2.1.1 Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới.
2.1.1.1 Tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam có bề dày lịch sử phát triển, đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thể hiện rõ nét của ngành dệt may ở hai điểm nổi bật là tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 2 triệu lao động (chưa tính đến số lao động làm việc mang tính thời vụ và các công nghiệp phụ trợ khác, với mức thu nhập bình quân gần 3 triệu đồng/tháng, nguồn thu của gần 2 triệu lao động này khoảng 80.000 tỷ đồng ~ 4 tỷ USD/năm) trong số khoảng 6,2 triệu lao động công nghiệp và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ngày càng phát triển thể hiện ở việc mặt hàng dệt may Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, chất lượng và chủng loại được nâng cao rõ rệt [47].
Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điều nhận định này được minh chứng rất rõ qua biểu đồ 2.1 dưới sau:
46
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006 – tháng 5/2012
Nguồn:Tổng Cục Hải Quan
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy rằng liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như: Sợi toàn bộ ước tăng 11%; Vải lụa thành phẩm ước tăng 8,9%; Sản phẩm quần áo dệt kim ước tăng 8,8%; Sản phẩm quần áo may sẵn ước tăng 12,6%. Riêng kim ngạch xuất khẩu, tăng 34,5% so với năm 2006, là năm ngành dệt may có tốc độ phát triển rất ấn tượng về doanh số vượt kế hoạch. Trong đó, ba thị trường quan trọng nhất là Mỹ chiếm tới 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%; tiếp đó là thị trường EU chiếm 18%, tăng khoảng 20% và thị trường Nhật Bản chiếm 9%, tăng khoảng 12%.... Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam là
47
nước xuất khẩu lớn thứ 7 trên bản đồ dệt may thế giới sau Trung Quốc, khu vực EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ... và đang chiếm 2,7% thị phần xuất khẩu. Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Nga là những khu vực tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất, chiếm tới 86,4% thị phần nhập khẩu thế giới, và đều là những thị trường truyền thống của Việt Nam [53].
Bên cạnh khai thác tối đa các thị trường lớn, truyền thống, các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng thị trường, mở rộng thị trường mới, nên phần lớn các thị trường đều có mức tăng trưởng và tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 500%, Nam Phi tăng trên 400%, Achentina tăng hơn 60%, Canada tăng hơn 35%...[64].
Khó khăn lớn nhất của dệt may Việt Nam lúc đó là thị trường Mỹ, đây là thị trường chủ lực, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt may, nhưng đang vấp phải các rào cản thương mại của Mỹ. Năm 2007, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia [48]. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị phía Mỹ đối xử thiếu công bằng so với các nước thành viên WTO khác như, áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007 và sau đó thay thế bằng chương trình giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu xuất khẩu của Việt Nam và cứ 6 tháng một lần đánh giá kết quả, nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này và làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam.
Năm 2008 và những năm tiếp theo, các nước xuất khẩu hàng dệt may châu Á lớn như Trung Quốc đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp, chất lượng. Đặc biệt, Trung Quốc lại được bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào đầu năm 2008
48
ở thị trường EU và đầu năm 2009 ở thị trường Mỹ. Còn các nước châu Á khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Campuchia … cũng tăng tốc xuất khẩu, với tham vọng nhân đôi kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006 - 2010. Do đó, ngành dệt may Việt Nam sẽ gặp thêm rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu dê ̣t may của Việt Nam năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007, với các sản phẩm chủ yếu như sau: Sợi toàn bộ tăng 8,7%; Vải lụa thành phẩm tăng 9,1%; Quần áo dệt kim tăng 8,1%; Quần áo may sẵn tăng 16,6% so với năm 2007 [49].
Năm 2009, do sức mua giảm mạnh trên thị trường quốc tế, hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho Việt Nam không đạt được mức kế hoạch đề ra trong xuất khẩu dệt may mà chỉ đạt được 95,5 % kế hoạch với giá trị thực tế là 9,066 tỷ USD. Tuy nhiên, theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy: năm 2009, xuất khẩu đạt gần 9,1 tỷ USD (so với năm 1995 mới đạt 850 triệu USD, tăng 10,7 lần), năm 2010 đạt 11,2 tỷ USD và trong năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới rất khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam vẫn tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may đạt 14,04 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2010, ngành dệt may tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu của cả nước [28].
