- Chọn mẫu được thực hiện ngẫu nhiên theo quy trình chọn mẫu. Cỡ mẫu đủ lớn và có biện pháp thay thế phù hợp khi người dân nghiên cứu bỏ cuộc.
- Các cặp phường, xã can thiệp và chứng được chọn có nhiều đặc điểm tương đồng về điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội
2.6.2. Hạn chế sai số trong thu tập thông tin
- Quá trình điều tra được thực hiện đúng kế hoạch, phương pháp và quy trình. - Việc thu thập thông tin như thói quen ăn uống, khẩu phần ăn (để ước lượng số can-xi cung cấp qua thức ăn hàng ngày), luyện tập thể dục thể thao, thói quen sinh hoạt trong nghiên cứu, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp người dân nghiên cứu sẽ khó tránh sai số nhớ lại. Để khắc phục
hạn chế này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn cán bộ tham gia có kinh nghiệm, có thời gian dành cho nghiên cứu, được tập huấn kỹ năng khai thác thông tin, thử nghiệm cẩn thận và chỉnh sửa bộ câu hỏi cho dễ hiểu, về đánh giá thực hành dinh dưỡng đã áp dụng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua trong 3 ngày để hạn chế tối đa sai số.
- Hiệu quả can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuân thủ can thiệp của người dân nghiên cứu. Do vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu từ khâu lên kế hoạch đến tổ chức thực hiện luôn được nhóm nghiên cứu giám sát chặt chẽ, cán bộ nghiên cứu can thiệp được huấn luyện kỹ năng truyền thông, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh loãng xương để quá trình can thiệp đạt hiệu quả cao nhất.
- Máy đo mật độ xương được kiểm tra độ chính xác hàng ngày (test phantom) - Bộ câu hỏi về kiến thức và thực hành được kiểm định độ tin cậy bằng Hệ số Cronbach´s Alpha với mức chấp nhận > 0,7.
- Số liệu trước khi phân tíchđược làm sạch, quy đổi, xếp lớp các dữ liệu.
2.7.XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Tất cả các bảng thu thập thông tin và kết qủa phỏng vấn, thăm khám từng người sau khi hoàn tất sẽ được kiểm tra tính chính xác và tính phù hợp. Toàn bộ số liệu được nhập vào phần mềm EpiData sau đó được chuyển sang phần mềm Stata-10 để xử lý. Số liệu nhân trắc và BMD được kiểm định phân bố chuẩn hay không chuẩn. Các thống kê mô tả, phân tích trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn sẽ được thực hiện. Phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến, hệ số tương quan r của Spearman (số liệu không phân bố chuẩn) để xác định các yếu tố liên quan đã được thực hiện trong nghiên cứu này. Test χ² hoặc fisher´s exact test, Mann-Whitney test được thực hiện để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm can thiệp và chứng. Hệ số Cronbach´s Alpha được thực hiện trên phần mềm Stata-10với câu lệnh là alpha sau đó là đặt các biến điểm kiến thức và thực hành vào để phân tích cho ra kết quả.
Phương pháp đánh giá hiệu quả can thiệp - Áp dụng công thức
Chỉ số hiệu quả (CSHQ) P1- P2
P1
Với: - P1 là tỷ lệ cần đánh giá ở thời điểm trước can thiệp. - P2 là tỷ lệ cần đánh giá ở thời điểm sau can thiệp.
Hiệu quả can thiệp: HQCT (%) = CSHQ can thiệp – CSHQ đối chứng[10] - Nội dung đánh giá
So sánh trước can thiệp (phường, xã can thiệp - phường, xã chứng) So sánh trước - sau can thiệp (phường, xã can thiệp)
So sánh trước - sau can thiệp (phường, xã chứng)
So sánh sau can thiệp (phường, xã can thiệp - phường, xã chứng). So sánh trước - sau can thiệp trên nhóm người dân sử dụng Calci-D
- Các chỉ số so sánh bao gồm:Tỷ lệ nhận thông tin, nguồn thông tin về loãng xương; Tỷ lệ về kiến thức và thực hành phòng chống loãng xương; Tình trạng BMD của người dân; Tỷ lệ loãng xương, giảm mật độ xương.
