Xuất các chương trình và giải pháp cụ thể hổ trợ cho quy hoạch hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 53)

quản lý CTR-CTNH Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2020

Chương trình 1-Thiết lập các chương trình phân loại CTNH tại nguồn

Phân loại chất thải tại nguồn là sự phân chia các vật chất không còn được sử dụng, những vật chất này bình thường được đưa vào quy trình thu gom rồi chuyển đến địa điểm chôn lấp. Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã có một số quận huyện thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn đối với rác sinh hoạt và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Cách phân loại chủ yếu là tách rác hữu cơ và rác vô cơ thành 2 loại, để trong hai túi nylon màu xanh (rác hữu cơ) và màu xám hoặc đen (rác vô cơ). Đối với CTRCN – CTNH đề cập ở đây, nhất thiết chương trình phân loại rác tại nguồn cũng phải có một số điểm khác biệt nhất định, tương thích với đặc tính nguy hại của loại hình chất thải này.

Có nhiều hình thức phân loại chất thải khác nhau:

ƒ Phân loại thành chất vô cơ và chất hữu cơ,

ƒ Phân loại thành rác có thể cháy và rác không thể cháy,

ƒ Phân loại thành chất thải có thểđem cho, bán hoặc đổi,

ƒ Phân loại có tính truyền thống ở hộ gia đình…

Đối với chất thải công nghiệp – chất thải nguy hại, việc phân loại tại nguồn trước đây chủ yếu là để tách riêng chất thải nguy hại khỏi chất thải công nghiệp. Nhất là trong tình hình hiện nay ở Thành phố, rằng chất thải công nghiệp (và cả chất thải nguy hại) đang bị lẫn lộn với chất thải sinh hoạt (!) Đây là một tồn tại cần được sớm giải quyết để hạn chế cơ bản những rủi ro cho con người và môi trường từ chất thải nguy hại nói riêng và chất thải công nghiệp nói chung.

Nhưng vấn đề phân loại chất thải tại nguồn đề cập ở đây là việc phân loại CTCN – CTNH nhằm mục đích tái sinh tái chế. Có nghĩa là phân tách dòng thải thành các luồng thải có khả năng tái sinh tái chế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tái sinh tái chế tiếp sau đó. Để làm được điều này cần thiết phải có một chương trình cụ thể với những hướng dẫn chi tiết về cách thức phân loại cũng như một số hỗ trợ đi kèm như cung cấp bao bì phục vụ cho phân loại, tạo thị trường cho các luồng chất thải có khả năng tái sinh tái chế đã được phân loại, định rõ “đường đi” của các thành phần chất thải đã phân loại…

Một số lợi ích đem lại của hình thức phân loại tại nguồn là:

ƒ Các nguyên liệu sau tiêu dùng sẽ có thể bảo đảm sạch hơn do vậy có giá trị cao hơn;

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 51

ƒ Sự phục hồi các vật liệu bảo đảm tính hiệu quả cao hơn;

ƒ Giảm được đáng kể lượng chất thải chởđến các bãi chôn lấp, giảm áp lực cho các khâu xử lý sau đó;

ƒ Tạo nguồn đầu vào cho thị trường trao đổi chất thải đồng thời nâng cao giá bán chất thải có thể tái sinh tái chế;

ƒ Giảm chi phí cho việc phân loại trước khi tiến hành tái chế…

Một số yếu tố cần chú ý để đạt hiệu quả khi thực hiện chương trình phân loại tại nguồn:

ƒ Vấn đề tồn tại thị trường cho các vật liệu phân loại tại nguồn;

ƒ Sự cộng tác tích cực của chính quyền địa phương;

ƒ Phân loại tại nguồn cần được xây dựng trên cơ sở hệ thống hiện hành;

ƒ Cần có sự tham gia của cộng đồng;

