Một số nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 92)

Mọi vấn đề đều có hai mặt, vì vậy, để giải quyết và hạn chế đƣợc tối đa mặt trái của nguồn vốn FDI thì việc nắm bắt đƣợc các nguyên nhân là rất quan trọng. Trong những nguyên nhân đã nêu ra đối với những tồn tại của việc sử dụng vốn FDI tại Trung Quốc thì có thể nói rằng nhóm nguyên nhân

87

chủ quan về phía Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng hơn. Vì bản thân Nhà nƣớc Trung Quốc là ngƣời tiếp cận, đón nhận và sử dụng những đồng vốn FDI này thông qua những chính sách mình đặt ra, và cũng họ là ngƣời hƣởng lợi hay chịu tác động trực tiếp của vốn FDI. Yếu tố nƣớc ngoài cũng là nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét để giải quyết vấn đề nhƣng nhìn nhận yếu tố nội tại và đƣa ra biện pháp giải quyết luôn dễ dàng hơn việc can thiệp vào yếu tố bên ngoài. Với quan điểm nhƣ thế Trung Quốc đã có những biện pháp giải quyết phù hợp để thành công hơn với vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và vạch ra con đƣờng phát triển kinh tế xã hội bền vững hơn.

88

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC TRONG KHẮC PHỤC MẶT TRÁI CỦA FDI VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1. Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc

Theo Hội nghị liên hiệp quốc về môi trƣờng và phát triển năm 1992, phát triển bền vững đƣợc xác định là việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong hoạt động kinh tế ở mức sao cho vẫn bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên này cho các thế hệ mai sau. Trung tâm thế giới về môi trƣờng và phát triển – WCED, đã định nghĩa rõ ràng hơn: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng nhu cầu của họ” [12]. Phát triển bền vững là một trong các đích đến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng nhƣ quá trình thu hút nguồn vốn FDI, đây cũng là mục tiêu đƣợc Trung Quốc coi trọng trong những năm gần đây.

Trung Quốc xác định phát triển bền vững đƣợc thực hiện qua ba chỉ tiêu : môi trƣờng, xã hội và kinh tế. Khía cạnh môi trƣờng trong phát triển bền vững đòi hỏi duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trƣờng tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con ngƣời. Yếu tố kinh tế đóng vai trò thiết yếu trong phát triển bền vững, trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên đƣợc tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế đƣợc chia sẻ một cách bình đẳng. Trung Quốc chú trọng tạo ra sự thịnh vƣợng chung cho tất cả mọi ngƣời, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít; nhƣng phải đảm bảo chỉ trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng nhƣ không xâm phạm những quyền cơ bản của con ngƣời. Về khía cạnh xã hội của phát triển bền vững, thực hiện chú trọng vào phát triển sự công bằng, luôn

89

tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con ngƣời và cố gắng cho tất cả mọi ngƣời cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống đảm bảo.

Quan niệm về phát triển bền vững là kim chỉ nam cho mọi định hƣớng phát triển kinh tế cũng nhƣ thu hút nguồn vốn FDI của Trung Quốc. Quan niệm về phát triển bền vững cũng là cơ sở để Trung Quốc xây dựng đƣợc các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của nguồn vốn FDI.

Để tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững trong những năm sau, từ đầu thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục ban hành và điều chỉnh nhiều chính sách, biện pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nhu cầu đầu tƣ quốc tế. Những chính sách, biện pháp điều chỉnh chính là:

* Trọng tâm của các yêu cầu ĐTNN được chuyển từ số lượng sang chất lượng

Hiện Trung Quốc rất coi trọng thu hút các Công ty xuyên quốc gia lớn đầu tƣ vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt đƣợc điều này, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các Xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và các Xí nghiệp do ngƣời nƣớc ngoài điều phối.

