Tác động của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt

Một phần của tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Trang 68)

hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tác động và chịu sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường. Năm 2011, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ có được những kết quả hết sức khả quan với tốc độ tăng trưởng tốt. Nhiều đơn đặt hàng dệt may từ các đối tác lớn được ký kết và thị trường Mỹ với sức tiêu thụ ổn định đã tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ đạt mức 6,880 triệu USD, tăng 12.5% so với năm 2010. Theo số liệu Bảng 2.4, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về thị phần nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ (chiếm khoảng 6.79 % thị phần trong năm 2011).

► Năm 2012: theo biểu đồ 2.3, 5 tháng đầu năm 2012, ngành dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ giá trị 2,792 triệu USD tăng 10.4% so với mức 2,528 triệu USD cùng kỳ năm trước 2011[37]. Thị trường Mỹ tiếp tục là tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 2,79 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 51% thị phần xuất khẩu [51]

2.2 Tác động của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam. Việt Nam.

Rõ ràng rào cản kỹ thuật của Mỹ đã có những tác đô ̣ng lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng dê ̣t may của Việt Nam sang thị trường này , trong đó có cả tác động tích cực cũng như tác động tiêu cực đối Việt Nam.

Tác động tích cực: Trên thực tế, rào cản kỹ thuật là một trong những biê ̣n pháp ha ̣n chế sự nhâ ̣p khẩu hàng hóa của nước ngoài vào thị trường trong nước, do đó nó kiềm chế hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu của mô ̣t quốc gia. Viê ̣c áp du ̣ng các loại rào cản này sẽ gây ra nh ững cản trở lớn trong hoạt động của các quốc gia xuất khẩu trong đó có Việt Nam . Tuy nhiên, viê ̣c áp du ̣ng các rào cản kỹ

59

thuâ ̣t la ̣i là mô ̣t xu hướng chung của toàn cầu nó giúp bảo vê ̣ lợi ích cho người tiêu dùng.

Việt Nam là mô ̣t nước xuất khẩu các mă ̣t hàng sơ chế là chủ yếu , ví dụ như các mă ̣t hàng nông nghiê ̣p , dê ̣t may , dầu mỏ , gỗ…do đó để xuất khẩu thành công các mặt hàng này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong nước luôn phải đầu tư phát triển sản xuất, chú trọng đến việc hoàn thiện nâng cao cơ sở sản xuất để từ đó nâng cao được chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ngành xuất khẩu dệt may cũng như vậy , trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước nói chung cũng như từng doanh nghiệp , ta thấy cơ sở vâ ̣t chất , trang thiết bi ̣…phu ̣c vu ̣ cho ngành dê ̣t may đã ngày càng được cải thiê ̣n và nâng cao . Chính vì vậy, mă ̣t hàng dê ̣t may của Việt Nam đã tăng nhanh chóng về số lượng, chất lượng , đa da ̣ng hóa mẫu mã…dần dần khẳng đi ̣nh được thương hiê ̣u ra thị trường thế giới . Có thể nói , rào cản kỹ thuâ ̣t đã tác đô ̣ng gián tiếp nâng cao được chất lượng sản xuất của ngành dê ̣t may Việt Nam. Ngoài ra, rào cản kỹ thuật còn có tác động làm nâng cao chất lượng sống của người tiêu dùng Việt Nam , do phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe do nước nhập khẩu đề ra, sản xuất trong nước sẽ được chú tro ̣ng phát triển, sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao , người tiêu dùng trong nước sẽ được tiêu thu ̣ những sản phẩm đảm bảo về chất lượng, đa da ̣ng hóa về chủng loại.

Tác động tiêu cực: Tác động lớn nhất trực tiếp của rào cản kỹ thuật ảnh hưởng tới hàng dê ̣t may xuất khẩu đó là làm tăng chi phí sản xuất và qua đó làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu . Trên thực tế , các rào cản kỹ thuật được xây dựng nhằm ha ̣n chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là nó sẽ làm ha ̣n chế lượn g xuất khẩu mă ̣t hàng dê ̣t may của Việt Nam.

