FDI và môi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 37)

Với sự tăng trƣởng nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều hơn và nghiêm trọng hơn vấn đề môi trƣờng đã gây ra việc chuyển giao tập trung mối quan tâm của cả các nhà hoạch định chính sách và công dân phổ biến từ làm thế nào để tăng thu nhập quốc gia sang làm thế nào để bảo vệ môi trƣờng. Không nghi ngờ gì, FDI đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc và vốn nƣớc ngoài đổ vào doanh nghiệp trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống kinh tế Trung Quốc, tự nhiên, con ngƣời bắt đầu suy nghĩ và kiểm tra các tác động môi trƣờng của FDI. Tổ chức Hòa Bình Xanh vừa đƣa ra báo cáo về tình trạng ô nhiễm khí thải trên thế giới, trong đó cho biết ba nhà máy điện lớn nhất ở Trung Quốc năm ngoái đã thải ra lƣợng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính bằng cả nƣớc Anh cộng lại. Ba nhà máy điện của Trung Quốc mà tổ chức Hoà Bình Xanh đề cập đến là Hoa Năng, Đại Đƣờng và Quốc Điện.

Theo Hòa Bình Xanh, mặc dù lƣợng khí thải tính theo đầu ngƣời ở Trung Quốc hiện vẫn thấp hơn nhiều so với các nƣớc phát triển, song tính theo quốc gia thì nƣớc này đã vƣợt Mỹ, trở thành "thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất thế giới".

32

Trong những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã có những bƣớc tăng trƣởng kinh tế vƣợt bậc, thế nhƣng đi đôi với nó là môi trƣờng của nƣớc này đang phải đối mặt với một vấn đề lớn chƣa từng có. Là một nƣớc sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi có khu công nghiệp khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nƣớc này đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thƣờng kể từ khi những mỏ khai thác bôxit đƣợc dựng lên ở đây.

Nguồn nƣớc xung quanh các khu vực này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến sức khỏe và tính mạng của hàng triệu ngƣời dân. Từ năm 2004-2008, chính quyền tỉnh Hà Nam đã đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit có quy mô nhỏ trong toàn tỉnh, trong đó lớn nhất là quyết định ngƣng dự án khai thác bôxit để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đƣa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nƣớc xung quanh khu vực khá nặng nề.

Nhật Báo Quảng Tây cho biết vụ ô nhiễm do khai thác bôxit năm 2008 là ở mỏ bôxit Tịnh Tây. Chỉ mới khai thác hơn một năm nhƣng mỏ này đã làm nguồn nƣớc xung quanh khu vực nhiễm màu đỏ quạch khiến ngƣời dân trong khu vực không thể sử dụng đƣợc nguồn nƣớc để sinh hoạt, kéo theo là những chứng bệnh lạ.

Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dƣới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà ngƣời ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thƣờng có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành a xít, với khối lƣợng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nƣớc ở xung

33

quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.

Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại nhƣ đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium môi trƣờng bị ảnh hƣởng nặng nề. Hydrofluor, sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng nhƣ các kim loại nặng nhƣ chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ra môi trƣờng.

Một lƣợng lớn a xít-sunfuaric đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trƣờng. Thông thƣờng con ngƣời hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc.

Các doanh nghiệp FDI về chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nƣớc thải chứa protein. Khi đƣợc thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu.

Những dòng sông bị ô nhiễm có mặt ở khắp mọi nơi. Nếu chọn ngẫu nhiên một thành phố và nghiên cứu về nguồn nƣớc, hầu hết nguồn nƣớc ở những nơi này không phù hợp cho sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời. Một số ngƣời nông dân trồng rau ở những khu vực nƣớc sông đã chuyển sang màu đen. Ngƣời nông dân ở đây hiểu rõ tình trạng nƣớc ô nhiễm nhƣng vẫn phải sử dụng vì không có sự lựa chọn nào khác. Hàng trăm triệu ngƣời dân Trung Quốc không thể tiếp cận với nƣớc sạch.

Theo phòng thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), với 70% hệ thống sông hồ bị ô nhiễm và hơn 300 triệu dân không có nƣớc sạch để uống, chiếm 20% dân số thế giới, nhƣng chỉ sở hữu 7% lƣợng nƣớc ngọt toàn cầu, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nƣớc trầm trọng do sự bùng nổ kinh tế và đô thị hóa tăng cao, sức khỏe của nhiều ngƣời dân, đặc biệt là dân nghèo, đã bị ảnh hƣởng nặng nề.

