Tiêu chuẩn WRAP

Một phần của tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Trang 77)

Khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam thường vướng phải các rào cản về trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP. Cả hai tiêu chuẩn này đều có những quy định cơ bản về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đối xử, các hình thức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ tiền lương.

Mặc dù đây là các tiêu chuẩn tự nguyện không có tính bắt buộc đối với doanh nghiệp và các doanh nghiệp có thể đăng ký để được công nhận các tiêu chuẩn đó, tuy nhiên phía Mỹ vẫn viện cớ rằng hàng hoá không đáp ứng được các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội để cản trở xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Điều này đặc biệt được thể hiện rất rõ trong trường hợp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng dệt may đi Mỹ, việc lựa chọn có áp dụng các tiêu chuẩn trên hay không hoặc áp dụng tiêu chuẩn nào trong hai tiêu chuẩn hoàn toàn dựa trên tinh thần của các nhà nhập khẩu Mỹ và nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp mình. Nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ đều yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải thực hiện hai tiêu chuẩn này.

Tất nhiên, việc đáp ứng đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP là rất khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Việc để được công nhận là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo các tiêu chuẩn đó càng khó khăn hơn và phải trải qua một thời gian không ngắn để doanh nghiệp từng bước đầu tư cải thiện điều kiện lao động và trả lương cho người lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt

68

may Việt Nam đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn này như May 10, Việt Tiến, Đức Giang...

Đây thực sự là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và lâu dài. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách và cơ chế phù hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật này.

2.3 Thực trạng vƣợt rào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.

Vượt qua các rào cản kỹ thuật là một cuộc chiến lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược phát triển dài hạn và tương đối toàn diện. Vì vậy, không thể giải quyết mọi vấn đề nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi của doanh nghiệp do các rào cản kỹ thuật này còn liên quan đến nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như môi trường kinh tế xã hội của doanh nghiệp.

2.3.1 Những thành công và hạn chế của dệt may Việt Nam trong nỗ lực vƣợt qua các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại của Mỹ.

Mỹ là một thị trường mũi nhọn và là thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu mă ̣t hàng dê ̣t may của Việt Nam , tuy nhiên để thâm nhâ ̣p vào thị trường Mỹ phải vượt qua một loạt các rào cản kỹ thuật tinh vi mà thị trường này dựng lên nhằm bảo vê ̣ nền sản xuất và tiêu dùng trong nước . Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoa ̣i lê ̣ , khi xuất khẩu hàng dê ̣t may sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên sản lượng xuất khẩu sản phẩm dê ̣t may sang thị trường này luôn tăng . Đây là thành tựu to lớn đối với ngành sản xuất mă ̣t hàng dê ̣t may của Việt Nam . Doanh nghiệp Việt Nam đã chú tro ̣ng xây dựng và hoàn thiê ̣n các hê ̣ thống SA 8000, tiêu chuẩn đảm bảo vê ̣ sinh an toàn , tiêu chuẩn bảo vệ môi trường …theo đúng quy định quốc tế , do đó đã đáp ứng được trước những yêu cầu của thị trường Mỹ, ngoài ra còn mở rô ̣ng thị trường cho

69

sản phẩm dê ̣t may của Việt Nam , đa da ̣ng hóa chủng loa ̣i , mẫu mã; nâng cao được chất lượng sản phẩm…có thể nói , mă ̣t hàng dê ̣t may Việt Nam đã và đang ta ̣o mô ̣t chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Mỹ.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 2 trong số những nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị hàng dệt may thì tỷ lệ nhập khẩu chiếm phần lớn. Vì thế, một trong những mục tiêu chủ yếu của ngành là từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa, tăng giá trị gia tăng các sản phẩm dệt may để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm dệt may trong nỗ lực vượt rào cản kỹ thuật. Theo đó, ngành dệt may sẽ giảm dần việc sản xuất những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, ưu tiên mặt hàng có đẳng cấp, có tính thời trang hơn. Để làm được việc này, toàn ngành đang có chương trình tập trung vào khâu thiết kế để có thể chào bán được giá trị thiết kế, đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam cũng như hệ thống phân phối tại thị trường nội địa. Tất cả những giải pháp đó sẽ là cơ sở để chúng ta từng bước khẳng định vị thế của ngành may mặc cũng như phòng tránh, giảm thiểu những thiệt hại từ các rào cản kỹ thuật liên quan [61].

