Bài học cho Việt Nam về việc giải quyết các mặt trái của FDI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 111)

3.3.1. Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam những năm qua

Quá trình thu hút FDI vào Việt Nam gắn liền với mở cửa nền kinh tế, thực hiện kinh tế thị trƣờng, thƣơng mại tự do bắt đầu từ cuối những năm 80, cụ thể là năm 1988. Có thể nói quá trình thực hiện thu hút FDI của nƣớc ta đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể và đƣợc phản ánh qua các giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1988 – 1990 : Đây đƣợc coi là giai đoạn khởi động của dòng FDI. Trong giai đoạn này Việt Nam mới thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế đƣợc hai năm và ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc 1 năm. Vì mới thực hiện nên trong vòng ba năm 1988 – 1990, tổng vốn đăng ký mới đạt 1.582 triệu USD [32], còn vốn thực hiện thì không đáng kể.

* Giai đoạn 1991 - 1996: Đây là thời kỳ tăng trƣởng nhanh và góp phần nhiều nhất vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong giai đoạn này tổng vốn FDI đăng ký đạt 24.884 triệu USD và tổng vốn FDI thực hiện đạt 10.076 triệu USD, bằng 40,5% vốn đăng ký trên cả nƣớc. Đặc biết vốn FDI vào Việt Nam đạt đỉnh cao vào năm 1995 và 1996.

106

Trong hai năm này, số đăng ký đạt 7.370 triệu USD và 8.640 triệu USD tƣơng ứng [27].

* Giai đoạn 1997 – 2000: Đây là thời kỳ suy thoái của dòng FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong những năm 1999 và 2000. Năm 1999, vốn đăng ký giảm mạnh nhất, chỉ đạt 1.568 triệu USD, chỉ bằng 40,2% lƣợng vốn đăng ký của năm 1998, và năm 2000 đạt 1.937 triệu USD. Trong giai đoạn này, số khách nƣớc ngoài vào tìm cơ hội đầu tƣ ở Việt Nam là ít hơn và số vốn giải thể cũng nhiều hơn. Năm 1998, có tới 101 dự án giải thể với tổng số vốn giải thể là 2.428 triệu USD, gấp gần 3 lần so với năm 1997 [27].

* Giai đoạn 2001 đến nay: Bắt đầu từ năm 2000, nhiều nghị định, nghị quyết, chính sách, luật pháp của Chính phủ đã đƣợc ban hành và sửa đổi nhằm vực dậy môi trƣờng đầu tƣ đang xuống cấp. Cùng với đó, sự hồi phục kinh tế của Châu Á sau khủng hoảng cũng có tác động tích cực đến sự phục hồi dòng FDI vào Việt Nam. Năm 2001, vốn FDI đăng ký đạt 2,54 tỷ USD, năm 2002 đạt 1,4 tỷ USD và năm 2003 đạt 2,65 tỷ USD. Năm 2005, tổng số vốn FDI đăng ký đạt mức 5,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 3,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2004. Con số FDI thu hút đƣợc tăng lên nhanh chóng về mặt số lƣợng, năm 2006 số vốn FDI thu hút đƣợc đạt 10,2 tỷ USD; năm 2007 là 20,3 tỷ USD. Đặc biệt năm 2008 đạt kỷ lục về số vốn đăng ký lên tới 64 tỷ USD, với 11,5 tỷ vốn thực hiện [33]. Năm 2009, Việt Nam thu hút FDI đạt 21,48 tỷ USD, cả năm 2010, vốn đăng ký đạt 18,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD.

107

Biểu đồ 3.1:FDI tại Việt Nam giai đoạn từ 1990 - 2010

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tƣ

3.3.2. Những mặt trái còn tồn tại

Quá trình thu hút FDI của Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đặc biệt là sau dấu mốc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO tháng 1 – 2007. Nhƣng bên cạnh đó nổi cộm một số vấn đề tiêu cực ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế và xã hội.