ƒ Cần có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền…

Hình thức phân loại này là hình thức phân loại chất thải tại nguồn có tổ chức, thường là do nhà nước quy định. Do đó hình thức này thường mang tính cưỡng chế thi hành và đem lại hiệu quả nhất định tương đối khả quan. Thiết lập các chương trình phân loại rác tại nguồn và đưa vào quy định buộc các công ty, các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đưa ra quy chế và biện pháp thực hiện. Phân loại rác tại nguồn có thể giúp giảm áp lực cho khâu xử lý sau đó đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái quay vòng chất thải. Vấn đề phân loại rác tại nguồn đối với rác đô thị đã được tiến hành thử nghiệm ở nhiều nơi nhưng đối với rác công nghiệp – rác nguy hại thì còn chưa phổ biến lắm. Quy chế và biện pháp phân loại tại nguồn chất thải nguy hại nếu được ban hành sẽ là công cụ pháp lý cần thiết đẩy mạnh công tác này.

Chương trình 2 - Nâng cao ý thức cộng đồng về BVMT và giảm thiểu chất thải cũng như

lợi ích của việc tái chế qua tuyên truyền và giáo dục

Không những các nhân viên trong nhà máy phải nắm được lợi ích của việc tái chế và cách thức phân loại tại nguồn mà cộng đồng cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tái chế chất thải. Các biện pháp tuyên truyền và giáo dục về BVMT và giảm thiểu chất thải cần được xem là một trong những khâu không thể thiếu đối với bất cứ một chương trình hành động cụ thể nào trong toàn bộ quá trình quy hoạch xây dựng hệ thống quản lý.

Nâng cao ý thức cộng đồng về BVMT và giảm thiểu chất thải và lợi ích của việc tái chế cần phải được phổ biến. Các hình thức tuyên truyền mang tính truyền thống như phát tờ rơi, xuất bản tập san thông tin về thị trường chất thải và thông báo các nguồn thải có thể tái sinh tái chế hiện có… là những hình thức phổ biến thông tin đã được thực hiện từ rất lâu và vẫn mang lại những hiệu quảđáng kể. Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, một số hình thức trao đổi thông tin liên lạc hứa hẹn hiệu quả cao hơn có thể được áp dụng, như: thông tin trên mạng Internet, đăng nhập tìm kiếm thông tin trên website chuyên ngành…

Lợi ích của tái chế chất thải là một phần nội dung tương đối mới so với các nội dung tuyên truyền truyền thống. Việc tái chế tuy đã được thực hiện trong cộng đồng từ rất lâu

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 52

và cũng không phải là việc làm mới mẻ trong các ngành công nghiệp, nhưng hình thức thu gom, phân loại chất thải cho mục đích tái chế và phương cách tái sinh tái chế chất thải hiệu quả nhất thì cho đến nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tuyên truyền chính là cầu nối có thể đưa những ý niệm này đến từng cá thể trong từng ngành công nghiệp nói riêng và cộng đồng trong nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề đánh giá phản hồi của công tác tuyên truyền cũng cần được quan tâm nhằm lượng giá chính xác hiệu quả mang lại đồng thời rút ra những hạn chế nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả hơn.

Chương trình 3-Nâng cao kiến thức của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy về chất thải và CTNH

Chương trình này có thể giúp họ phân biệt được chất thải loại nào là CTNH, loại nào là không nguy hại, tác hại đến môi trường nếu thải bỏ không đúng quy cách; loại nào có thể tái chế, loại nào không thể tái chế được. Tăng cường nhận thức của họ về vấn đề môi trường - là một trong những nhân tố quyết định thành công của chương trình phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn.

Cán bộ - công nhân viên là những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải công nghiệp. Nhưng phần lớn họ chưa được trang bị các kiến thức về chất thải, đặc biệt là CTNH. Đây là một vấn đề đáng quan tâm nhằm mục đích trước nhất là bảo vệ sức khoẻ người lao động và tiếp đó là hỗ trợ công tác phân loại chất thải tại nguồn hiệu quả hơn.

