Có thể nói, trong thời gian qua, các trường đã có nhiều giải pháp trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Có thể hệ thống thành những nhóm giải pháp sau:
a) Nhóm giải pháp về quản lý
Để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên đi vào nề nếp và ngày càng có hiệu quả, nhóm giải pháp đầu tiên mà các trường đã chú trọng thực hiện, đó là nhóm giải pháp về quản lý.
Giải pháp đầu tiên mà các trường đã thực hiện là ban hành những văn
bản pháp quy, những quy định, tạo hành lang pháp lý.
Việc quản lý sinh viên được quy định trong Quy chế công tác học sinh sinh viên trong các trường đào tạo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/07/1993. Điều 3 của Quy chế này đã quy định 7 nội dung của công tác học sinh sinh viên, trong đó có một số nội dung như: Tổ chức và quản lý đời sống tinh thần; Phối hợp ... xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Sau Quy chế này, Bộ Giáo dục và đào tạo có các văn bản cụ thể quy định rõ tổ chức, chức năng cũng như nhiệm vụ quản lý học sinh sinh viên. Triển khai tinh thần trên, các trường đều ban hành Quy chế quản lý sinh viên. Ví dụ trường đại học Nông nghiệp I đã sớm ban hành "Quy định về công tác quản lý sinh viên nội, ngoại
trú", quy định về nhiệm vụ, tiêu chuẩn của Ban cán sự lớp, về nội quy, quy chế mà sinh viên phải thực hiện trong trường.
Giải pháp thứ hai là xây dựng các bộ phận, tổ chức chuyên trách, xác
định nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận này.
Để có thể quản lý và nâng cao hiệu lực quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, cần có một tổ chức chuyên trách quản lý và là đầu mối thực hiện công tác này hoặc phối hợp thực hiện công tác này. Về vấn đề này hầu hết các trường đều thành lập hoặc tái thành lập và kiện toàn tổ chức phòng Chính trị và Công tác sinh viên (Còn gọi là phòng Công tác học sinh - sinh viên) theo tinh thần Chỉ thị số 38/1998/CT-BGD&ĐT ngày 18/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số trường chưa thành lập được phòng Chính trị và công tác sinh viên thì có bộ phận làm công tác học sinh - sinh viên.
Theo tinh thần công văn số 2564/HSSV ngày 05/4/2005, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên có 18 nhiệm vụ, trong đó có một số nhiệm vụ thuộc về mảng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Đó là một số nhiệm vụ sau:
1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và tổ chức các hoạt động rèn luyện cho học sinh, sinh viên:
- Triển khai các đợt sinh hoạt chính trị, học tập các nghị quyết của Đảng và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho giảng viên, cán bộ công chức và học sinh, sinh viên.
- Nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, sinh viên. Trên cơ sở đó đề xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu các biên pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kịp thời.
2. Tổ chức thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên theo học kỳ, năm học và khóa học.
3. Theo dõi công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên và đề xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu những chủ trương, giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phấn đấu, rèn luyện của học sinh, sinh viên trong công tác phát triển Đảng.
4. Tổ chức thực hiện các hoạt động rèn luyện, thực hành chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và y tế học đường cho học sinh, sinh viên.v.v...
Theo tinh thần đó, phòng chính trị và công tác sinh viên có chức năng theo sát, nắm bắt diễn biến tư tưởng trong cán bộ sinh viên nói chung, từ đó tư vấn, tham mưu và giúp Đảng uỷ, ban giám hiệu trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác chính trị, tư tưởng, quản lý sinh viên của trường. Trong cả năm trường mà chúng tôi tiến hành khảo sát, phòng Chính trị và Công tác sinh viên đều được thành lập hoặc tái lập những năm 1994 - 1996. Trường đại học Nông nghiệp I thành lập phòng Chính trị và Công tác sinh viên năm 1996 trên cơ sở kết hợp hai phòng Công tác Chính trị và phòng Công tác sinh viên. Phòng được giao nhiệm vụ quản lí sinh viên toàn diện trên cơ sở phối hợp với các đơn vị chức năng trong trường như: phòng Đào tạo, khoa Mác - Lênin Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, kí túc xá... Sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận này tỏ ra có hiệu quả rõ rệt ví dụ như sự phối hợp giữa các đơn vị để tổ chức thành công cuộc thi Ôlimpic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chức năng chính của phòng là quản lý sinh viên, đưa công tác quản lý sinh viên đi vào nề nếp. Trường Đại học Lao động Xã hội thành lập phòng Công tác sinh viên để giúp hiệu trưởng về công tác quản lí sinh viên. Trường Đại học Lâm nghiệp cũng kiện toàn bộ máy tổ chức, xác định rõ chức năng, quyền lợi, trách nhiệm của các đơn vị, đặc biệt đơn vị chuyên trách. Phòng Chính trị và Công tác sinh viên được thành lập từ tháng 1/1995 với chức năng chính là quản lý sinh viên, tổ chức các hoạt động giáo dục.