34

Sau cơn lũ thảm họa năm 1950, Trung Quốc đã ra lệnh “dời sông xẻ núi”: 36 đập lớn, 159 đập nhỏ, 4.000 hồ chứa nƣớc đƣợc xây dựng. Hậu quả là cả một bình nguyên ngày nào còn màu mỡ nay bị khô hạn kèm theo lũ lụt. Đến năm 1999, kỷ lục khô hạn suốt 247 ngày. Càng hạn, càng xây đập chứa nƣớc, song do khai thác nƣớc ngầm nên tầng nƣớc ngày càng sâu hơn. 3.000 hồ chứa và đập đã vỡ. Hậu quả là 2/3 số thành phố Trung Quốc giờ đây thiếu nƣớc. 28 tỉnh Trung Quốc đang bị lũ lụt. Ngay trong vụ đất lở vừa qua, các quan chức địa phƣơng phải thừa nhận rằng nƣớc sông Bạch Long đã dâng cao do mƣa khiến vỡ bờ ở phía tây nam tỉnh Cam Túc, từ đó dẫn đến vụ lở đất ở huyện Châu Khúc do nƣớc thẩm thấu vào đất, đá.

Trên khắp các vùng miền của Trung Quốc, nơi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những cảnh tƣợng con ngƣời đấu tranh, vật lộn với sự khan hiếm nƣớc. Tại tỉnh Cam Túc, ngƣời dân vẫn hàng ngày chắt chiu từng giọt nƣớc bằng cách phủ rơm lên những khu nhà kính trồng rau, với mong muốn giữ lại đƣợc những giọt hơi nƣớc cuối cùng còn sót lại.

Đầu xuân 2010, trận đại hạn xảy ra ở phía tây nam Trung Quốc đã làm ảnh hƣởng đến 18 triệu ngƣời dân, khiến những cánh đồng trở nên khô héo và nguồn nƣớc cấp cho các thành phố lớn cũng cạn kiệt. Những vùng khan hiếm nƣớc nhƣ vậy thƣờng ít khi có các phƣơng án dự phòng, dù thiên tai nhiều khi đã đƣợc dự báo trƣớc.

Tại phía bắc Trung Quốc và phần tiếp giáp với Mông Cổ, cát trên vùng sa mạc Gobi cũng ngày càng lan rộng. Hiện tƣợng sa mạc hóa này bắt nguồn từ sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tình trạng xói mòn đất và có thể do khí hậu thay đổi. Đây có thể là lý do khiến những trận bão cát xuất hiện ngày càng đều đặn ở Bắc Kinh, nhất là vào mùa xuân, dù trƣớc đó (khoảng những năm 1950), chúng chỉ tấn công Bắc Kinh theo lịch trình 7 năm một lần hoặc lâu hơn.

35

Các dòng sông băng tan chảy trên cao nguyên Thanh Tạng đã bắt đầu co lại thành các dòng suối tại các tỉnh Tây Tạng, Thanh Hải và Cam Túc. Nhiều dự án nằm ở khu vực phía Tây này cũng buộc di dời 150 triệu dân để đảm bảo nguồn nƣớc ổn định hơn. Wen Bo, nhà môi trƣờng học ở Bắc Kinh khẳng định, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, đã đến lúc ngƣời ta không thể chỉ nghĩ đến phát triển kinh tế mà còn phải nghĩ về sức chịu đựng của hệ sinh thái.

Tình trạng này đã gây ra làn sóng khiếu nại và phản đối mạnh mẽ trong quần chúng, có khả năng làm mất ổn định xã hội nếu nạn ô nhiễm môi trƣờng không đƣợc khắc phục tốt. Trung Quốc hiện nay cũng là một trong những trở lực lớn trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trƣờng. Trƣớc nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu, việc Trung Quốc từ chối các cam kết về mức độ cắt giảm khí thải CO2 cũng nhƣ sự giám sát của quốc tế trong quá trình thực hiện cắt giảm đã góp phần ngăn cản các nƣớc đi đến một hiệp định chung có tính pháp lý ràng buộc tại hội nghị về biến đổi khí hậu ở Copenhagen.