Trong suốt thập kỷ 80, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài còn rất ít. Từ năm 1992, sau quyết định đẩy nhanh tôc độc cải cách và mở cửa, thiết lập thể chế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài ngày càng đƣợc mở rộng. Từ năm 1993, cùng với sự gia tăng đầu tƣ của các TNCs, tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài về số hạng mục đầu tƣ, khối lƣợng vốn cam kết và thực tế sử dụng đều vƣợt số tƣơng ứng của các loại hình chung vốn và hợp tác kinh doanh. Năm 1994, các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tăng 34% so với năm trƣớc. Đặc biệt, quy mô mỗi hạng mục đƣợc mở rộng, các hạng mục kỹ thuật cao - mới của các khu khai thác kinh tế kỹ thuật ven biển đã nâng cao từ 10% trong mấy

90

năm trƣớc lên 30% năm 1994. Quy mô mỗi hạng mục tăng từ 1,8 triệu USD năm 1993 lên 2,2 triệu USD năm 1994.

* Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh biểu thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế

Các chính sách này đƣợc bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 với việc xoá bỏ các điều khoản miễn, giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu cho các Xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các Xí nghiệp ở các đặc khu kinh tế. Ngày 1/1/1988, Trung Quốc đã quyết định miễn giảm thuế hải quan đối và thuế giá trị gia tăng cho việc nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời còn công bố Chỉ dẫn ĐTNN vào các ngành, trong đó các lĩnh vực đƣợc khuyến khích là:

- Nông nghiệp: ngũ cốc, rau quả, thịt, bảo quản các sản phẩm thuỷ sản, kỹ thuật mới để bảo quản thực phẩm tƣơi sống, sử dụng kỹ thuật tổng hợp và chế biến các loại sản phẩm mới từ tre, kỹ thuật phục vụ tƣới tiêu và bảo quản nguồn nƣớc, kỹ thuật mới chế tạo máy nông nghiệp.

- Các loại vật liệu xây dựng mới nhƣ các vật liệu làm tƣờng, vật liệu trang trí và sửa chữa, vật liệu chịu nhiệt và không thấm nƣớc (đặc biệt coi trọng việc phục vụ xây dựng nhà ở).

- Dịch vụ: thƣơng mại quốc tế, khoa học kỹ thuật, tƣ vấn bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực đƣợc nhận FDI. Danh mục ƣu tiên đƣợc áp dụng đối với nhiều loại kỹ thuật và sản phẩm. Nhiều lĩnh vực trƣớc kia còn hạn chế, nay cũng đƣợc mở ra cho các nhà ĐTNN và Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét đƣa ra nhiều điều khoản thuận lợi để khuyến khích FDI vào các khu miền Trung và miền Tây.

Hiện FDI đƣợc mở ra cho hầu nhƣ mọi lĩnh vực. Một số hạn chế về thị trƣờng cũng đƣợc xoá bỏ thông qua từng bƣớc loại dần các quy định về tỷ lệ hàng hoá giành cho xuất khẩu.

91

* Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương, giảm tối thiểu những hạn chế cho hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài

Từ 1/12/1996, việc Trung Quốc thực hiện chuyển đổi đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tài khoản vãn lại đã giúp các Xí nghiệp dùng vốn nƣớc ngoài loại trừ đƣợc những hạn chế trong thanh toán quốc tế - chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nƣớc. Điều này làm cho Trung Quốc có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, các liên doanh hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại cũng đƣợc phép thành lập các cơ sở kinh doanh ở Phú Đông - Thƣợng Hải và ở Đặc khu Thâm Quyến trên nguyên tắc thử nghiệm. Đồng thời một số các ngân hàng nƣớc ngoài cũng bắt đầu đƣợc phép kinh doanh bằng đồng NDT.

* Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các khu vực miền Trung và miền Tây

Giữa những năm 1990, ở khu vực ven biển Trung Quốc, sản xuất của một số ngành nhƣ dệt, may mặc, đồ chơi, công nghiệp nhẹ, máy móc, sản xuất nguyên vật liệu.... đã đạt kết mức bão hoà trên thị trƣờng. Kết cấu đầu tƣ đòi hỏi phải đƣợc nâng cấp. Song vùng này do trang thiết bị cơ sở hạ tầng chƣa hoàn thiện, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, hiệu quả tƣơng đối thấp. Vì vậy, có nhiều khó khăn trong nâng cấp kết cấu đầu tƣ.