Các hình thức giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên có thể kểđến như tổ chức các khoá tập huấn ngắn hạn về CTCN – CTNH cho đại diện công nhân viên rồi hướng dẫn họ về tuyên truyền phổ biến lại cho nhiều người khác; kết hợp với các hình thức tuyên truyền về BVMT khác được trình bày ở phần trên…

Để thực hiện được nội dung này cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng hữu quan như Phòng tuyên truyền giáo dục môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường, HEPZA, Phòng quản lý môi trường các quận huyện và các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, tổ chức Công đoàn…

Chương trình 4 - Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước các hoạt động tái chế

Các hoạt động tái chếở Thành phố hiện nay đang rất phức tạp (nhưđã trình bày ở phần trên), hoạt động một cách tự phát, không tổ chức, không định hướng và thiếu sự quản lý của Nhà nước. Với sự phát triển thiếu sự quy hoạch như vậy nếu không sớm được quan tâm giải quyết sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, “mạnh ai người ấy lo”. Do đó sự cần thiết có sự quản lý Nhà nước cho các hoạt động tái sinh tái chế là điều không thể không chú ý. Theo đó các giải pháp cả về pháp lý, tài chính và cả công nghệ cần được xem xét áp dụng hợp lý cho các cơ sở này. Một yếu tố cần quan tâm đặc biệt ở các cơ sở nhỏ này là các vấn đề môi trường xuất hiện trong quá trình thu gom, tái sinh tái chế chất thải hiện nay đang ở ngoài tầm kiểm soát. Các quy trình tái chế có những công đoạn có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Phần lớn các cơ sở tái chế đều có quy mô nhỏ, đầu tư công nghệ và cảđầu tư cho môi trường còn rất hạn chế.

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 53

Nhà nước cần tập trung quản lý một cách tổng thể các cơ sở tái chế, giám sát về mặt môi trường, trợ giúp vốn, kỹ thuật. Đầu tư các giải pháp công nghệ nhằm tối ưu hiệu quả tái chế và chuyển giao công nghệ cho các nhà máy tái chế. Nhiệm vụ quy hoạch công nghệ, tài chính, chính sách quản lý… và thiết lập thị trường đầu ra cho các sản phẩm tái chế là những nội dung quy hoạch quan trọng.

Ngoài ra, Nhà nước phải có định hướng phát triển công nghiệp tập trung vào những mặt nào để từđó định hướng phát triển cho các ngành tái chế.

Theo những vấn đề đã được trình bày thì việc thành lập trung tâm trao đổi chất thải đóng vai trò hạt nhân cho thị trường trao đổi chất thải thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến hoạt động tái sinh tái chế đồng thời cũng là cách thức mà Nhà nước quản lý các hoạt động này. Với chức năng và nhiệm vụđược giao, Trung tâm trao đổi chất thải hứa hẹn sẽ thực hiện tốt định hướng quản lý và phát triển ngành công nghiệp tái chế của Nhà nước. Chương trình nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tái chế là một nội dung lớn cần có sự hoạch định cụ thể một cách thận trọng, và cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành hữu quan.

Đề xuất di dời các cơ sở tái chế vào KCN tái chế tập trung

Thực chất thì trong những năm qua thành phố đã triển khai chương trình di dời ô nhiễm công nghiệp vào các KCN tập trung và hầu hết các cơ sở tái chế phế liệu hiện nay với mức độ ô nhiễm khá nghiêm trọng đã nằm trong danh sách các cơ sở phải di dời theo các kế hoạch của thành phố. Phần này của báo cáo chỉ đề cập đến việc di dời của các cơ sở tái chế này.

Phần lớn các cơ sở tái chế phế liệu tại TpHCM đều nằm rải rác xen lẫn trong các khu dân cư nên rất khó quản lý, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của người dân. Vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này, Nhà nước cần phải có các biện pháp cụ thể nhằm di dời toàn bộ các cơ sở tái chế trong địa bàn Thành phố vào KCN tái chế tập trung nằm ở ngoại thành.

