TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TẠI KHU VỰC HÀ NỘI) VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 28)

VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Để có thể đánh giá được thực trạng việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong khả năng cho phép, chúng tôi tiến hành khảo sát, đánh giá việc thực hiện công tác này tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, nơi chúng tôi đang công tác. Đồng thời chúng tôi cũng nghiên cứu thực trạng thực hiện công tác này ở một số trường đại học trên cùng địa bàn, so sánh những đặc điểm chung và đặc điểm khác biệt, trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một hệ thống các giải pháp giúp các trường có thể ứng dụng trong tổ chức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Tại Hà Nội, cho tới tháng 10/2005 đã có tới 50 trường đại học, cao đẳng (trong đó có một số trường đại học dân lập mới được thành lập) với số lượng sinh viên lên đến gần mười vạn. Các trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và của Thủ đô.

Về trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: Trường được xây dựng từ một trường trung cấp (thành lập từ năm 1949), sau đó phát triển lên cao đẳng, đến năm 1984 thì chuyển thành trường đại học. Đến nay trường đã trải qua 56 năm xây dựng và trưởng thành. Với chức năng nhiệm vụ là đào tạo các hoạ sĩ, cử nhân, thạc sĩ Mỹ thuật công nghiệp cho cả nước (ở một số chuyên ngành còn đào tạo cả sinh viên quốc tế). Hiện nay, trường có nhiều hệ đào tạo: cao đẳng, đại học chính quy, phi chính quy, và sau đại học (đào tạo thạc sĩ). Nhà trường còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng và các công

ty ở nhiều địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Hà, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Huế, Công ty May 10, Công ty May Đức Giang, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty LIXEHA .v.v. để mở các khoá đào tạo dài hạn (hệ đại học vừa học vừa làm), ngắn hạn (hệ chuyên tu).

Hiện nay trường có 8 khoa, 8 phòng chức năng, 1 trung tâm Mỹ thuật ứng dụng, 1 xưởng nghiên cứu thực nghiệm và ban quản lý kí túc xá, với đội ngũ cán bộ gần 200 thầy cô, đào tạo cùng một lúc gần 3.000 sinh viên.

Qua 56 năm, trường đã đào tạo cho đất nước hơn 10.000 cán bộ hoạ sĩ về Mỹ thuật Công nghiệp, hiện đang có mặt trên khắp mọi miền đất nước.

Để thấy rõ hơn đặc thù của trường, chúng tôi lựa chọn thêm một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội để khảo sát như Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Lao động - Xã hội, Học viện Tài chính. Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và Đại học Lâm nghiệp được thành lập đã lâu, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao phục vụ trong ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Học viện Tài chính là một cơ sở đào tạo cán bộ có trình độ cao về ngành kinh tế tài chính, kế toán. Học viện mới được thành lập từ 2001 trên cơ sở sát nhập 3 cơ sở: trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính (Bộ Tài chính). Những đơn vị này cũng được thành lập từ lâu, có bề dày kinh nghiệm về đào tạo và nghiên cứu. Trường Đại học Lao động - Xã hội mới được nâng cấp lên đại học năm 2004 từ trường cao đẳng Lao động - Xã hội, một cơ sở đào tạo lâu năm cán bộ cho ngành Lao động - Xã hội. Nhìn chung, cả 5 trường trên đều là những cơ sở có quy mô đào tạo lớn, đóng trên địa bàn Thủ đô. Chính vì là cơ sở đào tạo đầu ngành nên các cơ sở đào tạo trên đều có trọng trách đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn nặng nề, các trường đều phải thực hiện giáo dục toàn diện nhằm đào tạo ra những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, có lý tưởng, phục vụ nhân dân và phục vụ đất nước một cách có hiệu quả.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên tại năm trường được tiến hành qua tìm hiểu, qua điều tra khảo sát và qua các số liệu, báo cáo tổng kết hàng năm hoặc báo cáo chuyên đề của trường hoặc của ngành chủ quản.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 28)