Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An (Trang 65)

thông qua việc sử dụng các công cụ cạnh tranh.

* Cạnh tranh bằng sản phẩm

Hiện nay ngân hàng ĐT&PTNA đang cung ứng ra thị trường các sản phẩm tín dụng như: Bổ sung vốn lưu động; tài trợ xuất nhập khẩu; cho vay xây, sửa, mua nhà; cho vay mua máy móc thiết bị; cho vay du học; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay đầu tư bất động sản, cho vay tiêu dùng…

Qua khảo sát thực tế thì những sản phẩm mà ngân hàng ĐT&PTNA có thì các ngân hàng thương mại khác đều có. Và ngược lại những sản phẩm mà ngân hàng thương mại khác có thì ngân hàng ĐT&PTNA cũng có. Điều đó

chứng tỏ ngân hàng ĐT&PTNA không có sản phẩm nào mà khác biệt hoá với những sản phẩm đang tồn tại trên thị trường.

Ngoài ra thì để biết được chất lượng sản phẩm của sản phẩm tín dụng thì khách hàng thường quan tâm tới sản phẩm của ngân hàng cung cấp có những tiện ích gì và chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng ra sao? Vì thế qua cuộc khảo sát các khách hàng thì ta có kết quả sau: Đối với ngân hàng ĐT&PTNA thì 33% đánh giá là rất tốt, 38% đánh giá là tốt và 25% đánh giá là bình thường và 6% đánh giá là không tốt. Trong khi đó, đối với ngân hàng Ngoại thương thì 42% đánh giá là rất tốt, 39% đánh giá là tốt và 19% đánh giá là bình thường. Còn đối với ngân hàng Công thương thì 37% đánh giá là rất tốt, 48% đánh giá là tốt, và 15% đánh giá là bình thường… Như vậy ta thấy về chất lượng sản phẩm thì ngân hàng ĐT&PTNA cũng không có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác.

Nói tóm lại, về sản phẩm tín dụng ngân hàng ĐT&PTNA không có khả năng cạnh tranh được so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng ĐT&PTNA nên cố gắng hơn nữa trong việc đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là đưa ra các sản phẩm mà có sự khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

* Cạnh tranh bằng giá

Lãi suất có vai trò rất quan trọng đối với khách hàng. Một khách hàng có thể dễ dàng bỏ ngân hàng mà mình đang giao dịch để tìm đến một ngân hàng khác mà có lãi suất cho vay thấp hơn. Vì thế đây là một công cụ rất quan trọng để thu hút khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Để biết được ngân hàng ĐT&PTNA có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường hay không thì bằng phương pháp thu thập thông tin ta có biểu lãi suất cho vay của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An tại thời điểm ngày 2/3/2007 như sau:

Bảng 2.8: Lãi suất cho vay của ngân hàng ĐT&PTNA và một số đối thủ cạnh tranh chính

Đơn vị tính: % / tháng

CHỈ TIÊU Ngoại

thương

Công

thương ĐT&PT NN&PT Bắc Á Cho vay ngắn hạn hạn

mức 0,92 0,92 0,92 0,93 0,95-1,05

Cho vay ngắn hạn món 0,93 0,95 0,94 0,94 0,95-1,05

Cho vay ngân hàng cầm

cố các giấy tờ có giá 0,86 0,86 0,85 0,86 0,95

Cho vay bằng đôla 6.1 6.2 6.4 6.4 6.5-6.8

(Nguồn: NH Ngoại thương, Công thương, Đầu tư, Nông nghiệp, Bắc Á)

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy: Các ngân hàng quốc doanh có mức lãi suất gần tương đương nhau, còn ngân hàng ngoài quốc doanh là có lãi suất cao hơn hẳn. Nhưng trong khối ngân hàng quốc doanh thì lãi suất của ngân hàng ĐT&PTNA và ngân hàng Ngoại thương có ưu thế hơn 2 ngân hàng Công thương và Nông nghiệp. Trong đó ngân hàng ĐT&PTNA có lãi suất cho vay của ngân hàng ĐT&PTNA cao hơn ngân hàng Ngoại thương về cho vay ngắn

hạn món là 0,01%, và cho vay bằng đôla là 0,2% . Vì vậy nhìn chung thì ngân hàng ĐT&PTNA vẫn có khả năng cạnh tranh so với các thương mại khác trong khu vực.

* Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Tại địa bàn tỉnh Nghệ An thì ngân hàng ĐT&PTNA đã có 9 điểm giao dịch. Trong đó tại trung tâm thành phố thì chỉ có 3 điểm giao dịch, còn những địa điểm khác thì nằm rải rác ở các huyện thị của địa bàn Tỉnh. Nếu so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực thì ta thấy: Ngân hàng Ngoại thương có tới 12 địa điểm giao dịch, trong lúc đó chỉ tính riêng ở thành phố vinh đã có 6 phòng giao dịch, còn ngân hàng Nông nghiệp và phát nông thôn có 18 điểm giao dịch tập trung đến tận các phường xã, ngân hàng Công thương thì cũng có đến 11điểm giao dịch… ngoài ra thì các ngân hàng thương mại cổ phần đang ồ ạt mở thêm các phòng giao dịch ở những địa điểm chính của trung tâm thành phố. Như vậy ta thấy mạng lưới phân phối của ngân hàng ĐT&PTNA quá mỏng so với các ngân hàng thương mại khác ở đây. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA trên thị trường.

Ngoài ra thì ngân hàng ĐT&PTNA mạng lưới phân phối đã ít lại tập trung tại những trục đường phụ, điều này làm giảm sự thuận tiện, sự quảng cáo thương hiệu, sản phẩm…Trong lúc đó các ngân hàng khác hầu như đều có phòng giao dịch tập trung trên trục đường Quang Trung là trục đường chính nhất ở TP Vinh. Do đó ta thấy mạng lưới phân phối của ngân hàng ĐT&PTNA không có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong khu vực. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng thêm đầu tư nhiều hơn nữa vào việc mở rộng các phòng giao dịch tập trung ở những nơi đông dân cư, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

* Cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến bán

Để thấy được ngân hàng ĐT&PTNA đã sử dụng công cụ cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến bán như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì ta xem xét chi phí để thực hiện quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng… mà ngân hàng đã bỏ ra trong năm 2007. và so với các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng thì ta thấy:

Trong năm 2007 ngân hàng ĐT&PTNA đã chi phí hết 758 triệu đồng tiền quảng cáo, Trong lúc đó ngân hàng Ngoại thương đã chi phí lên đến 1,52 tỷ đồng tiền quảng cáo, và ngân hàng Công thương đã chi phí hết 984 triệu đồng, ngân hàng Nông nghiệp là 1,105 tỷ đồng.

Như vậy ta thấy chi phí mà ngân hàng ĐT&PTNA bỏ ra ít nhất so với các ngân hàng thương mại quốc doanh ở đây. Chính vì thế mà ngân hàng đã rất ít sử dụng các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chủ yếu sử dụng các tờ rơi đặt tại các điểm giao dịch. Khách hàng khi muốn biết thông tin về ngân hàng thường truy cập trên trang web của hệ thống ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đồng thời hoạt động quan hệ công chúng cũng có hoạt động nhưng không nhiều. Trong lúc đó thì các ngân hàng khác thì không những sử dụng các hình thức quảng cáo mà ngân hàng ĐT&PTNA đã sử dụng mà còn quảng cáo sản phẩm của ngân hàng lên các thông tin đại chúng như tivi, báo, đài …

Ngoài ra thì ngân hàng ĐT&PTNA chưa từng sử dụng hình thức khuyến mãi cho những khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng nói chung và sản phẩm tín dụng ngắn hạn nói riêng, mà không chỉ riêng ngân hàng ĐT&PTNA mà các ngân hàng thương mại khác cũng vậy. Vì vậy trong thời gian tới thì ngân hàng nên sử dụng hình thức này nhằm vừa thu hút khách hàng lại vừa tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