Ở một số tỉnh trong nội địa, tuy có cơ sở cho những ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn, nhƣng hiệu quả lao động không cao, lại thiếu thốn các điều kiện kinh tế bên trong và ngoài ngành, làm cho việc thu hút ĐTNN bị hạn chế. Bên cạnh đó, các hạng mục đầu tƣ của các Xí nghiệp lớn gần đây có tăng nhƣng những hạng mục này vẫn chỉ giới hạn ở những thành phố lớn (ở Thƣợng Hải có tới 78,8% số Công ty xuyên quốc gia đầu tƣ vào Trung Quốc). Trƣớc tình hình đó, Trung Quốc khuyến khích các vùng ven biển thu hút vốn với kỹ thuật cao, và lâu dài, hình thành vùng vốn kỹ năng để nâng cao tỷ

92

trọng của các ngành nghề sử dụng vốn tập trung và kỹ thuật cao. Các tỉnh nội địa, thông qua điều chỉnh kết cấu tạo ra những ngành nghề có ƣu thế tƣơng đối về hiêu quả và năng suất lao động. Đồng thời thông qua việc phát triển các Xí nghiệp hƣơng trấn, các Xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút vốn sử dụng lao động tập trung để mở rộng tổng lƣợng. Với mục đích phát triển hơn nữa các vùng này, mới đây Trung Quốc đã quyết định cho phép các tỉnh trong các vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị đƣợc phê chuẩn các dự án vốn nƣớc ngoài với tổng đầu tƣ lên tới 30 triệu USD - so với mức cũ là 10 triệu USD.

Do vậy, từ năm 1992 đến nay, cùng với việc đầu tƣ vào các khu ven biển, ven biên giới và ven sông, ĐTNN đã có xu thế phát triển vƣơn vào các khu nằm sâu trong nội địa, đặc biệt là các khu vực miền Trung và miền Tây, phát huy các ƣu thế về lao động và tài nguyên dồi dào của Trung Quốc. Đầu tƣ nƣớc ngoài cho đến nay đã phát triển rất nhanh ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam cũng nhƣ các tỉnh Cam Túc, Tân Cƣơng, Ninh Hạ, Thanh Hải ở vùng Tây Bắc Trung Quốc.

* Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà kinh doanh nước ngoài qua tăng cường các quy định pháp luật.

Từ ngày 1/1/1997, Thâm Quyến đã áp dụng các mức giá dịch vụ thống nhất khiến các Xí nghiệp nƣớc ngoài dùng vốn nƣớc ngoài cùng nhân viên của họ đƣợc hƣởng mọi quy chế nhƣ các doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc đối với vấn đề thị trƣờng. Sự cải thiện môi trƣờng đầu tƣ còn đƣợc biểu hiện ở chủ trƣơng tăng hiệu quả làm việc của các cấp chính quyền địa phƣơng qua đơn giản hoá các thủ tục phê chuẩn dự án, phục vụ tốt hơn các nhà đầu tƣ cũng nhƣ hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nƣớc ngoài.

Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc đã nảy sinh một số vấn đề khiến các nhà ĐTNN phải phàn nàn nhƣ thiếu các tiêu chuẩn quản lý pháp lý, chính quyền nhiều địa phƣơng tuỳ tiện thu một số loại phí.... Tháng 11/1996, Ban

93

thƣờng vụ Quốc hội tỉnh Phúc kiến đã công bốn quy định của tỉnh về các doanh nghiệp dùng vốn nƣớc ngoài trong đó xác định rõ: các Xí nghiệp dùng vốn nƣớc ngoài có quyền từ chối và kiện những ai tuỳ tiện thu lệ phí. Đây là trƣờng hợp đầu tiên thay mặt Chính phủ Trung Quốc công bố quy định bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ngoài những điều chỉnh trên đây, thập kỷ 90 đƣợc thấy nhƣ một giai đoạn mới trong thu hút ĐTNN ở Trung Quốc bởi có sự gia tăng đầu tƣ của các Công ty lớn từ Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.