Để tăng cường hiệu lực công tác của phòng Chính trị và Công tác sinh viên, cần phải có sự chỉ đạo thống nhất và quản lý của Ban giám hiệu và của Đảng uỷ. Qua thực tiễn công tác của trường, có thể khẳng định hiệu quả của giải pháp này.
Như vậy, ngoài việc thành lập phòng Chính trị - Công tác sinh viên, nhiều trường còn giao chức năng quản lý sinh viên cho một đồng chí trong Ban giám hiệu hoặc các khoa. Ví dụ như Đại học Lao động - Xã hội quy định một đồng chí phó hiệu trưởng kiêm phó bí thư Đảng uỷ của trường chuyên phụ trách mảng công tác quản lí sinh viên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và hoạt động phong trào của sinh viên. Do vậy, công tác quản lí sinh viên nói chung và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên có nhiều thuận lợi. Đại học Lâm nghiệp quy định trong Ban chủ nhiệm các khoa có 1 Chủ nhiệm, 2 phó, trong đó 1 Phó chủ nhiệm khoa phụ trách công tác sinh viên (từ năm 2001), và một trợ lý theo dõi công tác sinh viên (được quy định từ 2003).
Ở trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên từ lâu đã được Đảng uỷ và Ban giám hiệu các nhiệm kỳ quan tâm đúng mức và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Trong trường Đại học Lao động Xã hội, để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, nhà trường đã thành lập phòng Công tác sinh viên để giúp hiệu trưởng về công tác quản lí sinh viên. Một đồng chí phó hiệu trưởng kiêm phó bí thư Đảng uỷ của trường phụ trách mảng công tác quản lí sinh viên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và hoạt động phong trào của sinh viên. Do vậy, công tác quản lí sinh viên nói chung và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên có nhiều thuận lợi.
Ngoài các tổ chức trên, nhà trường còn thành lập các Đội Tự quản (từ 1996), với chức trách, nhiệm vụ, quyền lợi rõ ràng, được cung cấp phương
tiện làm việc, được cộng khuyến khích điểm rèn luyện, có chế độ bồi dưỡng,... Những năm qua đội đã có những đóng góp tích cực trong quản lý sinh viên, đặc biệt là trong công tác tự quản... Ngoài ra, ở một số trường còn thành lập Ban quản lý ký túc xá nhằm quản lý sinh viên nội trú. Cũng có trường đưa nhiệm vụ quản lý sinh viên nội trú trong ký túc xá là chức năng của phòng Chính trị và Công tác sinh viên. Việc quản lý sinh viên ngoại trú giao cho phòng Chính trị và Công tác sinh viên và giáo viên chủ nhiệm lớp.
b) Nhóm giải pháp về tác động đến nhận thức chính trị, tư tưởng của sinh viên
Để tác động, hình thành được nhận thức đúng về chính trị, tư tưởng cho sinh viên, có hai hoạt động quan trọng cần thực hiện, đó là tổ chức thực hiện tốt hoạt động dạy và học các môn lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thứ hai là tổ chức công tác tuyên truyền, giác ngộ chính trị, giáo dục lý tưởng sống, giúp họ có nhận thức đúng trong học tập và rèn luyện.
Về việc thực hiện hoạt động dạy và học các môn Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: có thể đánh giá hoạt động này ở các trường có một số
những mặt tích cực và một số mặt tồn tại sau.
