Khả năng giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An (Trang 26)

Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua các biện pháp mà ngân hàng đã sử dụng từ xưa tới nay trong quá khứ để giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu, góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Khi một ngân hàng có thể làm tốt công tác này chứng tỏ ngân hàng đó có những quyết sách phù hợp và linh hoạt nhằm cải cách hệ thống hoạt động của ngân hàng.

1.3.5 Chất lƣợng nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín

dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này được biểu hiện thông qua trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có trình độ cao bảo đảm cho quá trình thẩm định dự án không sai sót và có độ tin cậy cao. Trình độ của cán bộ tín dụng còn thể hiện chính sách đào tạo và đãi ngộ cũng như khả năng thu hút nhân tài của ngân hàng, tạo thành một lực lượng làm nên một nửa thành công của ngân hàng: đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Như vậy, khả năng cạnh tranh của một ngân hàng không phải là một chỉ tiêu đơn lẻ mà nó được đánh giá tổng hợp thông qua sự kết hợp các chỉ tiêu nói trên. Chỉ có như vậy chỗ đứng của ngân hàng trên thị trường mới có thể được phản ánh một cách chính xác và đầy đủ, chi tiết, cung cấp cho chúng ta những nhận xét thấu đáo hơn về hoạt động của một ngân hàng trong tương lai.

1.4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHTM ngắn hạn của NHTM

Các công cụ cạnh tranh mà NHTM sử dụng phải đảm bảo hai tiêu chí đó là: công cụ đó phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường; và công cụ đó phải đáp ứng nhu cầu cao hơn đối thủ cạnh tranh. Dựa trên hai tiêu chí đó, có thể có rất nhiều các công cụ khác nhau để giúp ngân hàng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác như: sản phẩm, giá, phân phối, các hoạt động xúc tiến quảng cáo…

Chữ tín của sản phẩm tín dụng quyết định chữ tín của ngân hàng và tạo lợi thế có quyết định cao trong cạnh tranh, Cạnh tranh về sản phẩm tín dụng thường thể hiện chủ yếu qua những mặt sau:

- Cạnh tranh về trình độ sản phẩm:

Chất lượng của sản phẩm tín dụng và tính hữu dụng của nó, tuỳ theo những sản phẩm khác nhau để chúng ta lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định trình độ của sản phẩm tín dụng. Ngân hàng sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Trước hết, sản phẩm tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung cấp đó phải phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng; phù hợp với mục đích sử dụng sản phẩm và nội dung quy định trong sản phẩm; phải thể hiện được những đặc điểm cơ bản của một sản phẩm tín dụng như: thời hạn vay, lãi suất vay, phương thức thanh toán, phương thức giải ngân…

Cao hơn nữa, sản phẩm tín dụng ngắn hạn đó sẽ được bổ sung thêm những đặc tính cụ thể - hình thức bên ngoài của sản phẩm như tên gọi, hình thức, đặc điểm, biểu tượng, điều kiện sử dụng. Đây là căn cứ để khách hàng nhận biết, phân biệt, so sánh và lựa chọn sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Để tạo sự khác biệt, tính độc đáo để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, các ngân hàng tìm cách tăng tính hữu hình của sản phẩm.

Khi sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng mà khách hàng được tư vấn sử dụng khoản tiền vay ngắn hạn này, tư vấn sử dụng các dịch vụ bổ sung như thanh toán, mua bán ngoại tệ, mua quyền chọn… để giảm chi phí cho khách hàng và sử dụng khoản vay có hiệu quả nhất. Với mục tiêu: Là sự thoả mãm cao nhất của khách hàng, các ngân hàng sẽ cải tiến sản phẩm tín

dụng ngắn hạn của mình để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, chiến thắng trong cạnh tranh.

- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm tín dụng ngắn hạn

Khách hàng khi tìm đến và sử dụng sản phẩm của ngân hàng, họ rất quan tâm xem sản phẩm ngân hàng cung cấp đó những tiện ích gì và chất lượng phục vụ của ngân hàng ra sao. Đó chính là chất lượng của sản phẩm tín dụng ngắn hạn. Vì sản phẩm tín dụng ngắn hạn là sản phẩm có tính vô hình dẫn đến việc khách hàng không nhìn thấy, không thể nắm giữ được, đặc biệt là khó khăn trong đánh giá chất lượng của sản phẩm trước khi mua, trong quá trình mua và sau khi mua.

