Lộ trình thiết lập thị trường trao đổi chất thải

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 50)

Các bước xây dựng thị trường trao đổi chất thải

Để tạo lập Thị trường trao đổi chất thải dựa trên hiện trạng hoạt động sẵn có của các cơ sở sản xuất tái sinh tái chế phế liệu (chất thải), cần thiết phải tiến hành 04 bước cơ bản sau:

- Bước 1: Nghiên cứu và xem xét thị trường chất thải hiện có tại Thành phố; - Bước 2: Phát triển kế hoạch/hướng dẫn về việc trao đổi, tái chế chất thải giữa các ngành công nghiệp với nhau;

- Bước 3: Thực hiện kế hoạch chuyển đổi, tái sử dụng chất thải giữa các ngành; - Bước 4: Giám sát những cải tiến và lập kế hoạch mở rộng những chương trình đã thực hiện tốt.

Kế họach hành động chi tiết xây dựng thị trường trao đổi chất thải

Kế hoạch hành động chi tiết được trình bày trong bảng 7. Kế hoạch hành động chi tiết được trình bày trên cụ thể hóa lộ trình xây dựng thị trường trao đổi chất thải – trung tâm trao đổi chất thải. Kế hoạch được xây dựng cho giai đoạn đầu của phiên lộ trình, từ nay (2008) cho đến hết năm 2012.

Giai đoạn 2 là từ năm 2012 đến 2020 sẽ được hoạch định chương trình chi tiết sau. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 1 này là (i)điều tra, giám sát và quản lý thống nhất các nguồn thải, đặc tính dòng thải, kiếm tìm cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp có tiềm năng thực hiện trao đổi chất thải trong thị trường trao đổi; (ii)thành lập trung tâm trao đổi chất thải, thực hiện tuyên truyền về quay vòng chất thải; (iii)thực hiện việc trao đổi giữa một số ngành ưu tiên và cho 03 KCN điển hình; (iv)đánh giá kết quả bước đầu và hiệu quả hoạt động của thị trường; (v)đúc rút bài học kinh nghiệm và có biện pháp cải thiện; (vi)xây dựng chương trình giám sát cho các cơ sở đồng thời nghiên cứu mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô của thị trường.

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 48

Bảng 7-Kế hoạch hành động chi tiết Nội dung hành động Thời gian

Bước Nội dung Bắt đầu Kết thúc

Cơ quan thực hiện

Nội dung 1

Xem xét các loại CTCN và phương pháp thải bỏ hiện tại

01/2009 06/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét các dữ liệu hiện có, BQL KCN – KCX

(Hepza) hợp tác và sự tham gia của một vài chuyên gia.

Nội dung 2

Xem xét điều kiện cơ sở, thực thi chuyển đổi, quay vòng chất thải

01/2009 06/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo điều tra, cần có sự tham gia của Sở Công

nghiệp và chính quyền địa phương. Bước 1

Nghiên cứu và xem xét thị trường chất thải hiện có tại Thành phố

Nội dung 3

Đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường

06/2009 08/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp

Nội dung 4

Tiến hành kế hoạch chuyển đổi và quay vòng chất thải theo thứ tự ngành nghề ưu tiên

08/2009 10/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị kế hoạch, các chuyên gia địa phương hợp tác trao đổi thông tin.

Nội dung 5

Tối ưu hóa kế hoạch

10/2009 12/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường Nội dung 6

Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải

01/2010 06/2010 Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì dưới sự chỉ đạo của UBND TP cùng với sự tham gia của các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2

Phát triển kế hoạch/hướng dẫn về việc trao đổi, tái chế chất thải giữa các ngành công nghiệp với nhau

Nội dung 7

Xây dựng kế hoạch và tài liệu hướng dẫn

01/2010 02/2010 Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Hepza.

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 49

Nội dung 8

Gia tăng nhận thức về ý nghĩa của việc trao đổi chất thải

02/2010 06/2010 Sở Tài nguyên và Môi trường / Hepza chủ trì, sử dụng các chuyên gia địa phương. Nội dung 9

Thực hiện trao đổi và tái chế chất thải ở một số lĩnh vực ưu tiên

06/2010 12/2010 Sở Tài nguyên và Môi trường / Hepza với các công ty tương ứng với kế hoạch của chương trình, cần có sự tham gia của chính quyền địa phương.

Bước 3

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi, tái sử dụng chất thải giữa các ngành

Nội dung 10

Tiến hành trao đổi chất thải ở 03 khu công nghiệp ưu tiên

12/2010 06/2011 Sở Tài nguyên và Môi trường / Hepza / Sở Công nghiệp chủ trì các KCN thực hiện. Nội dung 11

Lập kế hoạch giám sát cho các cơ sở

06/2011 12/2012 Sở Tài nguyên và Môi trường và Hepza. Bước 4

Giám sát những cải tiến và lập kế hoạch mở rộng những chương trình

đã thực hiện tốt Nội dung 12

Lập kế hoạch mở rộng chương trình cho tất cả các lĩnh vực công nghiệp khác và các khu vực khác

06/2011 12/2012 Sở Tài nguyên và Môi trường và Hepza đồng thời xem xét lắp đặt đường dây nóng về môi trường.

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 50

Trên đây là những nội dung trọng tâm đã được hoạch định trong giai đoạn 1. Đó là những nội dung chính, còn trong quá trình thực hiện tùy theo tình hình thực tế và những vấn đề nảy sinh mà kế hoạch có thể được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Khung thời gian dành cho mỗi hoạt động chỉ mang tính tương đối, khi cần thiết phải có sựđiều chỉnh linh hoạt nhằm bảo đảm hiệu quả công việc cần thực hiện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 50)