qua các chỉ tiêu phản ánh.
* Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
Dựa vào chỉ tiêu tổng dư nợ của ngân hàng thương mại, ta có thể nắm được một phần tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng và khả năng
thu hút khách hàng nhằm khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường như thế nào.
Bảng 2.1: Kết cấu dƣ nợ tín dụng theo thời hạn
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 so với 2005 (%) 2007 so với 2006 (%) Số dư tỷ trọng số dư tỷ trọng Số dư tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 715 100 796 100 850 100 81 111,3 54 106,8 Ngắn hạn 396,8 55,5 455,3 57,2 529,6 62,3 58,5 114,7 74,3 116,3 Tr&D hạn 318,2 44,5 340,7 42,8 320,4 37,7 22,5 107,1 - 20,3 105,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH- ĐT&PTNA cuối năm 2005-2007) Nhìn vào số liệu bảng 2.1 ta thấy: Tổng dư nợ tín dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ĐT&PTNA chiếm một tỷ trọng khá lớn trong “tổng dư nợ” của ngân hàng, cụ thể là 55,5% năm 2005; 57,2% năm 2006 và 62,3% năm 2007.
Số liệu cho thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đang có xu hướng tăng dần qua các năm và ngày càng tăng trưởng cả về số lượng tương đối lẫn tương đối. cụ thể:
Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 369,8 tỷ đồng năm 2005; 455,3 tỷ đồng năm 2006 tăng 58,5 tỷ đồng tương đương với 114,7% so với năm 2005 và
năm 2007 là 62,3 tỷ đồng tăng 74,3 tỷ đồng tương ứng với 116,3% so với năm 2006. Như vậy ta thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tăng trưởng đều (hơn 10%) qua các năm điều đó chứng tỏ ban lãnh đạo của ngân hàng đã không ngừng cải cách, nâng cao sức cạnh tranh trong tín dụng ngắn hạn tại tại địa bàn Tỉnh.
Bảng 2.2: Dƣ nợ ngắn hạn của các NHTM tại Nghệ An trong năm 2006 và 2007.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
NGÂN HÀNG Năm 2006 Năm 2007
Ngoại thương 568,2 646,1
Công thương 465,9 572,0
Nông nghiệp & Phát triển 315,7 395,4
Đầu tư & phát triển 455,3 529,6
Các NHTM khác 225,4 331,6
(Nguồn: chuyên đề kinh tế- Báo nghệ an ngày 12/4/2008)
Như vậy nhìn vào bảng 2.2 ta thấy: Trong 2 năm 2006 - 2007 Ngân hàng Ngoại thương luôn dẫn đầu về dư nợ tín dụng ngắn hạn, tiếp đến là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ĐT&PTNA, sau đó đến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển và các ngân hàng thương mại khác.
Trong năm 2006 thì Ngân hàng ĐT&PTNA có dư nợ tín dụng chỉ bằng 80% của ngân hàng Ngoại thương, và bằng 98% của ngân hàng Công thương. Nhưng sang đến năm 2007 thì dư nợ tín dụng của Ngân hàng ĐT&PTNA
bằng 78% của ngân hàng ngoại thương và bằng 92% của ngân hàng Công thương. Mặc dù tổng dự nợ của ngân hàng ĐT&PTNA có tăng lên hàng năm nhưng tốc độ tăng vẫn không bằng ngân hàng Ngoại thương và Công thương. Như vậy đứng về chỉ tiêu dư nợ tín dụng thì ngân hàng ĐT&PTNA có khả năng cạnh tranh kém hơn so với Ngoại thương và Công thương. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng ĐT&PTNA cần cố gắng hơn nữa nhằm chiếm lĩnh thị trường, tăng thu nhập cho ngân hàng.