Chính bởi đặc điểm này mà các bộ tín dụng ngắn hạn càng cần phải chú ý. Vì ngoài nhân viên giao dịch thì cán bộ tín dụng chính là kênh phân phối cá nhân rất quan trọng của ngân hàng, là người trực tiếp làm cho khách hàng cảm nhận được sản phẩm dịch vụ tín dụng ngắn hạn thông qua chất lượng phục vụ. Khi khách hàng đã có tâm lý thoải mái do được đón tiếp lịch sự, thân mật rồi khách hàng sẽ đón nhận sản phẩm dễ tính hơn. Bên cạnh đó những tiện ích của sản phẩm như đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn của khách hàng; lãi suất, thời hạn trả gốc và lãi hợp lý, các dịch vụ kèm đi kèm phong phú, có chương trình khuyến mãi, dự thưởng đi kèm… tất cả các yếu tố đó sẽ làm cho khách hàng đưa ra kết luận, chất lượng của sản phẩm tín dụng ngắn hạn là tốt. Sự khẳng định này được khách hàng “lưu giữ” cho đến lần giao dịch sau. Như vậy, nhờ có chất lượng sản phẩm tốt mà ngân hàng đã giữ chân khách hàng, duy trì một danh sách các khách hàng tốt, bán được nhiều sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của mình.

1.4.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh và được sử dụng như một yếu tố cơ bản đánh giá trình độ cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng. Đối với ngân hàng, điển hình trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, cạnh tranh về giá là cạnh tranh về lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, về phí sử dụng sản phẩm dịch vụ bao thanh toán… của ngân hàng. Tuy nhiên, ngành ngân hàng có những đặc trưng riêng nên việc phân tích trong cạnh tranh về giá cũng có những điểm khác biệt.

Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa các ngân hàng và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá thì ngân hàng đã đem lại lợi ích cho khách hàng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm tín dụng của ngân hàng sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và cũng có nghĩa là sản phẩm tín dụng của ngân hàng có vị trí cạnh tranh cao.

Nhìn chung thì ngân hàng nào lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác thì sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này. Vì vậy để hạn chế các NHTM đua nhau giảm lãi suất, gây tác hại đến cả các NHTM và nền kinh tế; NHTM đã đưa ra lãi suất cơ bản. Cách thức này được ngân hàng trên thế giới sử dụng phổ biến trong cho vay ngắn hạn để tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhưng cũng không vượt quá ngưỡng của lãi suất cạnh tranh.

Bên cạnh lãi suất, giá của sản phẩm tín dụng còn được thể hiện ở các loại phí đi kèm (tiền bạc và thời gian). Thực tế, để có thể sử dụng một khoản tiền, ngoài lãi vay, khách hàng phải trả cho nhân viên tín dụng hay ngân hàng tiền hoa hồng, phải mất tiền để lo các thủ tục giấy tờ điều này làm tăng chi phí cho khách hàng. Có những ngân hàng yêu cầu khách hàng phải công chứng các loại giấy tờ, trong khi đó có những ngân hàng quy định thoáng hơn là khách

hàng chỉ phải photo giấy tờ và mang bản gốc tới khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đối chiếu tính chính xác của giấy tờ và chịu trách nhiệm về việc đối chiếu đó. Nên đặt ra những quy định thông thoáng, minh bạch để ngân hàng chỉ thu một loại phí duy nhất là lãi vay, giảm các khoản phí khác về 0 thì sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.

1.4.3 Cạnh tranh bằng kênh phân phối

Khi khách hàng đến vay ngắn hạn, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, đến xin bao thanh toán… là lúc khách hàng có nhu cầu dùng tiền ngay; muốn có một khoản vay “nóng”. Do đó, thông qua việc xây dựng các kênh phân phối một cách hiệu quả, ngân hàng sẽ tiếp cận nhu cầu cần vốn ngay của ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng.