Thông qua các chỉ tiêu cạnh tranh và công cụ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ta có thể đánh giá tổng quát về khả năng cạnh tranh của Ngân hàng ĐT&PTNA bằng phương pháp thăm dò ý kiến của khách hàng. Phương pháp này được tiến hành như sau: Phát phiếu điều tra cho 100 khách hàng trên địa bàn thành phố Vinh (có đính kèm ở phụ lục). Trong đó mỗi câu hỏi thì người được hỏi chỉ cần tích dấu X nào một trong 5 câu trả lời đã đưa ra. Trong đó mỗi câu trả lời sẽ có mức điểm lần lượt tương ứng từ 5 xuống 1 ( tức là tốt nhất sẽ được 5 điểm, còn kém nhất là được 1 điểm). Kết quả sẽ được lấy điểm trung bình thì ta được bảng sau:

Bảng 2.9: Xếp loại khả năng cạnh tranh của 1 số Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.

CHỈ TIÊU Ngoại

thương

Công

thương ĐT&PT NN&NT

1. Kênh phân phối 4,5 4,1 3,2 4,7

2. Lãi suất cho vay 4,6 4,2 4,5 4,0

3. Chất lượng sản phẩm 4,5 4,0 4,1 3,3

4. Con người (Phong cách làm việc, khả năng giao tiếp, phục vụ…)

4,2 4,3 4,0 3,0

5. Xúc tiến bán (quảng cáo,

khuyến mãi…) 4,1 3,9 3,7 3,8

Để thấy rõ hơn khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Nghệ An thì ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: 0 1 2 3 4 5

Kênh phân phối

Lãi suất cho vay

Chất lượng sản phẩm Con người Xúc tiến bán Tiềm lực tài chính NN&PT Ngoại thương Công thương ĐT&PT

Như vậy, nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy được: Mỗi ngân hàng thương mại ứng với một hình lục giác mà đỉnh là các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng, theo đó ngân hàng nào có khả năng cạnh tranh nhất thì sẽ có diện tích hình lục giác là lớn nhất. Đồng thời qua đó ta cũng thấy được thế mạnh riêng của các ngân hàng. Ví dụ như về kênh phân phối thì ngân hàng NN&PT là có lợi thế nhất, về lãi suất thì ngân hàng ngoại thương là có lợi thế nhất…

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA trong hoạt động tín dụng ngắn hạn

2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

* Tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường

Vào những năm 1990 trở về trước, hoạt động ngân hàng gần như nằm trọn trong tay cuả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn: Ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhưng từ khi đổi mới hệ thống ngân hàng cũng thay đổi với sự gia nhập của tài chính của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng khác.

Như vậy, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PTNA thật sự khó để mở rộng trước một lực lượng đông đảo các ngân hàng đều cung cấp tín dụng ngắn hạn cho thị trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng mới tham gia thị trường tuy gặp khó khăn về vốn tự có thấp, uy tín chưa có, tốn chi phí để lôi kéo khách hàng nhưng họ lại có lợi thế khi khai thác những mảng thị trường mà ngân hàng lớn còn bỏ ngỏ cùng với việc không ngừng cải tiến cung cấp những sản phẩm mang tính khác biệt và có nhiều tiện ích hơn hẳn.

Theo truyền thống, Ngân hàng ĐT&PTNA phục vụ đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây lắp. Nhưng với một thị trường có số lượng ngân hàng đông đảo như hiện nay thì lĩnh vực này như một miếng bánh mà bất cứ ngân hàng nào cũng có thể lấy phần. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PTNA giảm.

* Tác nhân từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn (cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng…) có thể nói tất cả các ngân hàng đều là đối thủ cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA. Lí do vì ngân hàng nào cũng cung ứng dịch vụ này. Các NHTM quốc doanh có uy tín lâu năm, có nhiều khách hàng quan hệ tín dụng ngắn hạn truyền thống, có nhiều khách hàng quan hệ tín dụng ngắn hạn truyền thống; các ngân hàng thương mại cổ phần thì năng động khai thác mảng thị trường tín dụng tiêu dùng, đưa ra nhiều hình thức tín dụng mới hấp dẫn. Bởi vậy, sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong việc giữ được thị phần và khách hàng là vô cùng khó khăn đối với ngân hàng ĐT&PTNA.

Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại sẽ giúp ngân hàng ĐT&PTNA thấy rõ hơn những hạn chế cạnh tranh của mình. Để thuận tiện trong việc phân tích, ta phân làm 3 nhóm đối thủ cạnh tranh chính: nhóm NHTM quốc doanh; nhóm NHTM cổ phần; nhóm các tổ chức tài chính khác.

Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Hiện nay, tại đại bàn Tỉnh có 6 ngân hàng thương mại quốc doanh là: NH công thương, NH Ngoại thương, NH Đầu tư và phát triển, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, NH Chính sách xã hội và NH nhà đồng bằng sông Cửu Long. Với sự ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt của nhà nước, mỗi ngân hàng có những mảng hoạt động và thế mạnh riêng. Đặc biệt là những lợi thế về vốn, uy tín và khách hàng truyền thống.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, số lượng các ngân hàng này tham gia thị trường ngày càng tăng với quy mô và hoạt động khác nhau. Với rất nhiều ngân hàng như vậy đã làm sôi lên không khí cạnh tranh trên thị trường ngân hàng và thị trường tài chính làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ĐT&PTNA.

Có thể dễ dàng nhận thấy các NHTMCP đang tấn công đối tượng cho vay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn ít, điều kiện đơn giản. Đây thực sự là thị trường các ngân hàng thương mại quốc doanh còn bỏ ngỏ và là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng. Rõ ràng như vậy là hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ĐT&PTNA đã bị thu hẹp đi đáng kể.

Nhóm các tổ chức phi tài chính: Khối này bao gồm các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính, quỹ tín dụng. Mặc dù có thể nói các công ty này chưa thể chuyên môn hoá và phát triển dịch vụ tín dụng ngắn hạn như ở ngân hàng ĐT&PTNA được do các quy định của luật và những yếu tố thị trường

nhưng đây là những tổ chức có tiềm lực tài chính lớn, khách hàng đến với các tổ chức này rất đông đảo (đặc biệt là công ty bảo hiểm). Trong tương lai khi chức năng tín dụng ngắn hạn của các tổ chức này được công nhận thì đây là một đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của ngân hàng ĐT&PTNA.

* Sức ép từ phía khách hàng

Do đặc điểm hoạt động của ngân hàng nên tất cả các thành viên trên thị trường đều vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp của ngân hàng.

Khi các tổ chức và cá nhân gửi tiền vào ngân hàng dưới nhiều hình thức thì họ là nhà cung ứng cho ngân hàng, đem lại nguồn vốn huy động lớn, là cơ sở để các ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư, cho thuê… Để có được nguồn vốn quan trọng này các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau gay gắt. Khách hàng khi là nhà cung ứng thì họ luôn đòi hỏi ngân hàng với mức giá cao nhất, nhưng khi là người vay vốn thì họ lại mong muốn ngân hàng đưa ra mức giá thấp với mình. Chính những mong muốn ngược chiều của khách hàng, cùng sự đông đảo của các đối thủ cạnh tranh đã tạo ra sức ép cho ngân hàng ĐT&PTNA.

Đôi khi để giữ chân khách hàng, ngân hàng phải chấp nhận yêu cầu của khách hàng, tăng lãi huy động và giảm lãi vay, điều này tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng.

2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

* Năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Ban lãnh đạo của ngân hàng ĐT&PTNA đều ở độ tuổi 40 – 55 là độ tuổi chín muồi thực hiện công tác quản lý. Họ là những người nhiệt tình tâm huyết với công việc. Tất cả đều trưởng thành trong công việc và có bằng cấp đại học và sau đại học.

Do bề dày hoạt động, ban lãnh đạo ngân hàng ĐT&PTNA cũng rút ra

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)