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và mang về cho đất nước nhiều ngoại tệ của ngành dệt may là sản phẩm may mặc sẵn, đây là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi lao động liên hoàn từ: sản xuất bông, xơ đến kéo sợi, dệt - nhuộm - hoàn tất vải đến may mặc, trong đó muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cuối cùng thì phải tác động đến tất cả các khâu. Do thiếu vốn, ngành dệt may đang chọn khâu cuối cùng là may mặc, đầu tư trước để tận dụng, khai thác nguồn lao động dồi dào, từng bước tích lũy để phát triển. Cùng với việc tiếp tục may gia công xuất khẩu, một số đơn vị đã tìm cách nâng dần tỷ lệ hàng xuất thẳng (FOB), đồng thời các xí nghiệp sản xuất phụ liệu cũng phát triển khá nhanh. Hàng loạt nhà máy sản xuất: chỉ, khóa kéo, khuy áo, tấm bông lót, bao bì... ra

70

đời, đáp ứng 60% nhu cầu cho ngành may. Nhiều doanh nghiệp may lớn như: Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Ðức Giang... đã khẳng định thương hiệu của mình bằng những sản phẩm may mặc chất lượng cao. Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, phát huy năng lực các doanh nghiệp dệt như: Phong Phú, Việt Thắng, Thắng Lợi, Thành Công, Nam Ðịnh, 8-3, Ðông-Xuân, Ðông Phương, Nha Trang..., ngành dệt may triển khai chương trình đầu tư mới kéo dài từ năm 2000 đến năm 2020. Mục tiêu của chương trình là đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, đặc biệt đối với khâu nhuộm, hoàn tất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, nâng tỷ lệ nội địa hóa lên một bước. [60].

Những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam ngày càng có tỷ lệ nội địa hóa cao. Nếu như năm 2006, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 40% thì đầu năm T1/2011 đã đạt được 48%, đặc biệt là khâu sản xuất vải và nguyên phụ liệu. Sau nhiều năm phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, toàn bộ xơ sợi tổng hợp phải nhập khẩu 100%, nhưng từ những năm gần đây, dệt may Việt Nam đã tự cung ứng được 30% nhu cầu xơ sợi tổng hợp. Cụ thể năm 2011, do nguồn cung trong nước mới đáp ứng được 30% nhu cầu, tương ứng 120,000 tấn, trong khi nhu cầu cần tới 450,000 tấn. Để đủ nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ số xơ sợi còn lại từ các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ với giá trị trên 1,3 tỷ USD [55]. Tuy nhiên, để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa thì cần có một thời gian dài hơn. Hiện nay, Chính phủ, Bộ Công thương cũng như Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang có những chủ trương kêu gọi đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới và thứ nhất trong các nước ASEAN về xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ [37]. Tổng khối lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gia tăng đáng kể trong vài năm gần

71

đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Yếu tố đầu tiên tạo ra lợi thế cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là sự ổn định của đồng tiền Việt Nam so với các đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng biết gia tăng giá trị hàng dệt may của mình. So với một số nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Mỹ cũng như Trung Quốc, Ấn độ, Bangladesh… chi phí tiêu dùng dành cho một số sản phẩm dệt may của Việt Nam cao hơn và cao hơn cả chi phí trung bình của thế giới. Với xu hướng tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng tại Mỹ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để lựa chọn các sản phẩm dệt may từ cotton. Do vậy, chênh lệch giá từ các sản phẩm dệt may từ cotton cao hơn nhiều so với các sản phẩm từ vải sợi tổng hợp... dẫn đến lợi nhuận từ mặt hàng này cũng cao hơn. Mặc khác, với sự gia tăng của giá nhiên liệu, giá vải sợi tổng hợp cũng ngày càng cao.

Tuy có nhiều thành công tích cực và đáng ghi nhận như trên, nhưng ngành dệt may Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và tồn tại như: trang thiết bị công nghệ còn hạn chế và lạc hậu; nguồn nhân lực thiếu và yếu; xuất khẩu theo hình thức gia công là chủ yếu; sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may và phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu.

2.3.2. Nguyên nhân những hạn chế và tồn tại của dệt may Việt Nam.

2.3.2.1 Nguồn nhân lực thiếu và yếu.

Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng lao động có tay nghề cao thì lại rất ít. Tình trạng thiếu nhân công lành nghề như hiện nay là do trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ chú trọng giảm giá thành sản phẩm, không chú ý tới việc đào tạo và bồi