* Ô nhiễm môi trường

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội cả nƣớc hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp

108

quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển tiếp nhận nguồn vốn FDI, Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng phát sinh từ các khu công nghiệp nƣớc, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn “xuất khẩu” ô nhiễm môi trƣờng từ các nƣớc phát triển đầu tƣ vào nƣớc ta nhƣ: Công ty VEDAN (100% vốn Đài Loan) hay Công ty MIWON (Hàn Quốc). Công ty VEDAN đã có hành vi cố ý vi phạm quy tắc bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, cụ thể là xả chất thải gây ô nhiễm trên sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt [24]. Sau đó công ty này cố tình “xả trộm” chất thải lên men xuống biển khi mà đề xuất xả thải xuống biển của công ty không đƣợc cơ quan chức năng của Việt Nam cho phép. Hậu quả dẫn đến là nƣớc sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, sự sống, sức khỏe của ngƣời dân. Trƣờng hợp công ty MIWON Việt Nam cũng tƣơng tự và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông Hồng, đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày công ty này xả trực tiếp hơn 400 m3 nƣớc thải chƣa qua xử lý xuống sông Hồng [33], làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe ngƣời dân. Đây chỉ là hai trƣờng hợp tiêu biểu trong số rất nhiều những vi phạm về bảo vệ môi trƣờng và cũng là sự báo động về tình trạng môi trƣờng đang xuống cấp trầm trọng của Việt Nam.

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tính đến ngày 20/4/2008 cả nƣớc có 185 khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đến hết năm 2008, cả nƣớc có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp đƣợc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trƣờng của Quốc hội, tỉ lệ các khu công

109

nghiệp có hệ thống xử lí nƣớc thải tập trung ở một số địa phƣơng rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, nhƣ Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nƣớc thải tập trung nhƣng hầu nhƣ không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nƣớc thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nƣớc thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trƣờng lƣu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nƣớc thuộc lƣu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lƣợng mặt nƣớc dùng làm nguồn cấp nƣớc sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trƣờng phối hợp với Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lƣợng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lƣợng nồng độ NH3 trong nƣớc vƣợt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (nhƣ cửa sông Thị Tính); hàm lƣợng chì trong nƣớc vƣợt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vƣợt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cƣ trên lƣu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lƣu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000 m3 nƣớc thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lƣu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhƣng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nƣớc, gây tác động xấu đến chất lƣợng nƣớc của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những

110

cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nƣớc tƣới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về môi trƣờng theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trƣờng sinh thái ở một số địa phƣơng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cƣ, nhất là các cộng đồng dân cƣ lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trƣờng. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nƣớc từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của ngƣời dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phƣơng. Tuy nhiên, hậu quả về môi trƣờng do các hoạt động sản xuất làng nghề đƣa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lƣợng bụi và khí CO, CO2, SO2 và NO2 thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.

* Vấn đề lao động và quyền lợi người lao động

Do xung đột lợi ích giữa ngƣời lao động và nhà đầu tƣ nên nảy sinh nhiều vấn đề về chất lƣợng đời sống và làm việc của công nhân tại các khu công nghiệp. Phần lớn lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI phải làm việc với cƣờng độ cao, thời gian kéo dài và thu nhập không tƣơng xứng. Hơn nữa, tình trạng vi phạm hợp đồng lao động rất phổ biến. Hiện nay, tại Việt Nam, có 3,2% số lao động làm việc từ 11 – 15 năm vẫn chỉ đƣợc ký hợp đồng miệng, 1,6% ký hợp đồng tạm thời dƣới 1 năm. Đây là tình trạng bất công cho các

111

công nhân khi họ không đƣợc bảo vệ quyền lợi. Chính vì vậy mà ngƣời lao động buộc phải tự bảo vệ, đòi quyền lợi cho chính bản thân bằng các cuộc đình công, lãn công. Tình trạng đình công trong các khu chế xuất, khu công nghiệp nƣớc ngoài là tình trạng rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt phải kể đến một số khu công nghiệp nhƣ Biên Hòa 2, Bình Dƣơng, Đồng Nai, (Đông Anh) Hà Nội.

