Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An (Trang 33)

Có 4 lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, đây là những nhân tố khách quan và có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

* Tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, việc những thành viên mới gia nhập thị trường là tất yếu và số lượng thì không ngừng tăng lên. Các ngân hàng mới tham gia thị trường cũng có những lợi thế cạnh tranh của riêng nó như: có những tiềm năng mới, có động cơ ước vọng giành được thị phần, có kinh nghiệm tham khảo từ các ngân hàng khác, có thông tin của riêng mình, điều này tạo ra những sản phẩm tín dụng ngắn hạn mới mẻ, mang nhiều tiện ích… Như vậy, bất kể thực lực của ngân hàng thương mại mới là thế nào, thì các ngân hàng thương mại mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.

Cho dù tiềm lực của các ngân hàng mới gia nhập thị trường như thế nào đi nữa thì các ngân hàng hiện đại cũng vẫn bị chia sẻ thị phần, phải đối phó với những chiến lược kinh doanh mới, một sức mạnh mới mà mình chưa có đầy đủ thông tin để ứng phó. Vậy sự xuất hiện của các NHTM mới là mối đe doạ lớn đối với các NHTM, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

* Tác nhân là các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Đây là những mối lo thường trực của các ngân hàng thương mại trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

Vì vậy, việc theo dõi thường xuyên hoạt động của đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại những thông tin quan trọng trong xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.

Trước hết, nghiên cứu cấu trúc thị trường và hành vi của các NHTM trên thị trường. Trong mỗi quốc gia, giữa các khu vực thị trường khác nhau thì cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn cũng khác nhau: tín dụng ngắn hạn ở khu vực nông thôn khác thành thị; miền núi khác miền xuôi; thị trường bán buôn khác thị trường bán lẻ; thị trường công ty khác thị trường cá nhân và gia đình…

Hai là, cần nghiên cứu cụ thể, phân chia đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn; những đối thủ cạnh tranh lớn ngân hàng phải tập trung và cả những đối thủ cạnh tranh nhỏ nhưng lại có điểm mạnh. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ chủ động trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược cạnh tranh trong hoạt động tín dụng một cách năng động và hiệu quả.

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa là người bán sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Những người bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều mong muốn là nhận được một mức lãi suất cao hơn; trong khi đó, những người mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn mức bình quân trên thị trường. Như vậy, ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Điều này đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong định hướng cũng như phương thức hoạt động trong tương lai.

Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một khoản tiền để khách hàng sử dụng vào mục đích cần thiết; ngược lại khách hàng phải trả phí cho ngân hàng để được sử dụng khoản tiền đó. Như vậy, khách hàng phải là đối tượng phục vụ của ngân hàng, các nhu cầu của khách hàng là mục tiêu phục vụ của ngân hàng. Để có thể duy trì được mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài giữa hai bên đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng, các nhu cầu đa dạng thậm chí là phức tạp của khách hàng và ngược lại khách hàng phải tuân thủ theo các điều kiện tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng đưa ra.

Đứng về phía các ngân hàng, việc kinh doanh có hiệu quả khi mà mối quan hệ với khách hàng ngày càng bền chặt, giữ được khách hàng cũ, tạo lập quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng mới. Điều này chỉ thực hiện được khi ngân hàng hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, phát triển các sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này không hề đơn giản, thậm chí đó là sức ép từ phía thị trường và khách hàng đối

với ngân hàng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng ngắn hạn một hoạt động năng động và có nhiều hình thức đổi mới.

Với sản phẩm tín dụng ngắn hạn, khách hàng luôn tạo cho ngân hàng nhiều sức ép: Yêu cầu lãi vay, đưa ra các thời hạn vay linh hoạt hơn thuận lợi cho hoạt động của khách hàng, muốn vay được đúng số tiền mà khách hàng cần, điều kiện tín dụng giảm bớt để ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận được khoản vay ngắn hạn của ngân hàng… Nếu ngân hàng không đáp ứng những nhu cầu đó, hoặc không thoả thuận thành công hay đưa ra các hình thức bổ sung khác khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng khác. Xảy ra điều này có nghĩa là ngân hàng mất khách hàng, khả năng cạnh tranh giảm sút.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)