2.8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Đạo đức trong nghiên cứu đã được Hội đồng đánh giá đề cương chi tiết của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua trước khi triển khai nghiên cứu.
-Nghiên cứu này được thực hiện trên tinh thần tôn trọng người dân tham gia. Tất cả những thông tin về người tham gia được xử lý và công bố dưới hình thức tổng hợp số liệu, không có thông tin nào được trình bày dưới hình thức cá nhân.
- Việc đo mật độ xương bằng hấp thụ năng lượng tia X kép là phương pháp an toàn, liều lượng bức xạ rất thấp được xemlà một xét nghiệm không xâm lấn.
- Tất cả người dân nghiên cứu đều được thông báo, giải thích rõ về nội dung và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Tất cả người dân tham gia với tinh thần tự nguyện và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ LOÃNG XƢƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 3.1.1. Đặc điểm chung của ngƣời dân nghiên cứu trƣớc can thiệp
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân nghiên cứu theo giới tính và nhóm tuổi
Nhóm tuổi Nam (n=423) Nữ (n=566) Tổng cộng (n=989) Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 45-49 98 44,1 124 55,9 222 22,4 50-54 63 38,2 102 61,8 165 16,7 55-59 67 44,1 85 55,9 152 15,4 60-64 47 37,3 79 62,7 126 12,7 65-69 39 40,2 58 59,8 97 9,8 70-74 40 44,0 51 56,0 91 9,2 75-79 33 50,0 33 50,0 66 6,7 ≥ 80 36 51,4 34 48,6 70 7,1 Tổng cộng 423 42,8 566 57,2 989 100 Trung bình(SD) 60,5 (±11,6) 59,5 (±11,0) 59,9 (±11,2)
Nghiên cứu được tiến hành trên 989 người dân từ 45 tuổi trở lên, nữ 57,2%. Tuổi trung bình của người dân là 59,9 (± 11,2), nhóm tuổi 45-49 có tỷ lệ cao nhất (22,4%).
Bảng 3.2. Phân bố trung bình cân nặng, chiều cao, BMI theo giới
Biến số Nam Nữ Tổng cộng
Trung bình SD (±) Trung bình SD (±) Trung bình SD (±) Cân nặng 58,9 9,8 53,7 8,3 55,9 9,3 Chiều cao 161,3 6,2 150,5 6 155,1 8,1 BMI 22,6 3,3 23,7 3,3 23,2 3,4 Trung bình BMI của nữ (23,7 kg/m²) cao hơn nam (22,6 kg/m²).
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân nghiên cứu theo đặc điểm nhân trắc Biến số Chỉ số Tần số Tỷ lệ % Địa dư Quận Gò Vấp 197 19,9 Quận Bình Thạnh 199 20,1 Quận 6 179 18,1 Quận 12 217 21,9 Huyện Hóc Môn 197 19,9 Nghề nghiệp Cán bộ công chức, viên chức 253 25,6 Công nhân 324 32,8 Nông dân 134 13,5 Doanh nhân tiểu thương 158 16 Nội trợ 120 12,1 Trình độ học vấn ≤Tiểu học 550 55,6 THCS-THPT 319 32,2 Trung cấp 62 6,3 Cao đẳng –Đại học 58 5,9 Tổng cộng 989 100
Số người dân nghiên cứu ở quận 12 có tỷ lệ cao nhất(21,9%), nghềnghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ 32,8%, trình độ tiểu học hoặc thấp hơn có tỷ lệ cao(55,6%).
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân có tiền sử gãy xƣơng do chấn thƣơng nhẹ
Tiền sử gãy xương cổ tay có tỷ lệ 47,3%, 3,6% gãy cổ xương đùi.
Gãy cổ xương đùi Xẹp đốt sống Gãy xương cổ tay Gãy xương khác 47,3% 20% 29,1% 3,6% 10,5%
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân theo tiền sử bệnh và chiều cao
Biến số Chỉ số Tần số (n=989) Tỷ lệ % Gãy xương do chấn thương nhẹ Có 51 5,2
Không 938 94,8 Tiền sử gia đình có loãng xương Có 119 12,0 Không 870 88,0 Giảm chiều cao Có 277 28,0 Không 712 72,0 Sử dụng corticoid Có 26 2,6
Không 963 97,4 Tổng cộng 989 100
5,2% người dân nghiên cứu có tiền sử bị gãy xương do chấn thương nhẹ, 12% có tiền sử gia đình bị loãng xương, 28% có giảm chiều cao và có 2,6% người dân sử dụng corticoid.
