Về công tác giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinhviên

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 30)

Giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng là một nội dung cơ bản của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm hình thành ý thức chính trị, tư tưởng đúng đắn cho sinh viên. Hạt nhân của việc giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng này chính là việc hình thành cho được thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa mà nền tảng của nó là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là một công tác rất được coi trọng trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây.

Để thực hiện nội dung công tác giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên, trước hết cần nhận thức đúng vai trò của các môn học lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ban giám hiệu nhà trường và tổ bộ môn luôn khẳng định các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản, một bộ phận quan trọng, một hoạt động trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên; Không thể xem các môn học này là có nhiệm vụ thuần túy là cung cấp tri thức mà nó phải góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, bộ phận giảng dạy các môn học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời kiêm nhiệm chức năng của phòng Chính trị và công tác sinh viên. Vì vậy mỗi giảng viên không chỉ làm công tác giảng dạy mà còn là một người làm công tác

tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa lớn nhằm thống nhất chức năng khoa học và chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng trong giảng dạy môn học. Ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, về công tác giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học là một yêu cầu có ý nghĩa quan trọng. Xét từ góc độ giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, các bộ môn này sẽ góp phần xác lập thái độ sống, lối sống, đạo đức phù hợp với những định hướng giá trị sống. Đảng ủy, Ban giám hiệu của trường rất quan tâm tới đội ngũ các thầy, cô giảng dạy lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà trường có khoa Mác - Lênin với hơn 20 giảng viên: một tiến sỹ, 8 thạc sỹ và hơn mười cử nhân khoa học Mác - Lênin. Hàng năm các giảng viên trong khoa đều được đi tập huấn chuyên môn nâng cao trình độ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong Học viện Tài chính, Khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2003, là một trong 12 khoa, có hơn 20 thầy, cô ở nhiều trình độ: 2 tiến sỹ, 9 thạc sỹ và hơn 10 cử nhân giảng dạy. Các giảng viên của khoa đều nhận thức được giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các môn lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trực tiếp cung cấp những tri thức khoa học, lý luận để xây dựng nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho sinh viên; góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp sinh viên hiểu được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thông suốt quan điểm, đường lối của Đảng trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Đồng thời nâng cao và rèn luyện tư duy khoa học, thế giới quan Macxít, nhân sinh quan đạo đức cách mạng và phương pháp luận để sinh viên có đủ bản lĩnh, kiến thức, niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước. Từ đó, họ đủ sức

đề kháng trước những diễn biến phức tạp của xã hội, tránh được mọi cám dỗ của tiền bạc và vật chất.

Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Tài chính, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với sinh viên, nên công tác này có nhiều chuyển biến trong thời gian qua. Về giảng dạy, nhà trường tăng cường chỉ đạo việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các giảng viên phải thay nhau đi học sau Đại học và trên Đại học để vừa đảm bảo nâng cao trình độ giảng viên, vừa đảm bảo đảm đương được nhiệm vụ giảng dạy ở trường. Hàng năm, khoa tổ chức thi sinh viên giỏi các bộ môn trong lĩnh vực này.

Các thầy, cô giáo trong khoa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của nhà trường có kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và thay đổi những hình thức dạy và học, tăng cường thời lượng xêmina; học trên giảng đường kết hợp với tham quan thực tiễn để làm phong phú hơn nội dung của các môn học này.

Tại trường Đại học Lao động - Xã hội, Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ bộ môn Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ngoài việc cố gắng thực hiện tốt hoạt động dạy và học còn cố gắng đổi mới hơn nữa các hình thức học tập ngoại khóa nhằm nâng cao hứng thú cho sinh viên như Tổ chức thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Đồng thời tăng cường các hoạt động thực tế tham quan các di tích cách mạng, các địa điểm gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của các vị lãnh tụ cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện.

Mặc dù nhận thức của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của các giảng viên về vai trò của các bộ môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục nhận thức, ý thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên đã được nâng cao, song vẫn còn một số tồn tại như ở Học viện Tài chính là

"Nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị với sinh viên còn có những hạn chế, chưa động viên được sức mạnh của toàn Học viện" [7, tr.297].

Ngoài việc dạy học các môn lý luận Mác - Lênin, còn có hoạt động tuyên truyền, giác ngộ nhận thức chính trị cho sinh viên. Đó là việc tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phổ biến những quy định, nề nếp học tập của nhà trường; việc tuyên truyền nghĩa vụ và trách nhiệm của sinh viên. Ngoài ra, những việc tuyên truyền giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục ý thức cảnh giác, chống lại các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù và các thế lực phản động,... Việc này được các trường tiến hành một cách thường xuyên tiến hành với nhiều hình thức phong phú. Nhiều trường đã có tổ chức thường xuyên, định kỳ, thành nề nếp một số hình thức. Có thể minh chứng qua các số liệu sau:

Ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng Chính trị và công tác sinh viên phối hợp với các phòng, ban, khoa cùng các tổ chức đoàn thể khác thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhà trường thiết lập một hệ thống loa phóng thanh trong toàn trường, tới cả từng phòng ở của sinh viên trong Ký túc xá. Các thông báo, chủ trương của nhà trường cũng được phổ biến tới cán bộ, sinh viên qua hệ thống loa này. Ngoài ra, để tuyên truyền giáo dục, nhà trường còn tổ chức học tập chính trị,

