Tổng quan về các định hướng quy hoạch hệ thống quản lý CTCNNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 46)

LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH

4.2.1. Tổng quan về các định hướng quy hoạch hệ thống quản lý CTCNNH TP.HỒ CHÍ MINH TP.HỒ CHÍ MINH

Mục tiêu quy hoạch tổng quát

1. Từng bước giảm thiểu ảnh hưởng của các loại chất thải rắn công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng đến môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

2. Liên tục áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới phù hợp với điều kiện thực tếđể nâng cao hiệu quả của hệ thống kỹ thuật tồn trữ, thu gom, vận chuyển, sinh/tái chế, xử lý và tiêu hủy các loại chất thải, giảm việc khai thác các nguồn tài nguyên/nhiên liệu thiên nhiên không tái tạo và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên/nhiên liệu thiên nhiên có thể tái tạo.

3. Không ngừng nâng cao ý thức của mọi tầng lớp trong xã hội về CTCNNH và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, bao gồm cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và văn bản pháp qui, trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu quy hoạch cụ thể

Giai đoạn 2008-2012 Hệ Thống Kỹ Thuật – Công Nghệ

− Tiêu chuẩn hoá các thiết bị tồn trữ và vận chuyển dành riêng cho CTCNNH tại từng KCN-KCX và của hệ thống chung của tòan thành phố; − Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các giải pháp và thiết bị phân lọai triệt

để và thu gom tại nguồn các lọai hình CTCNNH tại từng doanh nghiệp có phát sinh ra CTNH.

− Hoàn thành qui hoạch và tiến hành ngay việc đầu tư xây dựng các hạng mục tương ứng của Khu liên hợp xử lý CTCNNH như định hướng ở chương 3. Theo trình tự thì trước mắt ưu tiên cho các khu vực (hạng mục công trình) tái sinh/tái chế, xử lý hóa lý và thiêu đốt, sau đó sẽ tiếp tục với các hạng mục còn lại.

− Liên tục áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới cho các cơ sở tái sinh/tái chế và xử lý lớn. Mục đích để đạt đến tái sinh/tái chế 80-85% chất thải nguy hại tạo ra.

Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước

* Bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp qui về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại:

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 44

− Qui chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. − Qui chế quản lý các hoạt động tái sinh và tái chế (nói chung, trong đó có

nội dung đề cập rõ ràng đến CTCNNH) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

− Qui định rõ ràng về việc thu phí xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhất là cho từng ngành công nghiệp cụ thể. * Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà Nước về quản lý chất thải nói chung (trong đó bao gồm cả CTCNNH), bao gồm cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, từ thành phốđến phường xã, thích hợp với mô hình quản lý đô thị mới.

* Xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý chất thải nguy hại:

− Hòan thiện tốt việc đăng ký chủ nguồn thải CTCN cho tất cả các đối tượng sản xuất công nghiệp.

− Khởi động và thực hiện các nội dung liên quan đến thị trường trao đổi chất thải chung của thành phố và khu vực, trong đó làm rõ những nội dung liên quan đến việc trao đổi các lọai hình CTCNNH.

− Triển khai ngay Chương trình phân loại chất thải nguy hại tại nguồn (tại từng doanh nghiệp và từng KCN-KCX) song song với việc đăng ký chủ nguồn thải ;

− Triển khai toàn diện Chương trình thu phí đối với chất thải công nghiệp nguy hại

− Triển khai các Chương trình và giải pháp tái sinh/tái chế chất thải các lọai (trong đó làm rõ nội dung cho CTCNNH).

− Triển khai Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng vềảnh hưởng và quản lý chất thải nguy hại;

− Triển khai các Chương trình đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật-công nghệ và quản lý cho cán bộ cơ sở và các đối tượng khác liên quan đến CTCNNH;

− Đẩy mạnh các Chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ và quản lý chất thải công nghiệp nói chung và CTCNNH nói riêng; ♦ Giai đoạn 2012-2016

Hệ Thống Kỹ Thuật – Công Nghệ

− Bổ sung và hoàn thiện tiêu chuẩn các thiết bị tồn trữ, thu gom và vận chuyển;

− Tiêu chuẩn hóa các thiết bị tái sinh/tái chế và xử lý chất thải.

− Xây dựng khu liên hiệp tái sinh/tái chế và xử lý chất thải giai đọan 2, có thể xem như giai đọan mở rộng để tính đến việc xử lý CTCNNH cho tòan bộ khu vực vùng KTTĐPN.

− Tăng tỷ lệ tái sinh/tái chế 90-95% chất thải tại các khu liên hợp xử lý.

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 45

− Bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp qui. − Hoàn chỉnh hệ thống quản lý Nhà Nước.

− Thực hiện và hòan thiện các chương trình quản lý chất thải như giai đọan trước đã khởi động.

− Tiếp tục hòan thiện thực hiện các nội dung liên quan đến thị trường trao đổi chất thải chung của thành phố và khu vực, trong đó làm rõ những nội dung liên quan đến việc trao đổi các lọai hình CTCNNH.

Giai đoạn 2017-2020 Hệ Thống Kỹ Thuật – Công Nghệ

− Hiện đại hóa, tự động hóa và chương trình hóa (vi tính) toàn bộ hệ thống kỹ thuật.

− Tái sinh/tái chế 99% lượng chất thải đang phát sinh và tái sinh/tái chế lượng chất thải đã chôn lấp an tòan.

Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước

− Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui.

− Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống cấu trúc tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước.

− Hoàn chỉnh vận hành thị trường trao đổi chất thải chung của thành phố và khu vực, trong đó bắt đầu làm rõ sự tham gia của thị trường với quốc tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)