Dư nợ ngắn hạn thuộc về các thành phần kinh tế của Ngân hàng ĐT&PTNA được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tổng dƣ nợ ngắn hạn đối với các đối tƣợng kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh nghiệp nhà nước 273,8 291,4 317,8
Công ty CP, TNHH 49,3 70,2 92,3
Doanh nghiệp tư nhân 33 43 56,9
Doanh nghiệp khác 40,7 50,7 62,2
Tổng dư nợ tín dụng NH 396,8 455,3 529,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH-ĐT&PTNA giai đoạn 2005 – 2007)
Từ một ngân hàng cho vay chủ yếu là các đơn vị xây lắp, các doanh nghiệp nhà nước lớn, thì đến nay cơ cấu khách hàng của ngân hàng ĐT&PTNA đã thay đổi rõ rệt. Dựa vào bảng số liệu thì thấy đối tượng khách hàng được chú trọng cấp tín dụng ngắn hạn đó là: Doanh nghiệp nhà nước,
khách hàng truyền thống chiếm 69% (273,8 tỷ đồng) năm 2005, 64% (291,4 tỷ đồng) năm 2006 và năm 2007 là 60% ( 317,8 tỷ đồng) tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Bên cạnh đó các đối tượng khách hàng khác như Công ty CP, TNHH; Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp khác (như khách hàng là cá nhân, hợp tác xã…) ngày càng được quan tâm hơn cho nên dư nợ tín dụng đối với các đối tượng này đã tăng dần lên qua các năm, cụ thể là năm 2005 chiếm 31%, năm 2006 chiếm 36% và năm 2007 chiếm 40%. Qua đó cho ta thấy khách hàng của ngân hàng đang ngày càng đa dạng cùng với đó là thị trường mục tiêu mới đã được mở rộng nhiều.
Trong tình hình kinh tế mới, dù là ngân hàng thương mại nhà nước thì ngân hàng ĐT&PTNA vẫn luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc giữ và mở rộng thị phần, chống lại sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh. Việc đa dạng hoá cho vay các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau là tất yếu.
Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng ĐT&PTNA chủ yếu là thuộc về các doanh nghiệp nhà nước. Khi phụ thuộc vào chỉ một số khách hàng lớn, tuy số khách hàng này khó có khả năng thất bại do có nguồn vốn rất lớn của nhà nước cấp nhưng trong không khí cạnh tranh như hiện nay thì các khách hàng này cũng bị chia sẻ không ít sang các ngân hàng khác, ngân hàng phải mở rộng thêm nguồn khách hàng mới nhằm bổ sung và bù đắp những khoản đã giảm khác. Thực trạng này mở ra một hướng phát triển mới cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng linh hoạt hơn trước sự tấn công của các đối thủ khác. Tuy nhiên, thị trường doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, trong khi các ngân hàng khác trong khối không ngừng tiếp cận với các khách hàng khác nhau nhằm tạo sự đa dạng khác hàng. Vì vậy, ngân hàng ĐT&PTNA phải có sự quan tâm nhiều
mới thì ngày càng thu hẹp các doanh nghiệp quốc doanh và ngày càng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
* Thị phần tín dụng
Một điểm dễ nhận thấy là trước đây, khi các NHTM quốc doanh còn nắm phần lớn thị trường thì sự phân chia thị trường theo nghành nghề rất rõ ràng (công thương nghiệp, nông nghiệp, đầu tư xây dựng, ngoại thương…), do đó các NHTM quốc doanh chiếm thị trường phần lớn và ổn định. Nhưng hiện nay với xu thế hội nhập mới, các ngân hàng thương mại cổ phần đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường Nghệ An, nên họ đã lấy đi phần lớn thị phần mà trước kia thuộc về các Ngân hàng thương mại nhà nước. Ngân hàng đầu tư & phát triển Nghệ An cũng không nằm ngoài hoàn cảnh đó.
Bảng 2.4: Thị phần tín dụng của ngân hàng ĐT%PTNA và một số đối thủ cạnh tranh chính
Đơn vị: %
NGÂN HÀNG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Ngoại thương 28,3 28,0 26,1
Công thương 23,7 23,0 23,1
Nông nghiệp & Phát triển 17,2 15,5 16,0
Đầu tư & phát triển 23,2 22,4 21,4
Các NHTM khác 7,6 11,1 13,4
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy: Thị phần của các ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung và ngân hàng đầu tư & phát triển nói riêng liên tục giảm sút qua các năm. Điều này là một lẽ đương nhiên bởi vì với một thị trường sôi động và đang phát triển như Nghệ An thì hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại cổ phần. Đặc biệt là các ngân hàng này có những chiến lược tín dụng ngắn hạn mà hướng tới những khe hở của thị trường mà các ngân hàng quốc doanh còn bỏ sót, đặc biệt là phần tín dụng bán lẻ…
Tuy nhiên, thực tế các Ngân hàng thương mại quốc doanh cũng đã có lợi thế và lối đi riêng của mình để giữ thị phần hoặc thị phần có giảm sút nhưng không đáng kể. Dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn tăng trưởng ổn định các năm qua điều đó chứng tỏ thị trường tài chính của địa bàn Tỉnh đang rất phát triển. Và mặc dù đã có cố gắng thu hút khách hàng, tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng sự thu hút đó của Ngân hàng Đầu tư Nghệ An chưa đủ sức vượt qua được các ngân hàng thương mại khác.
Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ hơn tốc độ mở rộng hay thu hẹp thị trường của các ngân hàng trên địa bàn trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.1: Thị phần của ngân hàng ĐT&PTNA so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Năm 2005 28% 24% 17% 23% 8% Ngoại thương Công thương ĐT&PT NN&PT Các NH khác
Năm 2006 28% 23% 16% 22% 11% Ngoại thương Công thương ĐT&PT NN&PT Các NH khác Năm 2007 27% 23% 16% 21% 13% Ngoại thương Công thương ĐT&PT NN&PT Các NH khác
Thị trường phát triển mạnh về nhu cầu, sự phân khúc thị trường sẽ rõ nét và mỗi ngân hàng sẽ tìm cho mình một chỗ đứng riêng với những khách hàng phù hợp. Bởi vậy cạnh tranh tuy là khốc liệt song những ai biết nhìn và khai thác tốt những kẽ hở của thị trường sẽ khẳng định được mình. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn thể hiện ngày càng rõ. Mỗi ngân hàng đều cố tạo ra những lợi thế riêng nhằm hấp dẫn, thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn, thông qua các biện pháp: Lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm… Điều này tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Vì thế không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước với uy tín và thế mạnh vốn có mà các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang ngày càng củng cố vị thế của mình trong thị phần cho vay.
Khách hàng của ngân hàng ĐT&PTNA là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, mà những khách hàng này trước đây là những khách hàng rất tốt vì được sự hậu thuẫn của nhà nước để đảm bảo cho các khoản vay. Nhưng với xu thế mới thì các doanh nghiệp này đã lần lượt cổ phần hoá do đó những doanh nghiệp nào kinh doanh không hiệu quả có thể sẽ bị phá sản. Vì thế rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với một số khách hàng này cũng tăng nhiều hơn.
Hơn nữa địa bàn tỉnh Nghệ An có miền núi và trung du rất nhiều, và những công trình thi công của các khách hàng cũng nằm rải rác, trải rộng trên toàn bộ các huyện thị của tỉnh. Do đó cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận, theo dõi những khách hàng, làm tăng chi phí của ngân hàng. Đồng thời với tình hình kinh tế biến động như hiện nay thì giá nguyên vật liệu liên tục leo thang, làm cho rất nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ triền miên, thậm chí là phá sản. Tất cả những yếu tố này đểu làm ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Nếu so sánh chất lượng khách hàng của ngân hàng ĐT&PTNA với một số ngân hàng thương mại chính trên địa bàn tỉnh thì ta thấy rằng:
Đối với hai ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt hơn ngân hàng ĐT&PTNA là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương thì ta thấy 2 ngân hàng này có lợi thế hơn hẳn ngân hàng ĐT&PTNA ở chỗ: một là,
khách hàng của 2 ngân hàng này là kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu nên rủi ro ít hơn nhiều so với khách hàng của ngân hàng ĐT&PTNA; hai là, khách hàng của 2 ngân hàng này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng nên công công tác tiếp cận và theo dõi khách hàng cũng dễ dàng hơn so với ngân hàng ĐT&PTNA do đó sẽ tiết kiệm được các chi phí nhiều hơn cho 2 ngân hàng này.
