lưu chứa các chất thải như:

+ Dầu nhớt thải

+ Cặn từ súc rửa tàu chở dầu + Thùng chứa hoá chất

+ Các chất thải chứa kim loại như: Zn, Cu, Pb và Fe (vụn kim loại nhiễm hóa chất, xỉ có hàm lượng kim loại cao, ắc qui thải,…)

+ Dung môi hữu cơ

- Khu vực chứa CTNH nhóm xử lý bằng phương pháp nhiệt có khả năng chứa CTNH dành cho đốt trong vòng 1 tuần. Khu vực này lưu giữ các chất thải như:

+ Chất hấp phụ hữu cơ và than hoạt tính

+ Hóa chất hữu cơ thải: sơn, vec ni, keo dán,… + Bùn thải nhiễm CTNH chứa nhiều chất hữu cơ + Bao bì nhiễm CTNH thải

+ Cặn dầu + Bồ hóng

+ Giẻ lau nhiễm CTNH

- Khu vực chứa CTNH nhóm xử lý bằng phương pháp hóa lý/sinh học có khả năng chứa CTNH dành cho xử lý hóa lý trong vòng 1 tuần. Một số chất thải được lưu giữ như:

+ Hóa chất hữu cơ thải (hóa chất BVTV)

+ Dung môi hữu cơ (không xử lý bằng phương pháp thu hồi) + Muối chứa kim loại nặng

+ Các axit và bazơ thải + Các muối cyanua + Các muối sunfua

- Khu vực chứa CTNH nhóm chôn lấp an toàn có thể lưu chứa CTNH trong vòng 06 tháng mùa mưa. Một số chất thải nguy hại thuộc nhóm này như sau: + Bùn chứa kim loại nặng (dạng kết tủa) + Tro, xỉ chứa thành phần nguy hại + Các chất thải chứa amiăng + Bụi vô cơ từ các hệ thống xử lý bụi chứa thành phần nguy hại + Vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng

Sơ đồ bố trí các chất thải nguy hại trong kho mỗi kho chứa được minh họa bằng hình bên dưới (xem hình 4). Các chất thải lưu trong kho được chia thành các

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 26

nhóm nhỏ hơn, các chất thải trong mỗi nhóm có tính chất tương tự nhau. Các ký hiệu trên sơ đồ bố trí kho chứa chất thải nguy hại như sau:

- I là Khu vực chứa chất thải nguy hại nhóm tái sinh tái chế và thu hồi. Trong đó: (1) Dầu nhớt thải, (2) Cặn từ súc rửa tàu chở dầu, (3) Thùng chứa hoá chất, (4 - 7) Các chất thải chứa Zn, Cu, Pb và Fe, (8) Dung môi hữu cơ.

- II là Khu vực chứa CTNH nhóm xử lý bằng phương pháp nhiệt. Trong đó: (1) Chất hấp phụ hữu cơ và than hoạt tính, (2) Hóa chất hữu cơ thải (sơn, vec ni, keo dán), (3) Bùn thải nhiễm CTNH chứa nhiều chất hữu cơ, (4) Bao bì nhiễm CTNH thải, (5) Cặn dầu, (6) Bồ hóng, (7) Giẻ lau nhiễm CTNH.

- III là Khu vực chứa CTNH nhóm xử lý bằng phương pháp hóa lý/sinh học. Trong đó: (1) Hóa chất hữu cơ thải (hóa chất BVTV), (2) Dung môi hữu cơ, (3) Muối chứa kim loại nặng, (4) Các axit thải, (5) các bazơ thải, (6) Các muối cyanua, (7) Các muối sunfua.

- IV là Khu vực chứa CTNH nhóm chôn lấp an toàn và ổn định đóng rắn. Trong đó: (1) Bùn chứa kim loại nặng (dạng kết tủa), (2) Tro và xỉ chứa thành phần nguy hại, (3) Các chất thải chứa amiăng, (4) Bụi vô cơ từ các hệ thống xử lý bụi chứa thành phần nguy hại, (5) Vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng.

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 27 Hình 4. Sơđồ kho lưu chứa chất thải nguy hại

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 28

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)