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng ngành dệt may của Việt Nam đạt trên 25,3% so với năm 2010, tăng tới 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn 2001 – 2010 và là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vượt qua sản phẩm dầu thô , điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, đá quý, kim loại quý, xăng dầu… Ðặc biệt năm 2011, ngành xuất siêu khoảng 6,5 - 6,8 tỷ USD, tăng thêm 1,5 - 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm giảm tỷ lệ nhập siêu của cả nước [50].
49
2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường chủ chốt.
Trong năm 2011, Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may từ Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 6,88 tỷ USD và 12,5%; 2,57 tỷ USD và 33,6%; 1,69 tỷ USD và 46,4%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 11,15 tỷ USD, chiếm tới 79,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2011, còn lại là tại các thị trường khác khắp các châu lục [52]. Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006 - 2011 được thể hiện qua Biểu đồ 2.2.
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – tháng 5/2012.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Năm 2012, trong tháng 5/2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,24 tỷ USD, tăng mạnh 20,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu
50
nhóm hàng này của cả nước trong 5 tháng/2012 lên 5,46 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước 2011. Bởi vậy, Mỹ tiếp tục là tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 2,79 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước [51].
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng chính 5 tháng/2012 so với 5 tháng/2011.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Nhìn vào biểu đồ ta thấy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 5 tháng qua sang thị trường EU là 844 triệu USD, giảm 1,4%; tiếp theo là Nhật Bản 722 triệu USD, tăng 24,2% và Hàn Quốc: 337 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2011 [51].
51
2.1.2.1 Tổng quan về thị trường Mỹ.
a) Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may.
Theo số liệu của tổng điều tra dân số Mỹ 2010, Mỹ có dân số là 308 triệu người. Đặc biệt, người dân Mỹ rất ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 54 bộ quần áo mỗi năm. Mỹ là thị trường lớn với rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. Người tiêu dùng được chia thành các tầng lớp khác nhau có các đặc điểm khác nhau, tạo nên một thị trường khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Đối với những đồ dùng cá nhân như quần áo, nói chung người tiêu dùng thích sự đơn giản nhưng hiện đại, hợp mốt. Hơn nữa, nếu là đồ hàng hiệu thì càng được ưa thích và mua nhiều, thương hiệu cũng mang ý nghĩa quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ có 32% khách hàng luôn chú ý vào nhãn mác sản phẩm trước khi mua hàng. Người tiêu dùng Mỹ quan tâm tới chất lượng nhiều hơn, có tới 65% khách hàng tìm hiểu kỹ chất lượng trước khi mua hàng.
Ở Mỹ, không có các ước lệ và tiêu chuẩn thẩm mỹ mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và dần dần theo thời gian hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người dân ở Mỹ. Họ mua hàng phần nhiều do cảm hứng, vì vậy nếu không tìm thấy loại sản phẩm mà mình ưa chuộng , họ có thể mua một hàng hoá khác thay thế và giới trẻ là bộ phận có khả năng thích ứng với điều này. Mặt khác, khi mua quần áo, nhiều người thường coi trọng yếu tố khác biệt hay độc đáo và đặc biệt phải hợp mốt. Mọi người thường mặc những gì mà họ thích. ở những thành phố lớn, nam giới thường mặc complê, nữ giới thường mặc váy khi đi làm hoặc khi giao dịch với khách hàng. Trong khi đó ở nông thôn thì thường ăn mặc khá đơn giản, quần Jean và quần vải thô là phổ biến (chỉ tính riêng năm 2010 Việt Nam đã xuất sang Mỹ 1.240.268 chiếc quần Jean, tương
52
đương 6.564.358 USD chiếm 49% lượng quần Jean xuất khẩu của Việt Nam, tăng 41,38% so với năm 2009) [33].
Mỹ là một cường quốc kinh tế, người dân có thu nhập cao, vì vậy mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Mua quần áo tại các cửa hàng thời trang hay các trung tâm thương mại (ITC) đã trở thành thói quen với họ. Chính vì vậy họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các hàng hoá mới, nếu các hàng hoá đó để lại ấn tượng xấu thì sẽ khó có cơ hội quay trở lại. Khi xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ các doanh nghiệp cũng nên chú ý sở thích của người dân Mỹ ở các vùng khác nhau. Người miền Bắc chuộng màu ấm cúng như đỏ, nâu… trong khi người miền Nam thích các gam màu mát như xanh dương, trắng, nâu nhạt. Nhưng nhìn chung đối với các sản phẩm dệt may người Mỹ khá dễ tính.