Theo cơ quan bảo vệ môi trƣờng quốc gia Trung Quốc (gọi tắt là SEPA), Trung Quốc hiện là quốc gia sử dụng lƣợng nƣớc hàng ngày lớn nhất thế giới. Nguồn nƣớc này không những đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân mà phần lớn do các công ty trong các đặc khu kinh tế tận dụng quá mức và không đúng cách. Các đặc khu kinh tế, vùng kinh tế mở hầu hết đƣợc xây dựng bên các con sông lớn, hoặc ven biển để tận dụng các điều kiện thuận lợi về địa hình, giao thông và nguồn tài nguyên phong phú. Có thể kể đến nhƣ: Khu công nghiệp Tô Châu nằm ở vùng châu thổ sông Dƣơng Tử; các khu mở cửa kinh tế nằm ở vùng châu thổ sông Trƣờng Giang và sông Châu Giang, ngoài ra cần phải kể đến các đặc khu kinh tế và 14 thành phố mở cửa ven biển. Các khu vực kinh tế này đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn vốn FDI

36

nhƣng theo đó làm nảy sinh một số vấn đề, đặc biệt phải kể đến là hiện tƣợng cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nƣớc. Không những các con sông ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng mà một diện tích lớn lƣợng nƣớc bề mặt cũng trong tình trạng tƣơng tự do chất thải từ các nhà máy FDI.

Năm 1996, Fumao Phosphor-Công ty TNHH Hóa chất công nghiệp, một liên doanh đƣợc thành lập bởi một nhà sản xuất phân bón Trung Quốc và một công ty hóa chất Đài Loan tại tỉnh Quý Châu, bị cáo buộc xả nƣớc thải vào sông Yanchang. Nó gây ra ô nhiễm môi trƣờng rất nặng, và hơn 400 ngƣời bị ngộ độc phốt pho. Công ty đã bỏ qua luật về môi trƣờng trong một thời gian dài. Nó thậm chí còn từ chối kiểm tra của Cục Bảo vệ Môi trƣờng địa phƣơng (EPB). Khi nhà máy sản xuất sunfat bắt đầu hoạt động vào năm 1995, môi trƣờng liên quan của công trình bảo vệ đã không đƣợc cài đặt. Hơn nữa, nó chuyển sang sử dụng một nguyên liệu rẻ tiền. Các cơ sở chỉ có thể làm giảm độ chua, nhƣng không loại bỏ đƣợc phốt pho. Một cuộc điều tra cho thấy hàm lƣợng phospho của nƣớc thải thải ra từ nhà máy đã lên đến 703,45 mg / lít. Sông Yanchang bị ô nhiễm bởi nƣớc thải có chứa hàm lƣợng phốt pho cao hơn 20 lần so với tiêu chuẩn quốc gia.

Tháng 11/2005, vụ nổ nhà máy hoá chất Cát Lâm đã làm 100 tấn benzene và nitrobenzene tràn xuống sông Tùng Hoa, đông bắc Trung Quốc. 4 triệu ngƣời dân của thành phố Cáp Nhĩ Tân, cách Cát Lâm 320 km ở hạ nguồn, không dám dùng nƣớc sông trong nhiều ngày. Dòng hoá chất này chảy sang con sông nhánh của Amur ngang qua thành phố Khabarovsk của Nga. Năm 2006, công ty Dupont đã bị cảnh báo về vấn đề thải nƣớc thải quá mức cho phép tại các nhà máy ở Thƣợng Hải. Công ty Ciba thì phải chịu phạt khi thải nƣớc không phù hợp trong thời gian dài tại một công ty liên doanh sản xuất bột màu ở tỉnh Thanh Đảo. Nguồn nƣớc tại khu vực các tỉnh Hà Nam và

37

Tứ Xuyên đang bị ô nhiễm nặng nề do nƣớc thải từ nhà máy thực phẩm Ajinomoto.

Giữa tháng 7/2010, hai đƣờng ống dẫn dầu bị nổ tại một kho chứa dầu ở cảng Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc, do xử lý sai quy trình kỹ thuật khi bơm dầu lên bể chứa. Vụ tràn dầu này đƣợc các nhà điều tra quốc tế đánh giá là một trong 30 vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Vết dầu loang có thể sẽ lan đến vùng biển của Triều Tiên.