Từ năm 1990, rất nhiều Công ty xuyên quốc gia ồ ạt đầu tƣ vào Trung Quốc với hy vọng sẽ có chỗ đứng lâu dài trong thị trƣờng có tiềm năng khổng lồ này. Đáng chú ý là từ năm 1994, trong khi vốn đầu tƣ cam kết từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan giảm thì đầu tƣ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức... lại tăng lên ở nhiều mức độ khác nhau. Quy mô trung bình của mỗi dự án đầu tƣ từ các nƣớc này đều cao - gấp đôi so với các dự án đầu tƣ từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, vì hầu hết đây là những Công ty lớn. Cho đến nay đã có hơn 200 Công ty lớn của Nhật Bản, Mỹ, EU đầu tƣ vào Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy có 17 trong số 20 Công ty lớn nhất của Đức cùng các Công ty nổi tiếng của Mỹ nhƣ GM, GE, Dupot.... đã có chỗ đứng ở Trung Quốc. Sự gia tăng đầu tƣ của các Công ty lớn từ các nƣớc Âu - Mỹ đã giúp Trung Quốc duy trì khối lƣợng ĐTNN lớn với chất lƣợng đầu tƣ cao hơn.

3.2. Giải pháp khắc phục mặt trái trong thu hút FDI của Trung Quốc

Những mặt trái của FDI ảnh hƣởng đến nền kinh tế Trung Quốc đã tồn tại trong một thời gian khá dài và là nguyên nhân của sự sụt giảm kinh tế nói chung và hiệu quả thu hút vốn FDI nói riêng. Để khắc phục những hiệu quả này, các cấp lãnh đạo của Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp và đem lại những hiệu quả nhất định, trong đó phải kể đến các biện pháp sau:

94

* Giảm thiểu tác hại của các doanh nghiệp FDI đối với môi trường

Cơ quan bảo vệ môi trƣờng quốc gia Trung Quốc – SEPA đã đƣa ra dự đoán, tới năm 2020, ô nhiễm môi trƣờng ở Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần, và khi đó Trung Quốc sẽ chỉ còn sử dụng đƣợc 6 nguồn khoáng sản tự nhiên chính trong số 45 nguồn hiện nay[34].

Nhiều nhận xét cũng cho rằng ngƣời Trung Quốc không nên tự hào vì nƣớc mình là “công xƣởng thế giới” nữa, vì Trung Quốc chỉ sản xuất ra “các sản phẩm công nghiệp cấp thấp” bằng cách khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên của chính mình. Chính vì vậy mà những biện pháp xử lý các vấn đề môi trƣờng, đặc biệt liên quan đến nguồn vốn FDI đã và đang đƣợc nhà nƣớc Trung Quốc đƣa ra và thực hiện.

Qua cố gắng khắc phục những hậu quả do việc chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, những năm gần đây sƣ̣ nghiệp bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc đã thu đƣợc thành tƣ̣u đáng kể. Trong quá trình điều chỉnh kết cấu kinh tế và mở rộng kích cầu trong nƣớc, Trung Quốc đã tăng cƣờng việc bảo vệ môi trƣờng một cách rõ rệt. Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của Trung Quốc đã đƣợc kiểm soát cơ bản, chất lƣợng môi trƣờng ở một số thành phố và khu vƣ̣c có phần cải thiện, góp phần xƣ́ng đáng vào việc thƣ̣c thi chiến lƣợc phát triển bền vƣ̃ng .

Chính phủ coi trọng công tác bảo vệ môi trƣờng:

Bắt đầu tƣ̀ năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã 7 năm liền tổ chƣ́c „ Tọa đàm ‟ trong thời gian họp Quốc Hội và Chính Hiệp để nghe báo báo tình hình bảo vệ môi trƣờng , đồng thời bố trí công tác bảo vệ môi trƣờng . Các nhà lãnh đạo Nhà Nƣớc Trung Quốc cho rằng, bảo vệ môi trƣờng là việc lớn làm cho dân giàu nƣớc mạnh và đất nƣớc ổn định, liên quan tới an ninh môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)