2.1.1. Khái quát chung về qúa trình thu hút FDI vào Trung Quốc
Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Kể từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Để làm đƣợc điều này chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra một số chính sách cơ bản để thu hút FDI, đó là:
Thứ nhất: Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hƣớng dẫn đầu tƣ đối với thƣơng nhân nƣớc ngoài và danh mục hƣớng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.
Thứ hai: Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp nhƣ thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.
Từ năm 1999, trọng điểm chiến lƣợc phát triển kinh tế từng bƣớc chuyển về phía tây. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây Trung Quốc. Đồng thời tích cực hƣớng dẫn thƣơng nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào địa phƣơng này bằng các biện pháp:
- Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ƣu thế của miền Trung và Miền tây Trung Quốc kêu gọi thƣơng nhân nƣớc ngoài đầu tƣ”
- Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nƣớc, các khỏan vay chính phủ nƣớc ngoài và các khoản vay ƣu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựngc các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trƣờng trọng điểm của miền trung và miền tây.
23
- Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, nếu đầu tƣ vào miền trung và miền tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục đƣợc giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo.
- Khuyến khích thƣơng nhân nƣớc ngoài đã đầu tƣ vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tƣ vào khu vực miền tây và miền Trung.
- Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền tây và miền Trung.
-Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nƣớc
- Nhà nƣớc ƣu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lƣợng, nguyên vật liệu để bảo vệ đầu tƣ nƣớc ngoài vào các tình miền tây và miền Trung. Đồng thời tăng cƣờng sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên.
Thứ ba: Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Xí nghiệp đầu tƣ tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật đƣợc vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng nhƣ các xí nghiệp của Trung Quốc
- Xí nghiệp nƣớc ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc đƣợc các ngân hàng thƣơng mại của Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn.
- Cho phép xí nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nƣớc ngoài.
- Các xí nghiệp nƣớc ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn đƣợc xin phép phát hành cổ phiếu.
24
- Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tƣ trọng điểm trong các lĩnh vực năng lƣợng , giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tƣ.
Thứ tư: Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: nhƣ Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nƣớc ngoài của nƣơc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành Luật Xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nƣớc ngoài: Luật xí nghiệp do nƣớc ngoài đầu tƣ, các quy định và ƣu đãi về thuế, ƣu đãi về vay vốn đầu tƣ, về quyền sử dụng đất….
Từ những chính sách trên đã giúp cho Trung Quốc từng bƣớc thực hiện thu hút nguồn vốn FDI đƣợc nhiều hơn. Có thể tóm tắt quá trình thu hút FDI tại Trung Quốc thành bốn giai đoạn:
* Giai đoạn thăm dò (1979 - 1985)
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên FDI tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Chủ yếu là các dự án đầu tƣ vào vùng duyên hải của các nhà tƣ bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao. Các nhà đầu tƣ chủ yếu đầu tƣ vào công trình nhà hàng, khách sạn thu lợi tƣơng đối cao. Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút đƣợc 6.321 hạng mục, với tổng số vốn đầu tƣ thực tế 4,72 tỷ USD. Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của nhà đầu tƣ lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.
25
Đầu năm 1986 Trung Quốc có sự điều chỉnh. Chiến lƣợc thu hút FDI đƣợc cựu Bí thƣ Đảng cộng sản Trung Hoa Triệu Tử Dƣơng gọi “Lƣỡng đầu tại ngoại” tức là dựa vào bên ngoài cả về đầu vào lẫn thị trƣờng đầu ra. Với chiến lƣợc này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh tế loại hình hƣớng ra bên ngoài là kết hợp công thƣơng, lấy công nghiệp xây dựng làm chủ, lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hƣớng cơ bản sang nắm sản xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế. Chính sách này rất khác với chính sách của nhiều nền kinh tế CNH mới (NIEs) là thu hút FDI vào phát triển các ngành thay thế nhập khẩu. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển đầu tƣ nƣớc ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hƣớng về xuất khẩu đồng thời vẫn thực hiện công nghiệp hóa, đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tƣ chú ý. Trong giai đoạn này đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ từ trên 60 nƣớc và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản và các nƣớc phát triển phƣơng Tây đã đến Trung Quốc. Họ chủ yếu đầu tƣ vào các ngành năng lƣợng, thông tin, chế tạo máy, điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hóa chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, xây dựng, và ngành bất động sản. Những dự án đƣợc chấp thuận ở các tỉnh và thành phố duyên hải chiếm 80% tổng số của cả nƣớc. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có sự chuyển hƣớng từ kinh doanh dịch vụ sang các ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao động, sản phẩm đƣợc tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lƣợc sử dụng vốn nƣớc ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản lƣợng công nghiệp tăng lên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, kết hợp chặt chẽ chính sách ƣu đãi trong thu hút vốn nƣớc ngoài và chính sách ngành nghề của đất nƣớc, khuyến khích có trọng điểm đầu tƣ nƣớc ngoài vào các hạng mục theo hƣớng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy mô tƣơng đối lớn và kỹ thuật tiên tiến. Đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng phát
26
triển vững chắc hơn. Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hông Kông, từ năm 1979 đến năm 1991 Trung Quốc đã phê chuẩn 12.000 hạng mục vốn nƣớc ngoài, kim ngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn FDI thực tế đạt 79,6 tỷ USD.