Mục tiêu di dời:

ƒ Di chuyển tất cả các xí nghiệp ô nhiễm (mà hầu hết các cơ sở tái chế phế liệu đều nằm trong diện này) vào các KCN và vùng phụ cận.

ƒ Quy hoạch và di dời các hoạt động sản xuất có thể gây ô nhiễm, tái tổ chức cấp phép cho các dự án đầu tư mới, những dự án được phân loại như các nhóm gây ô nhiễm.

ƒ Nối kết với chương trình để di dời các xí nghiệp TTCN, xây dựng các làng nghề thủ công, tạo nên sự hợp tác diện rộng, bền vững và hợp nhất.

ƒ Phát triển các KCN ở TpHCM theo quy hoạch được yêu cầu.

Các nội dung cần thực hiện cho công tác di dời như sau:

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 54

- Lập báo cáo về các ngành sản xuất cần phải di dời đầu tiên. - Khảo sát và xác định nơi sẽ di dời đến.

ƒ Xây dựng dự án: - Lập kế hoạch di dời.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời với sự chủ trì của Sở Công nghiệp và có sự tham gia của các chuyên gia trong thành phố.

ƒ Thực hiện dự án:

- Thu thập tài liệu, khảo sát đánh giá tác động môi trường, đảm bảo công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc sản xuất, phát triển của các cơ sở và cải thiện tối đa các ảnh hưởng đến môi trường.

- Chọn cơ sởđể xây dựng kế hoạch di dời đầu tiên.

- Nghiên cứu xây dựng các chếđộ, chính sách về vốn, khuyến khích hỗ trợ di dời. - Tiến hành di dời.

ƒ Giám sát việc di dời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành lập ban chỉđạo di dời do UBND TP và Sở Công nghiệp chỉđạo.

- Giám sát kế hoạch và thực hiện công tác di dời nhằm bảo đảm công tác di dời có hiệu quả nhất.

- Hội thảo tổng kết công tác di dời, rút ra các bài học.

ƒ Xây dựng kế hoạch di dời mới: trên cơ sở những kết quảđạt được của công tác di dời đợt đầu, xây dựng kế hoạch di dời mới hợp lý và có hiệu quả hơn.

Các ngành tái chế chất thải ưu tiên di dời đầu tiên là những ngành có tải lượng ô nhiễm cao, đặc biệt là những ngành tái sinh, tái chế CTNH. Dự kiến đến năm 2010, toàn bộ các cơ sở tái chế chất thải trong nội thành sẽđược di dời vào các KCN tái chế tập trung. Các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng mà không còn giải pháp nào cải thiện thì phải tiến hành đóng cửa.

Khó khăn lớn nhất trong công tác di dời hiện nay là vấn đề vốn và mặt bằng đối với các cơ sở vừa và nhỏ. Thành phố hiện đang có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện tốt chủ trương di dời của Thành phố. Một số nội dung hỗ trợ như sau

Đối với các cơ sở phải di dời địa điểm

ƒ Giải quyết địa điểm mới

- Sát nhập vào cơ sở sản xuất cùng loại tại địa điểm thích hợp;

- Đưa vào khu công nghiệp tập trung;

Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 55

ƒ Cơ chế vềđất đai, cơ sở vật chất

- Được bán chuyển nhượng diện tích đất đang sử dụng;

- Được chuyển đổi diện tích đất đang sử dụng

ƒ Hỗ trợ về tài chính

- Hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di chuyển, xây dựng và ổn định sản xuất;

- Hỗ trợđối với các thiệt hại do di dời, xây nơi mới;

- Hỗ trợ thiệt hại do ngừng sản xuất trong khi di dời và xây dựng mới;

- Hỗ trợ về thu nhập và ổn định đời sống người lao động trong thời gian di dời và

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm tom tat (Trang 53)