Thái Lan

Một phần của tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Trang 51)

Trong khu vực Đông Nam Á có 3 nước xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ lớn, đó là Thái Lan, Indonexia và Việt Nam. Trong đó hàng dệt may của Thái Lan và Indonexia chiếm một thị phần không nhỏ và ổn định ở thị trường Mỹ.

Trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, Thái Lan luôn tìm cách đáp ứng các yêu cầu và biện pháp kỹ thuật có tính rào cản của Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu. Điểm mạnh của Thái Lan là sản phẩm dệt may chất lượng cao, năng suất rất cao, kỹ năng thiết kế mẫu mã tốt. Chính vì vậy, Thải Lan có chiến lược rất đúng đắn là đầu tư vào lĩnh vực thời trang, tập trung vào sản phẩm dệt may cao cấp (high-end), đầu tư vào thượng nguồn đặc biệt là lĩnh vực sợi tổng hợp. Indonexia lại có lợi thế khi tiếp cận được với nguồn nguyên liệu nội địa giá rẻ, đặc biệt là sợi tổng hợp. Nước này cũng hướng tới sản xuất những sản phẩm thời trang cao cấp có giá trị gia tăng cao [64].

42

Ngoài ra, kinh nghiệm của Thái Lan đối phó với các rào cản của Mỹ còn là áp dụng lại các biện pháp mà Mỹ đã sử dụng với mình như kiện mặt hàng khác. Thái Lan cũng sử dụng một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan với các mặt hàng của Mỹ xuất sang Thái Lan để thực hiện mục đích khiến Mỹ giảm các rào cản với hàng dệt may. Thái Lan và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng vì vậy kinh nghiệm của Thái Lan cho Việt Nam bài học để đối phó với rào cản của Mỹ khi xuất khẩu hàng dệt may.

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là chính sách và các quy định của nước nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các điều kiện nhằm vượt rào cản.

Để các doanh nghiệp dệt may chủ động chuẩn bị các điều kiện nhằm vượt rào cản trong xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ, các nước trong đó có Trung Quốc, rất coi trọng công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cũng như chính sách thương mại của Mỹ. Việc này được thực hiện bởi các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin, tư vấn pháp luật... Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên các doanh nghiệp có khả năng vượt rào cản tương đối thuận lợi.

Thứ hai, tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may.

Kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước ASEAN cho thấy để đối phó với rào cản của Mỹ đối với hàng dệt may, vấn đề thu thập, xử lý thông tin cho các doanh nghiệp có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Đây là công việc và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp, các cơ quan tư vấn và đào tạo.

43

Thứ ba, nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương mại.

Trong quá trình xuất khẩu sang Mỹ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cố gắng thực hiện theo các tiêu chuẩn cũng như các quy định của Mỹ, nhưng không thể tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Kinh nghiệm của các nước cho thấy khi gặp phải các tranh chấp này, thì cần chủ động đàm phán để có được các nhân nhượng thương mại tạm thời. Trong trường hợp phải hầu kiện thì cần cân nhắc tới lợi ích kinh tế để có được các ứng xử tốt nhất.

Thứ tư, doanh nghiệp cần chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản của Mỹ dưới sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước và hiệp hội. Việt Nam vẫn phải tăng cường liên doanh, liên kết hơn nữa giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau để có thể hợp lực giải quyết những hợp đồng lớn, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn nhằm nâng cao uy tín với khách hàng nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp liên doanh, liên kết sẽ tạo thành sức mạnh để cùng nhau vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại ngày càng tinh vi và phức tạp.

Thứ năm, cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hiện nay, nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may được nhập khẩu tới 90%, tính chủ động trong nguyện liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, phụ thuộc vào nước ngoài [46]. Mặt khác không đảm bảo được chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may. Mặt khác, để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may được cao như Trung Quốc thì Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. “Dệt mà không mạnh thì may mãi mãi chỉ đi làm thuê”.

44

Thứ sáu, với thực tế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thiếu

nhân lực trong cạnh tranh quốc tế nên Việt Nam cần sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh, thiết kế; công nhân kỹ thuật cho ngành. Cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác với các công ty nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm quản lý, chuyển giao các công nghệ hiện đại…Vẫn duy trì một mức độ nhất định xuất khẩu bằng hình thức gia công để giải quyết việc làm; từng bước khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu; học hỏi kinh nghiệm marketing quốc tế, tổ chức quản lý sản xuất; tiếp thu và từng bước đổi mới công nghệ, tích luỹ nguồn lực tài chính, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy, về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải xác định rõ việc đối phó và tìm cách vượt rào cản của Mỹ đối với hàng dệt may là việc mà các doanh nghiệp cần chủ động. Một mặt doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các rào cản của Mỹ, mặt khác doanh nghiệp cũng cần đề nghị cơ quan Nhà nước giúp đỡ mình vượt qua các rào cản đó.

45

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam. 2.1.1 Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới. 2.1.1 Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới.

2.1.1.1 Tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam có bề dày lịch sử phát triển, đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thể hiện rõ nét của ngành dệt may ở hai điểm nổi bật là tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 2 triệu lao động (chưa tính đến số lao động làm việc mang tính thời vụ và các công nghiệp phụ trợ khác, với mức thu nhập bình quân gần 3 triệu đồng/tháng, nguồn thu của gần 2 triệu lao động này khoảng 80.000 tỷ đồng ~ 4 tỷ USD/năm) trong số khoảng 6,2 triệu lao động công nghiệp và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ngày càng phát triển thể hiện ở việc mặt hàng dệt may Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, chất lượng và chủng loại được nâng cao rõ rệt [47].

Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điều nhận định này được minh chứng rất rõ qua biểu đồ 2.1 dưới sau:

46

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006 – tháng 5/2012

Nguồn:Tổng Cục Hải Quan

Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy rằng liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như: Sợi toàn bộ ước tăng 11%; Vải lụa thành phẩm ước tăng 8,9%; Sản phẩm quần áo dệt kim ước tăng 8,8%; Sản phẩm quần áo may sẵn ước tăng 12,6%. Riêng kim ngạch xuất khẩu, tăng 34,5% so với năm 2006, là năm ngành dệt may có tốc độ phát triển rất ấn tượng về doanh số vượt kế hoạch. Trong đó, ba thị trường quan trọng nhất là Mỹ chiếm tới 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%; tiếp đó là thị trường EU chiếm 18%, tăng khoảng 20% và thị trường Nhật Bản chiếm 9%, tăng khoảng 12%.... Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam là

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước xuất khẩu lớn thứ 7 trên bản đồ dệt may thế giới sau Trung Quốc, khu vực EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ... và đang chiếm 2,7% thị phần xuất khẩu. Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Nga là những khu vực tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất, chiếm tới 86,4% thị phần nhập khẩu thế giới, và đều là những thị trường truyền thống của Việt Nam [53].

Bên cạnh khai thác tối đa các thị trường lớn, truyền thống, các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng thị trường, mở rộng thị trường mới, nên phần lớn các thị trường đều có mức tăng trưởng và tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 500%, Nam Phi tăng trên 400%, Achentina tăng hơn 60%, Canada tăng hơn 35%...[64].

Khó khăn lớn nhất của dệt may Việt Nam lúc đó là thị trường Mỹ, đây là thị trường chủ lực, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt may, nhưng đang vấp phải các rào cản thương mại của Mỹ. Năm 2007, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia [48]. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị phía Mỹ đối xử thiếu công bằng so với các nước thành viên WTO khác như, áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007 và sau đó thay thế bằng chương trình giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu xuất khẩu của Việt Nam và cứ 6 tháng một lần đánh giá kết quả, nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này và làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam.

Năm 2008 và những năm tiếp theo, các nước xuất khẩu hàng dệt may châu Á lớn như Trung Quốc đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp, chất lượng. Đặc biệt, Trung Quốc lại được bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào đầu năm 2008

48

ở thị trường EU và đầu năm 2009 ở thị trường Mỹ. Còn các nước châu Á khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Campuchia … cũng tăng tốc xuất khẩu, với tham vọng nhân đôi kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006 - 2010. Do đó, ngành dệt may Việt Nam sẽ gặp thêm rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu dê ̣t may của Việt Nam năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007, với các sản phẩm chủ yếu như sau: Sợi toàn bộ tăng 8,7%; Vải lụa thành phẩm tăng 9,1%; Quần áo dệt kim tăng 8,1%; Quần áo may sẵn tăng 16,6% so với năm 2007 [49].

Năm 2009, do sức mua giảm mạnh trên thị trường quốc tế, hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho Việt Nam không đạt được mức kế hoạch đề ra trong xuất khẩu dệt may mà chỉ đạt được 95,5 % kế hoạch với giá trị thực tế là 9,066 tỷ USD. Tuy nhiên, theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy: năm 2009, xuất khẩu đạt gần 9,1 tỷ USD (so với năm 1995 mới đạt 850 triệu USD, tăng 10,7 lần), năm 2010 đạt 11,2 tỷ USD và trong năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới rất khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam vẫn tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may đạt 14,04 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2010, ngành dệt may tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu của cả nước [28].

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng ngành dệt may của Việt Nam đạt trên 25,3% so với năm 2010, tăng tới 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn 2001 – 2010 và là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vượt qua sản phẩm dầu thô , điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, đá quý, kim loại quý, xăng dầu… Ðặc biệt năm 2011, ngành xuất siêu khoảng 6,5 - 6,8 tỷ USD, tăng thêm 1,5 - 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm giảm tỷ lệ nhập siêu của cả nước [50].

49

2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường chủ chốt.

Trong năm 2011, Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may từ Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 6,88 tỷ USD và 12,5%; 2,57 tỷ USD và 33,6%; 1,69 tỷ USD và 46,4%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 11,15 tỷ USD, chiếm tới 79,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2011, còn lại là tại các thị trường khác khắp các châu lục [52]. Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006 - 2011 được thể hiện qua Biểu đồ 2.2.

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – tháng 5/2012.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Năm 2012, trong tháng 5/2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,24 tỷ USD, tăng mạnh 20,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu

50

nhóm hàng này của cả nước trong 5 tháng/2012 lên 5,46 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước 2011. Bởi vậy, Mỹ tiếp tục là tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 2,79 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước [51].

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng chính 5 tháng/2012 so với 5 tháng/2011.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Nhìn vào biểu đồ ta thấy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 5 tháng qua sang thị trường EU là 844 triệu USD, giảm 1,4%; tiếp theo là Nhật Bản 722 triệu USD, tăng 24,2% và Hàn Quốc: 337 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2011 [51].

51

2.1.2.1 Tổng quan về thị trường Mỹ.

a) Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may.

Theo số liệu của tổng điều tra dân số Mỹ 2010, Mỹ có dân số là 308 triệu người. Đặc biệt, người dân Mỹ rất ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 54 bộ quần áo mỗi năm. Mỹ là thị trường lớn với rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. Người tiêu dùng được chia thành các tầng lớp khác nhau có các đặc điểm khác nhau, tạo nên một thị trường

Một phần của tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Trang 51)