"Tuần lễ công dân - sinh viên" đầu khoá, đầu năm, cuối khoá. Nội dung của

đợt sinh hoạt chính trị đầu năm này vừa bảo đảm chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, vừa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tính chất đặc thù của một trường nghệ thuật. Hàng năm đảm bảo cho 100% sinh viên tham dự. Cuối mỗi đợt học, sinh viên đều viết bản thu hoạch. Phòng chính trị và công tác sinh viên cử cán bộ đọc, phân loại, đánh giá kịp thời tư tưởng, quan điểm của sinh viên. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức báo cáo thời sự

trong nước và quốc tế (mỗi học kì một buổi) cho cán bộ và sinh viên nghe; Tổ

chức nói chuyện về tấm gương phụ nữ điển hình, tiêu biểu (vào những dịp 8/3, 20/10 hàng năm), tấm gương chiến sĩ (22/12), tấm gương Đoàn viên thanh niên ưu tú vượt khó học giỏi (dịp 26/3)... Tổ chức hội thảo và toạ đàm về tấm gương của liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, cuộc đời chiến sĩ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc nhằm vừa giáo dục truyền thống cách mạng, vừa giáo dục ý thức chính trị và lòng tự hào về thế hệ cha anh đi trước, giáo dục ý chí quyết tâm lập thân, lập nghiệp, làm nên sự nghiệp của thế hệ trẻ hôm nay. Phòng chính trị và công tác sinh viên đã mời một số Anh hùng lao động, nhà văn, nhà thơ về trường nói chuyện vào những dịp phù hợp.

Tại trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, hoạt động tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên cũng được tổ chức thường xuyên, với nhiều nội dung và hình thức phong phú như tổ chức học chính trị cho sinh viên đầu khoá, đầu năm (như tổ chức tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên); Tổ chức sinh hoạt tư tưởng thường kỳ; Tổ chức nghe báo cáo thời sự, chiếu phim, phát thanh các chương trình thời sự, văn nghệ,... của Đài Tiếng nói Việt Nam, của Truyền hình Việt Nam,...

Trường Đại học Lâm nghiệp cũng có nhiều sáng kiến trong tổ chức và quản lý có chất lượng các hoạt động này. Để tuyên truyền, giác ngộ ý thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, học tập chính trị, tuyên truyền chủ trương chính sách đến sinh viên. Hằng năm, nhà trường tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên" đầu khoá, đầu năm. Để đợt học tập này có hiệu quả và chất lượng, nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực trong quản lý (quản lý chuyên cần, nếu học không đủ thời lượng phải học lại, cuối đợt viết thu hoạch có đánh giá và tính vào điểm rèn luyện) cũng như tổ chức (phân công rõ ràng cho đơn vị chịu trách nhiệm chính) nên chất lượng học các đợt học này ngày càng có chất lượng hơn.

Trường Đại học Lao động - Xã hội thực hiện hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên thông qua các hình thức như: tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đại hội IX, các nghị quyết của Trung ương khoá IX và đặc biệt là nghị quyết đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXI cho tất cả sinh viên; Tổ chức học tập nghiêm túc "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên " đầu khoá, đầu năm học theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu "Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ", "75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam", "60 năm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"... nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên của trường. Với mục tiêu đào tạo cán bộ chuyên môn phục vụ trong lĩnh vực lao động và xã hội, việc nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử dân tộc, truyền thống Cách mạng... là những việc làm rất thiết thực đối với sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội.

Học viện Tài chính cũng có nhiều hình thức thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị cho sinh viên phù hợp với mục tiêu, hoàn cảnh của nhà trường như Đảng uỷ tổ chức các chuyên đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, đồng thời thành lập chi bộ sinh viên trực thuộc Đảng uỷ Học viện. Chi bộ này có trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp phong trào sinh viên. Học viện đã duy trì và mở rộng các hình thức, biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên như: Tổ chức "Tuần lễ công dân - sinh viên đầu khoá"; thường xuyên cung cấp thông tin thời sự, đường lối, nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước cho sinh viên thông qua các buổi báo cáo thời sự, tuyên truyền, phát thanh, bản tin nội bộ, cung cấp sách báo, tài liệu...

Nhìn chung: Việc tuyên truyền nhằm hình thành sự nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên được nhiều trường chú ý tổ chức với nhiều hình thức tổ chức phong phú, phù hợp. Có một số hình thức đã có sự quy định của Bộ nên được các trường triển khai đồng bộ như tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân

- sinh viên" đầu năm học. Các hình thức khác như tổ chức học tập nghị quyết, nghe báo cáo thời sự về tình hình chính trị,... Phổ biến các quy chế học tập và các chế độ, quy định đối với sinh viên, các chính sách liên quan đến công tác phòng chống ma tuý, tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường; sinh hoạt tư tưởng, tổ chức phát thanh truyền hình vào các giờ ngoài giờ lên lớp,... được các trường tổ chức tuỳ thuộc điều kiện hoàn cảnh từng trường. Tuy nhiên việc tuyên truyền nhằm hình thành sự nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên cũng còn nhiều tồn tại như: Các hình thức tổ chức còn đơn điệu, mang tính chất ép buộc, tuyên truyền một chiều nên chưa có sự hấp dẫn, thuyết phục đối với sinh viên. Thiếu các hình thức phong phú, phù hợp với lứa tuổi thanh niên để có thể thu hút được các em. Nguồn nhân lực thực hiện công việc này ở các trường cũng có hạn (cả về số lượng và chất lượng, trình độ tổ chức của cán bộ) nên đây là một trở ngại rất lớn cho công việc này.

2.1.2. Về công tác giáo dục hành vi đạo đức, giáo dục năng lực hành động cải tạo thực tiễn và giáo dục toàn diện cho sinh viên

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)