60

Bên cạnh việc phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục vượt qua những rào cản mang tính kỹ thuật từ thị trường Mỹ. Đó là những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và tính năng sản phẩm. Những yêu cầu này không chỉ xuất phát từ các quy định của các cơ quan chức năng mà còn do thái độ ngày càng khắt khe của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc.

2.2.1 Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Về tiêu chuẩn chất lƣợng: chất lượng sản phẩm dệt may thể hiện

qua hệ thống tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đạt được chẳng hạn như chứng chỉ ISO-9000. Những chứng chỉ này là điều kiện để xâm nhập và mở rộng thị trường. Nó chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, đối với một số thị trường, chứng chỉ này là yêu cầu bắt buộc để được phép xuất khẩu. Thực tế cho thấy rằng các sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt được chứng chỉ ISO 9000 như sản phẩm của May 10, May Việt Tiến, Việt Thắng, Thăng Long, Nhà Bè… đều dễ dàng được chấp nhận hơn là sản phẩm của doanh nghiệp chưa có chứng chỉ.

● Về tiêu chuẩn về chống cháy: các doanh nghiệp dệt may cũng đứng trước thách thức phải đáp ứng các yêu cầu về vấn đề sức khỏe và an toàn cho người sử dụng như tiêu chuẩn về chống cháy. Sản phẩm may mặc nếu không được quản lý tốt trong khâu sản xuất, các nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc không theo đúng tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng luôn được Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ Mỹ quan tâm. Họ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu cho hàng may mặc rất cao nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc nhà sản xuất và xuất khẩu buộc phải đầu tư vào những công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất mới ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây thực sự là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất

61

và kinh doanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang thiếu vốn và công nghệ hiện đại.

Mặt khác, tại Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng dệt may và giày dép nhập khẩu vào Mỹ tổ chức mới đây, CPSC đã khuyến cáo nhà sản xuất Việt Nam phải tìm hiểu kỹ các quy định về hàm lượng chì trong sơn, chất dễ bắt cháy trên vải… để tránh lặp lại các vi phạm mà Trung Quốc đã mắc phải. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rằng, với quy định mới của đạo luật bảo vệ người tiêu dùng (CPSIA) của Mỹ ban hành ngày 1/11/2010, hàm lượng chì và một số hóa chất độc hại khác trong sản phẩm giảm rất thấp. Hiện CPSC đã phối hợp với cơ quan hải quan Mỹ để phát hiện sớm các lô hàng không đảm bảo tiêu chuẩn. Đặc biệt, việc chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải dựa trên kết quả kiểm định của bên thứ ba được phê chuẩn bởi CPSC. Đại diện AAFA cho biết, hệ thống pháp luật Mỹ rất phức tạp và việc tuân thủ các quy định có tính chặt chẽ, nghiêm ngặt này sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Quy trình sản xuất một đôi giày phải sử dụng tới 50 nguyên vật liệu khác nhau và các loại vật liệu này ít nhiều đều có chứa hóa chất, ngành may mặc, phụ kiện sử dụng khoảng 14 loại hóa chất (như chất amine thơm từ phẩm nhuộm Azo, chất diệt khuẩn, chất thơm Clo hóa, chất chống cháy, các hợp chất organotin, các isocyanate, các chất dung môi, các hydrocarbon thơm đa vòng - PAH, các phthalate, các kim loại, hóa chất sử dụng trong đóng gói…). Trong khi đó, cái khó của ngành dệt may và da giày là hiện ở Việt Nam, chưa có phòng thí nghiệm nào đạt chuẩn của CPSC. Mặt khác, quá trình thực thi các quy định, còn buộc doanh nghiệp sản xuất phải tăng nhân lực và tăng chi phí cho việc kiểm tra, kiểm soát, trong khi đặc thù của hai ngành dệt may và da giày phần lớn là làm gia công cho nước ngoài. Vì vậy, trong trường