* Cơ cấu đầu tư bất hợp lý

Sự mất cân đối trong đầu tƣ ở nƣớc ta đƣợc thể hiện trên 3 góc độ: Sự mất cân đối trong đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào 3 ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; tiếp đến là mất cân đối trong việc đầu tƣ vào nội bộ mỗi ngành, cuối cùng là sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tƣ theo vùng, miền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ cấu ngành nghề thì nguồn vốn FDI chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào công nghiệp và dịch vụ. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự bất hợp lý, vốn FDI chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chiếm 70,9% tổng số vốn đăng ký. Theo số liệu từ Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Những năm vừa qua, tỷ trọng FDI trong lĩnh vực nông nghiệp liên tục sụt giảm: Năm 2006, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký đầu tƣ; năm 2007 là 5,24%; năm 2008 là 3,3%; tuy nhiên, đến năm 2009 con số này chỉ còn 1%

Các vùng, miền cũng có sự chênh lệch lớn, vốn FDI chỉ tập trung vào khu vực đồng bằng và thành thị, trong khi khu vực nông thôn và miền núi lại cần vốn hơn. Cụ thể một số tỉnh nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Hà Nội, Hải Phòng…chiếm 84% tổng số vốn đăng ký. Trong khi các tỉnh miền Trung, miền núi chỉ thu hút đƣợc 16% nguồn vốn[28].

112

Trong hơn 10 năm thu hút vốn FDI, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ nhất định. Tuy nhiên, lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp cũng nhƣ các công nghệ chuyển giao chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thay đổi cơ bản về trình độ và năng lực công nghệ trong toàn ngành do công nghệ áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn khá lạc hậu. Theo số liệu gần đây, Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có nguồn nông sản nguyên liệu dồi dào nhƣng thiết bị, công nghệ chế biến nông sản không đủ năng lực sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể điểm qua các số liệu sau:

- 128 nhà máy xay xát gạo, tổng công suất 2,4 triệu tấn nhƣng thiết bị từ những năm 60 (ở miền Bắc) và những năm 80 (ở miền Nam);

- 126 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, 11 cơ sở chế biến bột cá, 84 doanh nghiệp chế biến nƣớc mắm không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa;

- Ngành khai thác hải sản mới chủ yếu hoạt động gần bờ, chƣa có nhiều phƣơng tiện tàu và máy móc phục vụ đánh bắt xa bờ.

- 18 nhà máy chế biến rau quả chỉ đảm bảo chế biến đƣợc 5% sản lƣợng rau quả, chƣa đáp ứng đƣợc chỉ tiêu chất lƣợng xuất khẩu;

- 30 nhà máy chế biến thịt của cả nƣớc chỉ đạt tỷ lệ chế biến 1,5%;

- Các khu vực chế biến dầu thực vật, chè, cà phê, cao su cũng chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng, thiết bị cũ, hiệu quả thấp;

- Công nghệ chế biến sữa đang ở tình trạng thiếu nguyên liệu tại chỗ.

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng nhập khẩu một số lƣợng không nhỏ công nghệ từ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, so với Trung Quốc, Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình chuyển giao công nghệ. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu máy móc, tỷ trọng giá trị phần mềm chỉ chiếm 17% tổng giá trị nhập khẩu. Một điều dễ dàng nhận thấy là hiện nay năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức và khả năng

113

tiếp thu công nghệ, do vậy mà công tác chuyển giao công nghệ chƣa tạo đƣợc tác động lan tỏa.

Mặc dù có những thành công nhất định trong việc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thông qua các hoạt động FDI song vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định:

Thứ nhất, cơ chế bảo hộ cho các đối tƣợng sở hữu công nghệ còn yếu, thể chế bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp chƣa tạo đủ lòng tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này liên quan đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực việc chuyển giao công nghệ. Hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện cho nên khó có thể nói đến tính chuẩn mực của các qui định pháp luật theo hƣớng tƣơng thích với các nƣớc trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, khả năng sinh lợi của hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn thấp do thị trƣờng nông nghiệp và nông thôn chƣa phát triển, tình trạng hàng nông sản đƣợc sản xuất ra khó tiêu thụ, bị “rớt giá” vẫn đang có tính chất phổ biến làm nản lòng các nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 111)