72

dưỡng, cũng như thu hút lao động có tay nghề [39]. Hơn nữa, toàn bộ ngành công nghiệp dệt may tính đến năm 2011 chỉ có khoảng 10 trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành dệt may (Đại học Bách khoa Hà Nội; Bách khoa TPHCM; Đại học Công nghiệp HN; Đại học Công nghiệp TPHCM; Khoa Công nghiệp May và Thời trang ở các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cả nước; Ngành Mỹ thuật Công nghiệp của Viện Đại học Mở Hà Nội; Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Hiện đại đa truyền thông; Khoa Dệt may - Thời trang trường Đại học Hồng Bàng; Khoa thiết kế thời trang Trường Cao đẳng Mỹ thuật; trường Đại học Yersin Đà Lạt cũng mở ngành Mỹ thuật công nghiệp, đào tạo chuyên ngành thiết kế thời trang có chú trọng đặc thù thời trang phù hợp với các dân tộc Tây Nguyên), mỗi năm có khoảng 3500 công nhân tốt nghiệp. Trong khi đó, hiện nay có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu dệt may trong cả nước, với tổng số lao động trong ngành là hơn 2 triệu người. Như vậy, nhu cầu về lao động trong ngành dệt may là rất lớn. Một lý do nữa là ngành dệt may đang có sự chuyển dịch lao động lớn, do mức tiền lương công nhân dệt may quá thấp [56].

2.3.2.2 Trang thiết bị công nghệ còn hạn chế.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, song nhìn chung so với một số nước khác cùng khu vực thì trình độ công nghệ của nước ta vẫn còn chưa cao, phần lớn máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, lạc hậu, cũ kỹ, không đảm bảo tiêu chuẩn khi sử dụng.

Đối với khu vực doanh nghiệp quốc doanh chỉ có khoảng 15% là máy móc thiết bị mới, còn lại đều là hàng lỗi thời hoặc đang dần thanh lý. Với hệ thống trang thiết bị đã cũ như vậy, chúng ta không thể đảm bảo sẽ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao sánh ngang với một số đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường Mỹ như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia …,

73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đặc biệt là sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng nhu cầu, yêu cầu về mặt kỹ thuật do phía Mỹ đưa ra.

2.3.2.3 Phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu.

Hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa cao vì các doanh nghiệp hầu hết đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc (khoảng 24%), tiếp theo là Hàn Quốc (chiếm 23%), Nhật Bản (chiếm 8,89%) [9]…

2.3.2.4 Xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công.

Hình thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may là hình thức gia công xuất khẩu. Khi xuất khẩu theo hình thức này toàn bộ nguyên liệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đều do nước ngoài cung cấp, phụ thuộc khá nhiều vào đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó sự cạnh tranh trên thế giới cũng dẫn đến việc giảm giá gia công một cách rõ rệt, dẫn đến việc giá trị gia tăng của ngành dệt may thấp. Ngoài ra, hình thức gia công cũng làm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường tiêu thụ, không nắm bắt được thông tin về thị trường tiêu thụ. Nói một cách khác, với hình thức này chúng ta chỉ đơn thuần làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài, và ngành dệt may có ít cơ hội và điều kiện để tự phát triển đi lên. Vì vậy, mục tiêu của ngành dệt may là phải tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu trực tiếp để có thể thu được giá trị xuất khẩu cao…

2.3.2.5 Sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may.

Vấn đề này hiện đang làm đau đầu các cơ quan chức năng trong ngành dệt may. Ngành dệt hiện vẫn chưa thể cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho ngành may. Trong khi ngành may phát triển khá mạnh và Việt Nam được coi là một quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất may mặc thì ngành dệt lại được đánh giá là tụt hậu tới 20 năm so với các nước trong khu vực [57].

74

Tuy nhiên, hầu hết lượng vải sản xuất trong nước đều chưa đáp ứng được yêu cầu làm hàng xuất khẩu. Sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và không ổn định về độ đồng đều màu và độ bền màu của vải nhuộm, giá cả không cạnh tranh, khâu tiếp thị lưu thông, phân phối còn yếu kém là những trở ngại căn bản khiến vải dệt thoi phần lớn chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước. Vải dệt thoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu chỉ mới chiếm khoảng 13-14%.

Nguyên nhân chính là do ngành dệt của chúng ta nhận được ít sự đầu tư hơn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư vào ngành may cần vốn ít, tỷ suất lợi nhuận cao, thông thường hấp dẫn hơn ngành dệt. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt thoi tại Việt Nam thường gặp thua lỗ bởi chi phí đầu tư quá cao, khả năng thu hồi vốn thấp, sức cạnh tranh kém do giá vải trong nước ta hiện cao hơn giá vải nhập từ Trung Quốc từ 20% đến 30%. Hơn nữa, công tác quản lý của nước ta còn lỏng lẻo,

Một phần của tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Trang 77)