Biểu đồ 3.2. Phân bố thói quen uống sữa của ngƣời dân theo giới tính
Nam giới có thói quen uống sữa tỷ lệ9,9%, nữ giới 36,2%.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Nữ giới Nam giới
≥ 2 ly sữa 1 ly sữa Không uống 12% 1,9% 8% 90,1% 24,2% 63,8%
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân theo lối sống
Biến số Chỉ số Tần số (n=989) Tỷ lệ % Tập thể dục-Thể thao Có 445 45,0
Không 544 55,0 Uống sữa thường xuyên
≥ 2 ly/ngày 76 7,7 < 2 ly/ngày 171 17,3 Không uống 742 75,0 Hút thuốc lá Có 184 18,6 Không 805 81,4 Lạm dụng rượu bia Có 77 7,8 Không 912 92,2 Tổng cộng 989 100 Tập thể dục thể thao 45% và 75% không uống sữa thường xuyên. Tỷ lệ người dân hút thuốc lá là 18,6%, lạm dụng rượu bia 7,8%.
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ phụ nữ theo kinh nguyệt và số con
Biến số Chỉ số Tần số Tỷ lệ % Trung bình SD (±) Tuổi có kinh <16 296 52,3 15,4 1,9 ≥16 270 47,7 Tuổi mãn kinh Rất sớm (<40) 15 2,6 48,3 4,1 Sớm (40-45) 47 8,3 Sau 45 tuổi 504 89,1 Mãn kinh Đã mãn kinh 443 78,3 Chưa mãn kinh 123 21,7 Số con <4 con 365 64,5 3,3 2,4 ≥4 con 201 35,5 Tổng cộng 566 100
Phụ nữ nghiên cứucó kinh muộn 47,7% và tuổi có kinh trung bình khá cao (15,4 ±1,9). Tuổi mãn kinh trung bình là 48,3 ± 4,1. Có 10,9% phụ nữ mãn kinh sớm và rất sớm, 21,7% phụ nữ chưa mãn kinh,sinh con nhiềucó tỷ lệ 35,5%.
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân trả lời đúng kiến thức về bệnh loãng xƣơng
Nội dung của kiến thức Đúng n=989
% Cronbach´s Alpha
Kiến thức về khái niệm bệnh loãng xương
Bệnh LX là xương bị giảm khối lượng, bị giòn 339 34,3 0,9 Bệnh LX dẫn tới tăng nguy cơ bị gãy xương 339 34,3 Bệnh LX có thể gâycòng lưng, đau, giảm chiều cao 326 33 Bệnh LX có liên quan đến gãy cổ xương đùi 297 30
Kiến thức về yếu tố nguy cơ
Bệnh LX thường xảy ra ở đàn bà nhiều hơn đàn ông 488 49,3
0,92 Tuổi già dễ dẫn tới bệnh loãng xương 280 28,3
Mãn kinh ở phụ nữ có nguy cơ dễ bị loãng xương 221 22,3 Hút thuốc lá có nguy cơ bị loãng xương 37 3,7 Lạm dụng rượu bia có nguy cơ gây ra loãng xương 50 5,1 Uống nhiều cà phê hoặc thức uống có gas dễ bị LX 10 1 Di truyền là yếu tố nguy cơ gây ra loãng xương 148 15 Lười vận động dễ dẫn đến nguy cơ bị loãng xương 262 26,5 Thiếu vitamin D có nguy cơ bị loãng xương 216 21,8 Bệnh RLHTĐR, suy gan, suy thận dễ bị LX 103 10,4 Dùng thuốc chống đau nhức (corticoid) rất dễ bị LX 160 16,2
Kiến thức về phòng bệnh
Ăn nhiều thức ăn giàu can-xi phòng loãng xương 495 50,1
0,86 Tập TDTT thường xuyên có thể phòng tránh LX 352 35,6
Phòng tránh té ngã ngừa biến chứng loãng xương 297 30 Người có nguy cơ LX nên khám, đo MĐX định kỳ 18 1,8 Những thức ăn có nhiều can-xi 385 38,9
Trung bình điểm kiến thức đúng 241,2 24,4
Khoảng 1/3 người dân biết về khái niệm bệnh loãng xương, hiểu biết về yếu tố nguy cơ còn thấp. Tỷ lệ trung bình điểm kiến thức đúng 24,4%.Bộ câu hỏi kiến thức được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach´s Alpha 0,86 – 0,92.