Về mặt tích cực, nhận thức được tầm quan trọng của các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là có ý nghĩa nền tảng rất căn bản; Nó trang bị những tri thức lý luận cơ bản để hình thành phần cốt lõi tư tưởng, chính trị của sinh viên. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các môn học này sẽ giúp sinh viên hiểu được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thông suốt quan điểm, đường lối của Đảng trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Đồng thời nâng cao và rèn luyện tư duy khoa học, thế giới quan Macxit, nhân sinh quan đạo đức cách mạng và phương pháp luận để sinh viên có đủ bản lĩnh, kiến thức, niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước. Từ đó, sinh viên có đủ sức đề kháng trước những hiện tượng tiêu cực, những tác động phức tạp của các yêu
tố tiêu cực trong xã hội, tránh được mọi cám dỗ của tiền bạc và vật chất. Các môn Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trực tiếp cung cấp những tri thức khoa học, lý luận để xây dựng nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho sinh viên; góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Chính vì nhận thức như vậy nên các trường, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chấn chỉnh, đưa vào nề nếp, nâng cao dần chất lượng dạy và học tập các bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiều biện pháp đã được tiến hành nhằm tăng cường giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng cho sinh viên như:
Một là, tăng cường và đổi mới việc giảng dạy các bộ môn lý luận Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các trường đã chú ý đầu tư cho việc giảng dạy, nâng cao hiệu quả học tập các bộ môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp dạy và học đã được đổi mới, giảm dần hiện tượng đọc chép, học lý luận khô khan giáo điều. Việc giảng dạy các môn học đã được cải tiến theo hướng giảm tỉ trọng kiến thức lý thuyết, tăng cường kiến thức thực hành. Điều này làm tăng cường hiệu quả dạy học các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, có tính thuyết phục đối với sinh viên trong việc học tập các bộ môn này.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, việc đổi mới dạy và học các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được nhiều do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là còn thiếu số lượng giảng viên theo yêu cầu, giảng viên chưa đầu tư vào việc dạy học các môn này nên sức thuyết phục của các môn học này đối với sinh viên còn thấp. Việc học tập của các em mang tính chiếu lệ, đối phó, nhận thức chính trị, tư tưởng của các em còn chưa được nâng cao.
Hai là, một số trường đề xuất đổi mới hình thức tổ chức dạy và học các
môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh như giảm thời lượng nghe giảng một chiều, giảm thời gian học tập trên lớp, tăng thời lượng tổ chức cho
sinh viên đối thoại, thảo luận, tăng cường thời lượng tham quan, kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoại khóa và giờ học thực hành. Điều này dễ thuyết phục sinh viên trong việc học tập các bộ môn này. Hơn nữa, nó còn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên.
Ba là, xây dựng, đổi mới cách thiết kế nội dung, chương trình học tập
các môn học lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số giảng viên các trường kiến nghị tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và thay đổi những hình thức dạy và học các môn này; tăng cường thời lượng xêmina; học trên giảng đường kết hợp với tham quan thực tiễn để làm phong phú hơn nội dung của các môn học này.
Để hình thành cho sinh viên có nhận thức chính trị, tư tưởng đúng đắn, ngoài việc tổ chức tốt hoạt động giảng dạy và học tập các bộ môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức các hoạt động nghe nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế, phổ biến các quy định, nội quy của nhà trường. Những hoạt động này được các trường tổ chức khá đều đặn, thời xuyên, theo định kỳ.
c) Nhóm giải pháp về tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện đã được các trường tiến hành thường xuyên, đều đặn. Song trong một số năm gần đây, sau khi nội dung giáo dục toàn diện được xác định ngày một cụ thể và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hơn, việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên được đề cập đến một cách cấp thiết hơn, việc tổ chức các hoạt động giáo dục đã có nhiều tiến bộ hơn, đã chú trọng về chất lượng giáo dục thực sự, được tổ chức ngày một phong phú hơn. Có thể chia các hoạt động này thành hai nhóm: Một là, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,... Hai là, các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng, có ý nghĩa cải tạo thực tiễn; Ba là nhóm các hoạt động vừa có ý nghĩa tuyên truyền, vừa có ý nghĩa hình thành cho sinh viên nănglực phòng chống các tác động tiêu cực của xã hội, hình thành niềm tin, lý tưởng
sống trong sáng. Có thể thấy những điểm này qua việc tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục của một số trường.
Về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Ở trường Đại học Lâm nghiệp, nhà trường đã chú ý tổ chức nhiều phong trào và hoạt động có tính giáo dục cao như: Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa trong trường học như tăng cường các hoạt động văn hóa và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho những hoạt động này. Về hoạt động văn nghệ, nhà trường tổ chức một Đội ca khúc chính trị do những sinh viên nhiệt tình và có khả năng của trường tham gia; Tổ chức Hội thi tiếng hát sinh viên và tham gia các cuộc thi văn hóa, văn nghệ; Về hoạt động thể dục thể thao, nhà trường tổ chức các đội tuyển bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền; Tổ chức Hội diễn văn nghệ, thi đấu giải bóng đá, bóng chuềyn trong trường, xây dựng phong trào luyện tập thể dục thể thao trong cán bộ và sinh viên toàn trường.
Về hoạt động xã hội, hoạt động thực tiễn: Mảng hoạt động này cũng được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, có hiệu quả. có thể thấy như sau: Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức tốt các hoạt động tình nguyện,