62

hợp Việt Nam chưa hoàn tất việc xây dựng Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chống cháy, những chất bị hạn chế đối với sản phẩm quần áo, giày dép… theo chuẩn của CPSC, doanh nghiệp phải gửi sản phẩm đi kiểm định tại các phòng thí nghiệm đã được CPSC công nhận ở Singapore, Trung Quốc…

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ khi đặt hàng tại doanh nghiệp Việt Nam đều yêu cầu nhà sản xuất phải cung cấp giấy kiểm tra về tính an toàn cháy của vải, kèm theo hàm lượng chì trên vải theo tiêu chuẩn đạo luật mới về bảo vệ người tiêu dùng Mỹ. Giấy chứng nhận này phải kèm theo hồ sơ lô hàng nhập khẩu và sẽ được hải quan Mỹ kiểm tra trước khi cho thông quan.

Về tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng: mấy năm gần đây nhiều sản

phẩm dệt may của Trung Quốc bị khách hàng từ chối hoặc phải bồi thường do không phù hợp với những “tiêu chuẩn xanh”. Nếu như tình trạng trên đã xảy ra với hàng dệt may Trung Quốc thì cũng có khả năng xảy ra đối với ngành dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Như vậy, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ và tiêu chuẩn “Eco friendly” được một số nước áp dụng thì “rào cản thương mại xanh” là một thách thức, một trở ngại không nhỏ đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.

Hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Đây chính là rào cản “xanh” mà hiện nay Mỹ đang áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam. Trong ngành dệt may Việt Nam, cho đến nay, việc sản xuất ra các sản phẩm xanh còn chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc có hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với hàng dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn

63

các công ty, xí nghiệp vẫn còn sử dụng một số hóa chất, thuốc nhuộm (phụ lục 1) và công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn như trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu ô-xi hóa học) trong nước thải và trong PVA khó xử lý vi sinh. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn telephatalat và glycol trong nước thải sau sử dụng từ 5 đến 6 lần.

Như vậy, các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ tác động tới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may, nhưng mặt khác, nhu cầu có thể thay đổi theo hướng tăng lên khi có những đột phá về chất lượng sản phẩm.

2.2.2 Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000.

Do cạnh tranh gay gắt về giá, các doanh nghiệp Việt Nam luôn coi trọng mục tiêu cắt giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm trong khi việc cải thiện điều kiện theo yêu cầu của SA 8000 chắc chắn sẽ làm tăng nhanh chi phí kinh doanh. Chi phí cho việc xây dựng, thẩm định và tư vấn, giám sát thực hiện SA 8000 cũng tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Một vấn đề khác là hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hầu như không tiết lộ các thông tin tài chính của công ty mình, trong khi đó SA 8000 yêu cầu về công khai thông tin tài chính này. Các cơ quan điều tra phải rất khó khăn mới thu được những thông tin tài chính này. Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may nước ta hiện còn rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 theo yêu cầu từ phía Mỹ. Do vậy, việc áp dụng SA 8000 còn nhiều trở ngại và chưa được các doanh nghiệp Việt Nam coi trọng. Tuy nhiên, nếu không có được tiêu chuẩn SA 8000, khả năng tiếp cận với những khách hàng lớn, có yêu cầu cao về SA 8000 của các doanh nghiệp dệt may sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hậu quả là mạng lưới kinh doanh bị thu hẹp, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

64

Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng yêu cầu của Mỹ về hệ thống SA 8000 đang và sẽ là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 140000, nhưng mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Thực tế, tính đến 8/2010 mới chỉ có 35 doanh nghiệp dệt may Việt Nam đạt chứng chỉ SA 8000 nên mặc dù đã có nhiều nhận thức đầy đủ và tích cực, nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa đủ năng lực để có được chứng chỉ SA 8000. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là hàng dệt - may) sang thị trường Mỹ và EU. Những khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam hiện nay là:

► Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. ► Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân.

► Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định. ► Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.

65

► SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế còn khó khăn, suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.

►Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc

Một phần của tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)