Nhìn chung trong giai đoạn này FDI vào Trung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trƣởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tƣ là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều.
Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991
Năm 1986 1987 1988 1989 1991
Số vốn 1,87 2,31 3,19 3,39 4,4
(Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: Bộ Thương mại - Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc
* Giai đoạn phát triển mạnh (1992 - 2001)
Đây là giai đoạn bùng nổ vốn FDI vào Trung Quốc do Chính phủ xác nhận nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trƣờng, cùng với quãng thời gian hơn 10 năm mở cửa đã tạo lòng tin cho các nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ không còn chỉ bao gồm Hoa Kiều hay các TNCs nhỏ mà còn có sự góp mặt của các tập đoàn tƣ bản lớn của ngƣời Hoa và TNCs lớn từ Châu Âu, Châu Mỹ.
Quy mô và cơ cấu đầu tƣ cũng thay đổi theo hƣớng tập trung vào các ngành nông, lâm nghiệp và tƣ vấn, ngoại thƣơng, từ thu hút những hạng mục
27
nhỏ và vừa, sản xuất hàng tiêu dùng, thay thế nhập khẩu sang khuyến khích đầu tƣ của những tập đoàn lớn phục vụ phát triển công nghiệp, phục vụ xuất khẩu – cuộc cách mạng thay thế nhập khẩu lần thứ hai.(Bảng 2.2)
Việc nguồn vốn FDI nhảy vọt qua các năm góp phần cải thiện kinh tế và môi trƣờng đầu tƣ nhƣng gây ra vấn đề rắc rối về việc tăng trƣởng qúa nóng của nền kinh tế, phải kể đến là tốc độ tăng trƣởng năm 1992 đạt 12%, năm 1993 đạt tới con số 13,4%. Vấn đề này gây ra rối loạn về tài chính, tiền tệ, lạm phát tăng cao, mất cân bằng tổng cung và tổng cầu.
Bảng 2.2: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1991- 2001
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm 1992 1993 1995 1996 1997 1999 2000 2001
Số vốn 10 27,5 37,5 41,72 45,27 40,4 42,1 48,8
Nguồn: Bộ Thương mại - Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc
* Giai đoạn điều chỉnh (từ năm 2002 đến nay):
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, đây là giai đoạn mở cửa toàn diện từ Đông sang Tây, thực hiện đầu tƣ đa lĩnh vực và đa ngành nghề. Trong giai đoạn này, một dấu mốc quan trọng ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn FDI nói riêng và nền kinh tế của Trung Quốc nói chung, đó là việc gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO vào tháng 11-2001. Việc này đã tạo ra môi trƣờng cởi mở hơn giúp Trung Quốc thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào nhiều hơn thông qua việc mở cửa một số lĩnh vực mới mà trƣớc kia còn hạn chế nhƣ các ngành dịch vụ, ngân hàng. Thực hiện lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan,
28
mở cửa thị trƣờng và tăng mức nhập khẩu một số mặt hàng, không trợ giá nông nghiệp. Đặc biệt chuyển từ mở cửa đơn phƣơng sang đa phƣơng, từ việc thực hiện các chính sách theo chủ trƣơng của chính mình sang hoạch định theo yêu cầu của các đối tác nƣớc ngoài đã làm cho môi trƣờng đầu tƣ của Trung Quốc trở nên minh bạch và thông thoáng hơn.
Biểu đồ 2.1: FDI vào Trung Quốc năm 2010
Nguồn: Bộ Thương mại – Trung Quốc
Giai đoạn này ghi nhận sự tăng trƣởng tƣơng đối nhanh về nguồn vốn FDI, giá trị sản lƣợng công nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ghi nhận chiếm trên 25% tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp của cả nƣớc. Ngoài ra vốn FDI đã thúc đẩy mậu dịch đối ngoại, thúc đẩy thị trƣờng hóa, quốc tế hóa nền kinh tế. Trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là nƣớc nhận đầu tƣ hàng đầu trong các quốc gia đang phát triển và nguồn vốn FDI góp phần đƣa quốc gia này vƣơn lên đứng vị trí những quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2003, tổng kim ngạch ngoại thƣơng của Trung Quốc đạt 851 tỷ USD (đứng thứ 5 thế giới), năm 2007 đã vƣơn lên vị trí thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và EU với tổng kim ngạch đạt 2.100 tỷ USD.
29
Đặc biệt năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2.561 tỷ USD, trong đó bộ phận vốn đầu tƣ nƣớc ngoài luôn chiếm hàng đầu.
Nhƣng trong nhƣng năm 2008 và 2009, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính cũng khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn mà đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, đặt ra cho Trung Quốc yêu cầu phải có những biện pháp giải quyết tốt nhất.( Biểu đồ 2.2)
2.1.2. Nhận xét và đánh giá
Với những biện pháp và chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện để đạt đƣợc những kết quả tốt về nguồn vốn FDI, Trung Quốc đã nâng cao niềm tin đối với các nhà đầu tƣ, góp phần xóa đi những tàn dƣ của nền kinh tế lạc hậu và đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kình tế. Bộ mặt kinh tế - xã hội Trung Quốc đã thay đổi với tốc độ thần kỳ, từ một đất nƣớc với nền kinh tế trì trệ đã trở thành một cƣờng quốc kinh tế lớn mạnh và trƣởng thành. (Biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.2: Dòng vốn FDI giảm do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế
30
Biểu đồ 2.3: Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2002 - 2008
Nguồn: Trung Quốc thống kê sách năm. NBS
Thế giới công nhận những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc của Trung Quốc nhƣng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận một thực tế là trong quá trình thu hút FDI còn tồn tại những sai lầm, thiếu sót gây ra những tác động tiêu cực mà không có sự can thiệp kịp thời thì hậu quả để lại sẽ rất lớn. Những tác động tiêu cực ấy bắt nguồn từ những dấu hiệu tƣởng nhƣ rất khả quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trƣởng cao đến mức bất ngờ, nguồn vốn FDI thu hút vào tăng nhanh đến mức chóng mặt nhất là trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, di chuyển từ nông thôn ra thành thị. Những tác động đó tƣởng chừng là yếu tố tất yếu của cải cách mở cửa, của việc thu hút vốn FDI nhƣng đối với từng môi trƣờng kinh tế và nhất là từng chính sách của các Chính phủ khác nhau sẽ có những tác động khác nhau vì vậy đòi hỏi Trung Quốc phải luôn nhận biết đƣợc tình hình và kịp thời đƣa ra những biện pháp giải quyết phù hợp.
31
2.2- Mặt trái của quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc
Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, nguồn vốn này đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng kinh tế nhƣng đi kèm với nó là những mặt trái ảnh hƣởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Những mặt trái đƣợc đề cập dƣới đây còn do cả khu vực kinh tế trong nƣớc gây ra, không hoàn toàn do khu vực FDI mang lại, nhƣng chắc chắn một phần là do khu vực FDI gây ra, những mặt trái này đƣợc thể hiện trên nhiều mặt khác nhau và sau đây tôi xin đề cập đến một số mặt nổi bật.
2.2.1. FDI và môi trƣờng
Với sự tăng trƣởng nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều hơn và nghiêm trọng hơn vấn đề môi trƣờng đã gây ra việc chuyển giao tập trung mối quan tâm của cả các nhà hoạch định chính sách và công dân phổ biến từ làm thế nào để tăng thu nhập quốc gia sang làm thế nào để bảo vệ môi trƣờng. Không nghi ngờ gì, FDI đã có những