Đặc biệt, người dân Mỹ có thói quen mua bất cứ thứ hàng hóa gì đang được bán giảm giá, họ rất hiếm khi mua hàng khi chưa được chiết khấu, chính vì vậy mà hầu như tất cả các cửa hàng bán hàng dệt may lúc nào cũng có những sản phẩm hạ giá. Thị trường Mỹ có hàng trăm nhãn hiệu dệt may nổi tiếng và gần như mọi nhãn hiệu hàng dệt may trên khắp thế giới đều tồn tại trên thị trường này.Trên thực tế, mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trung bình đều có thể bán được trên thị trường Mỹ vì các tầng lớp dân cư nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Riêng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ cần lấy giá làm yếu tố quan trọng, mẫu mã chính sách thể không quá cầu kỳ nhưng sản phẩm rất cần đa dạng và hợp thị hiếu với từng đặc thù riêng của thị trường này.
Nói tóm lại, chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo và giá cả là những yếu tố ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định mua sản phẩm dệt may của người dân tại Mỹ.
53
b) Nhu cầu đối vớ i mặt hàng dê ̣t may.
Hàng năm thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, Mỹ là một quốc gia nhập khẩu tất cả chủng loại dệt may của các nước trên thế giới kể cả những nước không có quan hệ thương mại với Mỹ.
Bảng 2.1: Thống kê nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ giai đoạn từ 2008 – 4 tháng/2012.
S T T
Nƣớc
Giá trị nhập khẩu (Triệu USD)
2008 2009 2010 2011 Thị phần 4T/2012 (%) 1 Trung Quốc 32,678 31,759 38,469 40,658 40.13 10,547 2 Việt Nam 5,106 4,995 6,115 6,880 6.79 2,174 3 Ấn Độ 5,078 4,600 5,375 5,934 5.86 2,060 4 Indonesia 4,241 4,021 4,654 5,318 5.28 1,829 5 Bangladesh 3,537 3,522 4,063 4,652 4.89 1,630 6 Pakistan 3,078 2,750 3,063 3,357 3.78 1,025 7 Nước khác 39,467 29,355 31,536 34,522 33.27 10,582 Tổng 93,185 81,002 93,275 101,321 100 29,850 Nguồn: http://www.vietnamtextile.org.vn
Theo tổng hợp số liệu từ Bộ Thương Mại Mỹ (DOC), từ năm 2008 đến đầu năm 2012 thì giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ liên tục tăng mạnh và lượng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của thị trường Mỹ vẫn là từ Trung Quốc và Việt Nam, Ấn Độ. Sản phẩm dệt may của những quốc gia này chủ yếu là những sản phẩm thông thường giá rẻ, hợp thời trang phục vụ cho đại đa số người tiêu dùng bao gồm mọi chủng loại hàng dệt may phù hợp mọi lứa tuổi nên khá hấp dẫn và được tiêu thụ mạnh tại thị trường Mỹ.
54
Những nhà nhập khẩu Mỹ trước khi quyết định nhập khẩu hàng dệt may của một số nước xuất khẩu nào đó, họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề:
● Vị trí của quốc gia: nước xuất khẩu đã là thành viên WTO hay chưa, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may được Mỹ cấp là bao nhiêu, các chương trình ưu đãi thuế quan mà Mỹ giành cho quốc gia này, chất lượng, giá cả sản phẩm của quốc gia đó, khả năng giao hàng đúng hạn, sự ổn định kinh tế nước xuất khẩu (cụ thể là sự ổn định đồng tiền), năng lực tài chính, trình độ công nghệ, mức độ tuân thủ các thủ tục hải quan Mỹ, các vấn đề liên quan đến đạo đức sản xuất, lao động, môi trường…
● Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu: các quốc gia có nguồn nguyên phụ liệu dồi dào sẽ có nhiều khả năng thắng lợi trong cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ tại Mỹ, do họ luôn chủ động về mặt nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lớn hàng xuất khẩu, đáp ứng thời gian giao hàng nhanh do không phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu.
● Sự sáp nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu: