Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng chè xuất khẩu của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 29)

Nam trên thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập WTO

Sau năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Những cơ hội và thách thức đã được mở ra đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và cũng ảnh hưởng đến mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trên thị trường Mỹ.

1.2.3.1 Những cơ hội đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam

Hội nhập WTO giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có động lực thúc đẩy phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và tạo điều kiện tiếp cận với nhiều thị trường lớn, điển hình là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, đối với Mỹ, ngay từ sau BTA, thuế nhập khẩu đối với đa số các mặt hàng của Việt Nam đều giảm từ 40% xuống còn 3% hoặc 5%, tương đương với mức thuế suất thông thường mà Mỹ áp dụng với các nước khác, đồng thời các biện pháp phi thuế quan cũng được yêu cầu loại bỏ và hạn chế áp dụng. Tất cả những quy định nay đều phù hợp với yêu cầu của WTO.

Ngoài ra, cơ hội lớn khi Việt Nam gia nhập WTO là việc thay đổi chính sách quản lý, điều hành nền kinh tế theo hướng rõ ràng hơn, giảm dần sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh

bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh Việt Nam ngày càng được cải thiện, thúc đẩy tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tiền đề tốt để thực hiện hoạt động xuất khẩu có hiệu quả.

Cuối cùng, tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO còn đem lại cơ hội hợp tác và học tập kinh nghiệm cho Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới về các mặt như: kinh nghiệm quản lý, khoa học công nghệ hiện đại, cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm, cách thức tận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước mình..v..v..

1.2.3.2 Những thách thức đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam

Thách thức đầu tiên đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế đó là chất lượng và uy tín còn thấp, và có thể nói là chè chưa có tên tuổi. Chè Việt Nam thường được các nước nhập khẩu đấu trộn với cốt các loại chè khác hoặc để chiết xuất rồi đóng gói thành phẩm bán ra với một thương hiệu khác. Chè Việt Nam thường yếu ở khâu bảo quản (độ ẩm cao), lẫn loại, không đen, kém xoăn và nước không sánh, chè thường nhiều vụn và lẫn tạp chất. Những yếu kém về chất lượng này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường mà mặt hàng chè xuất khẩu được coi là khó nhập khẩu và chất lượng bị kiểm soát chặt chẽ bởi Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Theo luật Mỹ, chè không đủ độ tinh khiêt, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không đuợc phép nhập khẩu. Xuất phát từ chất lượng và uy tín thấp như vậy nên giá cả mặt hàng chè xuất khẩu của Việt nam rất thấp so với giá chè trung bình của thế giới (bằng 1-2% giá chè thế giới). Vì vậy nên mặc dù sản lượng chè xuất khẩu hàng năm của ta rất cao và tăng qua từng năm, nhưng khi quy đổi ra giá trị xuất khẩu lại thấp và có khi giá trị lại thấp hơn mặc dù sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Hiện tượng này đã cho thấy sự không ổn định về giá của chè Việt Nam, suy rộng ra nó thể hiện sự phát triển thiếu bền vững của ngành chè. Ngoài nhân tố chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến giá chè xuất khẩu còn là: do tình hình thế giới, do sự biến động rất lớn của cung cầu về chè trên thị trường..v…v..

Thách thức tiếp theo là việc đầu tư cho phát triển và quản lý quá trình sản xuất chè ở Việt Nam còn rất thấp. Đầu tư cho việc nhập khẩu các giống tốt của nước ngoài và cho nghiên cứu phát triển các giống mới còn thấp, đồng thời khâu chọn giống tiến hành còn chậm và chưa có quy hoạch cụ thể, đây chính là những nguyên nhân căn bản dẫn đến chè Việt Nam kém chất lượng. Mặt khác, nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được sàng lọc, chưa được tiêu chuẩn hoá và thiếu ổn định. Hiện nay, có một vấn đề đang đặt ra cho ngành chè Việt Nam là dư lượng thuốc trừ sâu trong chè nguyên liệu còn rất cao, một trong những cản trở khiến chè Việt Nam không thể tăng khối lượng xuất khẩu vào những thị trường khó tính và có những yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cao như: Mỹ và EU. Những vấn đề và thách thức đặt ra này đã cho thấy sự yếu kém ngay từ khâu quản lý của các cơ quan Nhà nước, của ngành chè đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chè, đồng thời cũng thể hiện nhận thức, hiểu biết về yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở người sản xuất chè còn thấp. *

* *

Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hoá và phân tích những lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá cần phải dựa vào các tiêu chí như sản lượng và doanh thu, chí phí sản xuất, thị phần, giá cả, chất lượng, thương hiệu và uy tín của hàng hoá đó so với các đối thủ cạnh tranh.

Xét trong lĩnh vực thương mại quốc tế, xuất khẩu chè đang được coi là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đang ngày càng mở rộng và Mỹ chính là một thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam đang hường đến hiện nay. Ngành chè Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu chè vào thị trường Mỹ là do: (i) Mỹ là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam; (ii) Mỹ là thị trường tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với xu hướng uống chè đang tăng lên...

Những bài học chủ yếu rút ra cho Việt Nam sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ là Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa cho ngành chè xuất khẩu trên cơ sở tận dụng hiệu quả hơn lợi thế so sánh của đất nước; cần đầu tư

cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất chè; cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn...Toàn bộ những lý luận cơ bản về cạnh tranh, sức cạnh tranh của hàng hoá và bài học kinh nghiệm rút ra từ những đối thủ cạnh tranh là cơ sở quan trọng để phân tích và đánh giá trong chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w