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ ngƣời dân nhận thông tin loãng xƣơng và nguồn nhận
Nội dung Tần số (n=989) Tỷ lệ % Người dân nhận thông tin về bệnh loãng xương 430 43,5 Nhận thông tin từ báo chí 280 28,3 Nhận thông tin từ ti-vi 353 35,7 Nhận thông tin từ cán bộ y tế 30 3,0 Nhận thông tin từ sách 47 4,7 Nhận thông tin từ kênh khác 76 7,7
43,5% người dân đã từng nghe nói về bệnh loãng xương từ báo, ti-vi, cán bộ y tế, sách, kênh khác với tỷ lệ lần lượt là 28,3%, 35,7%, 3,0%, 4,7%, 7,7%.
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệngƣời dânthực hiện hành vi có lợi và có hại cho xƣơng
Nội dung thực hành Mức độ (n=989) % Cronbach´s α
Hành vi có hại cho xươngÍt khi-chưa từng
0,72
Hút thuốc lá (lào) 81782,6 Lạm dụng rượu bia 91392,3
Sử dụng thuốc kháng viêm (corticoid) 963 97,4 Uống nhiều cà phê và hoặc nước có gas 89490,4
Hành vi có lợi Rất thường xuyên-Thườngxuyên
Tập thể dục (≥30 phút/ngày) 366 37 Tập thể thao (≥30 phút/ngày) 94 9,5 Uống sữa (≥200ml/ngày) 247 25 Uống viên can-xi (≥500mg/ngày)58 5,9 Ăn thức ăn giàu can-xi 155 15,7 Thực hành phòng tránh té ngã 198 20 Kiểm tra sức khỏe, đo MĐX định kỳ 248 25,1 Chủ động nhận thông tin về bệnh LX 298 30,1 Điểm trung bình 437,644,3
Tỷ lệ người dân không hút thuốc lá 82,6%, không lạm dụng rượu bia 92,3% và không sử dụng corticoid là 97,4%, thể dục thể thao thường xuyên 46,5%, thường
xuyên ăn thức ăn giàu can-xi 15,7%. Điểm trung bình thực hành tích cực chiếm tỷ lệ 44,3%. Bộ câu hỏi thực hành được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach´s Alphamức chấp nhận là 0,72.
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ kiến thức và thực hành của ngƣời dân theo giới tính
Biến số Chỉ số Tốt Trung bình Kém Tổng cộng SL % SL % SL % SL % Kiến thức Nam 18 4,2 68 16,1 337 79,7 423 42,8 Nữ 68 12,0 70 12,4 428 75,6 566 52,7 Tổng cộng 86 8,7 138 14,0 765 77,3 989 100 Thực hành Nam 23 5,4 29 6,9 371 87,7 423 42,8 Nữ 61 10,8 77 13,6 428 75,6 566 52,7 Tổng cộng 84 8,5 106 10,7 799 80,8 989 100 Kiến thức và thực hành tốt về phòng chống bệnh loãng xương của người dân nghiên cứu còn thấp (8,7% và 8,5%). Nữ giới có kiến thức và thực hành tốt (12,0% và 10,8%) cao hơn nam giới (4,2% và 5,4%).
3.1.2.Tỷ lệ loãng xƣơng của ngƣời dân từ 45 tuổi trở lên
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ loãng xƣơng của ngƣời dân nghiên cứu
Loãng xương chiếm tỷ lệ cao nhất 39,9%, 7,5% loãng xương nặng và có 38,1% giảm mật độ xương Loãng xương 32,4% Giảm MĐX 38,1% Bình thường 22% Loãng xương nặng 7,5%
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ loãng xƣơng của ngƣời dân theo giới tính
Giới tính
Bình thường Giảm MĐX Loãng xương Tổng cộng p Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Nam 94 22,2 169 40,0 160 37,8 423 42,8 Nữ 124 21,9 207 36,6 235 41,5 566 57,2<0,05 Tổng cộng 218 22,0 376 38,1 395 39,9 989 100
Tỷ lệ loãng xương ở nữ 41,5% cao hơn nam (37,8%), mật độ xương bình thường ở nam giới 22,2%, nữ giới 21,9%.