Còn đối với ngân hàng được đánh giá là có chất lượng khách hàng không tốt bằng ngân hàng ĐT&PTNA là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bởi vì khách hàng của ngân hàng này hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tức là trồng trọt và chăn nuôi. Mà như ta đã biết lĩnh vực này chịu ảnh hưởng rất nhiều của các điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán… đặc biệt lại là địa bàn Tỉnh Nghệ An là một trong những địa bàn có các điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt. Vì vậy rủi ro của ngân hàng Nông nghiệp đối với những khách hàng truyền thống của họ là rất cao.
Tuy nhiên ngân hàng ĐT&PTNA cũng có những ưu thế riêng về các đối tượng các khách hàng như: Trước đây những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đều tập trung hoàn toàn tại ngân hàng ĐT&PTNA, do đó ngân hàng biết được khách hàng nào là tốt, không tốt và có tiềm năng. Đồng thời ngân hàng đã nắm hầu hết các tài sản đảm bảo của họ. Vì thế các ngân hàng thương mại khác rất khó để có thể giành lấy được các khách hàng tốt của ngân hàng ĐT&PTNA do các tài sản đảm bảo mà ngân hàng đầu tư đang nắm giữ có giá trị rất thấp, nếu đem những tài sản này đến các ngân hàng khác để thế chấp thì sẽ vay được một khối lượng vốn ít hơn so với ngân hàng ĐT&PTNA vì các ngân hàng thương mại khác không hiểu rõ nhiều về đối tượng khách hàng này nên cũng không dám mạo hiểm, mà những khách hàng này hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro khá cao. Nhưng ngược lại các khách hàng truyền thống của các ngân hàng thương mại khác lại có thể bị ngân hàng ĐT&PTNA giành lấy dễ dàng hơn rất nhiều nếu như ngân hàng ĐT&PTNA có các chính sách cho vay tốt hơn đối với những đối tượng khách hàng này.
Có thể nói vai trò của cán bộ tín dụng là rất quan trọng bởi vì cán bộ tín dụng là đầu mối giữa ngân hàng và là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng và là người có điều kiện nắm rõ thông tin về khách hàng nhất. Quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng đã chỉ ra rằng, chất lượng cán bộ tín dụng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cho sự thành công của mỗi ngân hàng. Vì vậy để biết được ngân hàng ĐT&PTNA có được lợi thế cạnh tranh về chất lượng nghiệp vụ cán bộ so với một số đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn Tỉnh hay không thì qua thu thập và xử lý thông tin ta có bảng sau:
Bảng 2.5: Nguồn nhân lực của ngân hàng ĐT&PTNA và các đối thủ cạnh chính
Đơn vị: người
CHỈ TIÊU Ngoại
thương
Công
thương ĐT&PT NN&NT
1. Tổng số nhân viên 46 42 35 53 2. Trình độ - Trên đại học - Đại học - CĐ, trung cấp… 5 30 11 3 27 12 2 23 10 2 32 19 3. Độ tuổi - Dưới 40 - Trên 40 29 17 25 17 16 19 23 20
Từ bảng 2.5 ta thấy cán bộ tín dụng của ngân hàng ĐT&PTNA rất ít chỉ có 35 nhân viên, trong lúc đó ngân hàng nông nghiệp có tới 53 nhân viên, ngân hàng ngoại thương có 46 nhân viên. Với số lượng nhân viên ít như thế thì sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA so với các ngân hàng khác trong việc tiềm kiếm các khách hàng tiềm năng. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của chính ngân hàng, bởi vì với số lượng cán bộ ít sẽ dẫn đến cán bộ tín dụng chịu áp lực làm việc quá nhiều, nên không nắm bắt đựơc kịp thời thông tin xấu về khách hàng để ngừng cho vay, thu hồi nợ kịp thời.
Về trình độ học vấn thì ngân hàng ĐT&PTNA có trình độ đại học và trên đại học là 70,1 %, trong lúc đó của ngân hàng ngoại thương là 76,1%, của ngân hàng Công thương là 71,4%, của ngân hàng Nông nghiệp là 46,2%. Như vậy ta thấy: Ngân hàng ĐT&PTNA có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ học vấn trên đại học và đại học thấp hơn rất nhiều so với ngân hàng Ngoại thương và gần bằng với ngân hàng Công thương. Đây lại là một bất lợi thế nữa của ngân hàng ĐT&PTNA, bởi vì trình độ học vấn càng cao thì khả năng