Cuối tháng 7/2010, cũng tại khu vực này, hơn 7.100 thùng hóa chất độc của hai xí nghiệp hóa chất Trung Quốc bị nƣớc lũ cuốn xuống sông Sungari, ngày 1/8 trôi qua địa phận tỉnh Hắc Long Giang và về phía sông Amur của Nga. Chính quyền thành phố Khabarovsk phải báo động 24/24 tiếng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức chính phủ IPEA ở Bắc Kinh hàng năm đã công bố danh sách các “nhà máy gây ô nhiễm nguồn nƣớc”, đáng kể phải kể đến các công ty nƣớc ngoài: DuPont và Ciba Specialty Chemicals (công nghiệp hóa chất), Ajinomoto (công nghệ thực phẩm). Những công ty này không tuân thủ các quy định tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng, không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có mà không đảm bảo tiêu chuẩn, vì vậy mà nguồn nƣớc phải hứng chịu trực tiếp những chất thải công nghiệp độc hại. Ngoài ra theo báo cáo do phòng kế hoạch kinh tế thành phố Bắc Kinh đƣa ra năm 2009 thì hai hãng sản xuất nƣớc giải khát khổng lồ là Pepsi và Coca – Cola nằm trong số 12 công ty gây ô nhiễm nƣớc nhiều nhất Bắc Kinh.

Nếu nhƣ không giải quyết đƣợc vấn đề xả thải xuống nguồn nƣớc của các công ty FDI thì trong tƣơng lai chất lƣợng và trữ lƣợng nguồn nƣớc của Trung Quốc sẽ là vấn đề vô cùng trầm trọng. Vì hiện nay ô nhiễm nguồn nƣớc ở Trung Quốc đang trong tình trạng báo động với 26% diện tích bề mặt nƣớc hoàn toàn không thể sử dụng đƣợc, 62% nguồn nƣớc không phù hợp để nuôi

38

trồng thủy sản và 90% hệ thống sông ngòi chảy qua các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng.

Và việc phá rừng tại các khu vực địa chất “nhạy cảm” càng làm cho các vụ lở đất nghiêm trọng hơn do đất không còn rừng để giữ nƣớc. Bên cạnh đó, phá rừng còn chính là nguyên nhân gây hạn hán.

Vƣơng Hồng Xƣơng, một học giả Trung Quốc đã nghiên cứu vấn đề phá rừng và gây hạn này [8], nêu ra vài thí dụ: “Khô hạn có thể dẫn đến giảm thiểu lƣợng nƣớc mặt, kể cả tuyết và băng giá, nƣớc ngầm, độ ẩm trong khí quyển, cũng nhƣ nƣớc trong cây cối và cả trong đời sống các loài. Tại miền bắc và tây bắc Trung Quốc, từ những năm 1950 đến những năm 1980, lƣợng mƣa trung bình hằng năm đã giảm đi 1/3, từ đó khởi phát tiến trình khô hạn. Hậu quả rất hiển nhiên: các hồ thủy điện nhƣ hồ Lobnor biến mất năm 1972, hồ Kukunor cạn đi mất 1/3 diện tích nguyên thủy, còn hồ Ohloin ở đầu nguồn sông Hoàng Hà thì mỗi năm cạn đi 2 cm”.

Hàng năm danh sách các tỉnh, thành Trung Quốc bị lụt lội, rồi lở đất... ngày càng nhiều cùng với con số nạn nhân và thiệt hại. Năm 2010, Cam Túc, Cát Lâm, Hồ Nam, Tứ Xuyên... là những tỉnh bị tai họa này nhiều nhất. Đã có những tin tức cho biết các nhà khoa học Trung Quốc từng cảnh báo các vụ lở đất kinh hoàng này từ 13 năm về trƣớc. Vụ lở đất ở huyện Châu Khúc, tỉnh Cam Túc đƣợc coi là tệ hại nhất trong vòng sáu thập niên qua tại Trung Quốc. Chỉ riêng tại Châu Khúc, số tử vong đã lên đến 1.144 ngƣời và vẫn còn 600 ngƣời mất tích. Cơ hội sống sót càng vơi đi khi lũ quét còn đang đổ về. Một số nhà khoa học Trung Quốc thì cho rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là nạn phá rừng bắt đầu từ cú “đại nhảy vọt” năm 1958. Huyện Châu Khúc cho đến những năm 1980 vẫn còn kha khá rừng, giờ đây chỉ còn những ngọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc (Trang 37)