Bảng 3.12. Phân bố trung bình BMD của ngƣời dân theo giới tính
Trung bình (X)BMD (g/cm²) của nam giới(0,484g/cm²) cao hơn nữ giới (0,371g/cm²). Trung bình BMD bình thường đo bằng DXA ở cẳng tay ở nam giới là 0,583 g/cm² và ở nữ giới là 0,486 g/cm².
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xƣơng của ngƣời dân
3.1.3.1.Liên quan mật độ xương theo tuổi và giới tính của người dân nghiên cứu
Bảng 3.13. Liên quan loãng xƣơng với giới tính của ngƣời dân
Biến số Chỉ số Loãng xương Không LX OR 95% CI Tần số % Tần số % Giới tính Nữ 235 41,5 331 58,5 1 Nam 160 37,8 263 62,2 0,5 (0,3 – 0,9) Tổng cộng 395 39,9 594 60,1
Phân tíchđơn biến
Nam giới nguy cơ loãng xương chỉbằng 1/2 nữ giới.
Biến số Bình thường Giảm MĐX Loãng xương Tổng cộng X SD± X SD± X SD± X SD± Nam XBMDNữ Tổng cộng 0,583 0,06 0,508 0,04 0,402 0,07 0,484 0,09 0,486 0,04 0,398 0,03 0,287 0,05 0,371 0,09 0,528 0,07 0,448 0,06 0,334 0,08 0,42 0,11
Bảng 3.14. Liên quan loãng xƣơng với nhóm tuổi theo giới tính của ngƣời dân
Trên phân tích hồi quy logistic đa biến, tỷ lệloãng xương tăng theo nhóm tuổi và nguy cơ bệnh loãng xương nhóm tuổi 55-59 cao gấp 6 lần nhóm tuổi từ 45-49
Nhóm tuổi
Giới tính
Loãng xương Không LX OR 95% CI Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 45-49 Nam 10 10,2 88 89,8 1 Nữ 6 4,8 118 95,2 Chung 16 7,2 206 92,8 50-54 Nam 11 17,5 52 82,5 2,3 (1,0-5,1) Nữ 14 13,7 88 86,3 Chung 25 15,2 140 84,9 55-59 Nam 23 34,3 44 65,7 6,0 (2,8-13,2) Nữ 24 28,2 61 71,8 Chung 47 30,9 105 69,1 60-64 Nam 20 42,5 27 57,5 14,3 (6,3-32,3) Nữ 47 59,5 32 40,5 Chung 67 53,2 59 46,8 65-69 Nam 18 46,1 21 53,9 22 (8,8-55,6) Nữ 42 72,4 16 27,6 Chung 60 61,9 37 38,1 70-74 Nam 22 55,0 18 45,0 31,2 (12,3-79,5) Nữ 42 82,3 9 17,7 Chung 64 70,3 27 29,7 75-79 Nam 27 81,8 6 18,2 74,8 (23,9-234) Nữ 29 87,9 4 12,1 Chung 56 84,9 10 15,2 ≥ 80 Nam 29 80,6 7 19,4 78,2 (24,5-249) Nữ 31 91,2 3 8,8 Chung 60 85,7 10 14,3 Tổng cộng 395 39,9 594 60,1
(p<0,05). Ba nhóm tuổi đầu cho thấy tỷ lệ loãng xương ở nam cao hơn nữ giới, tuy nhiên ở nhóm tuổi càng lớn thì nữ loãng xương càng cao hơn nam
Tính r của Spearman test (số liệu chỉ số BMD không chuẩn)
BMD và tuổi có hệ số tương quan r= -0,53 ở nam giới và r= -0,68 ở nữ giới,là tương quan nghịch biếnmức độ chặt chẽ (nữ hơn nam), tuổi càng cao thì BMD càng giảm, tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
3.1.3.2. Liên quan BMD người dân nghiên cứu với cân nặng, chiều cao, BMI
Bảng 3.15. Liên quan loãng xƣơng với BMI của ngƣời dân