Hiện nay, trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng có 2 kênh phân phối đó là kênh truyền thống và kênh hiện đại. Kênh phân phối truyền thống chủ yếu dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng ngắn hạn như: chi nhánh, ngân hàng đại lý, quầy giao dịch… Kênh phân phối hiện đại ra đời trên cơ sở khoa học, sử dụng chủ yếu công nghệ thông tin như: các chi nhánh tự động hoàn toàn, chi nhánh ít nhân viên, ngân hàng điện tử (máy thông toán tại điểm bán hàng (EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), ngân hàng qua điện thoại, siêu thị “tài chính”, ngân hàng qua mạng (ngân hàng qua mạng nội bộ, ngân hàng qua mạng internet). Cạnh tranh về phân phối bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây:

- Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn các kênh chủ lực. Các ngân hàng thường có một cơ cấu sản phẩm tín dụng ngắn hạn rất đa dạng. Thiết kế ra sản phẩm đã khó, việc lựa chọn kênh phân phối để đem sản phẩm đến với khách hàng thành công lại càng khó. Thích ứng với mỗi sản phẩm đó có các

biện pháp cũng như kênh phân phối khác nhau. Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hoá chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm tín dụng này.

- Tìm được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ chính trong tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của ngân hàng. Ngân hàng càng lớn có mạng lưới hoạt động càng dày thì càng phải chú trọng điều này.

- Có hệ thống bán hàng phong phú, đặc biệt là hệ thống các chi nhánh, các chi nhánh này phải có cơ sở vật chất hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Các ngân hàng sử dụng mạng máy tính kết nối với nhau trong cùng một hệ thống để trao đổi thông tin và quản lý khách hàng.

- Có dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý. Đặc biệt là các dịch vụ thanh toán, tư vấn, chăm sóc khách hàng, quản lý khách hàng sau khi ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay ngắn hạn với khách hàng.

- Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán và phương thức thanh toán.

Hiệu quả của các kênh phân phối sẽ được khách hàng đánh giá thông qua hiệu quả của quá trình giao dịch của khách hàng.

1.4.4 Cạnh tranh bằng các hoạt động xúc tiến bán

Xúc tiến bán bao gồm các hoạt động như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng… trong đó:

Quảng cáo và là những hoạt động nhằm giới thiệu và thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng, đồng thời lôi kéo khách hàng tiêu dùng những sản phẩm đó. Khuyến mãi là những phần quà, phần thưởng mà ngân hàng dành cho khách hàng. Đây là các hoạt động rất cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Quảng cáo, khuyến mãi chính là nghệ thuật

thu hút khách hàng, ngân hàng muốn thành công cần phải: Khéo léo lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, khuyến mãi… rộng rãi (phù hợp với khả năng nguồn lực của ngân hàng, với chiến lược kinh doanh, với loại sản phẩm và các đoạn thị trường - đặc biệt là thị trường mục tiêu). Còn quan hệ công chúng là việc ngân hàng tham gia các hoạt động từ thiện như: tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà và tổ chức các chương trình vui chơi cho trẻ em khưyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…

1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHTM

Khả năng cạnh trạnh của ngân hàng được đánh giá như một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng kết hợp các lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng đang có nên xung quanh nó có rất nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và sự kết hợp chúng. Để có một cái nhìn bao quát, tổng thể về những nhân tố ảnh hưởng này, ta lần lượt xem xét theo các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

1.5.1 Nhóm nhân tố khách quan

Có 4 lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, đây là những nhân tố khách quan và có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

* Tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, việc những thành viên mới gia nhập thị trường là tất yếu và số lượng thì không ngừng tăng lên. Các ngân hàng mới tham gia thị trường cũng có những lợi thế cạnh tranh của riêng nó như: có những tiềm năng mới, có động cơ ước vọng giành được thị phần, có kinh nghiệm tham khảo từ các ngân hàng khác, có thông tin của riêng mình, điều này tạo ra những sản phẩm tín dụng ngắn hạn mới mẻ, mang nhiều tiện ích… Như vậy, bất kể thực lực của ngân hàng thương mại mới là thế nào, thì các ngân hàng thương mại mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.

Cho dù tiềm lực của các ngân hàng mới gia nhập thị trường như thế nào đi nữa thì các ngân hàng hiện đại cũng vẫn bị chia sẻ thị phần, phải đối phó với những chiến lược kinh doanh mới, một sức mạnh mới mà mình chưa có đầy đủ thông tin để ứng phó. Vậy sự xuất hiện của các NHTM mới là mối đe doạ lớn đối với các NHTM, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

* Tác nhân là các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Đây là những mối lo thường trực của các ngân hàng thương mại trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

Vì vậy, việc theo dõi thường xuyên hoạt động của đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại những thông tin quan trọng trong xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An (Trang 26)