Nguyên tắc quản lý nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 35)

Trên cở sở xác định rõ mục đích quản lý nợ, các nguyên tắc quản lý nợ nước ngoài cũng được xác định rõ. Đó là:

Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ nước ngoài của quốc gia, từ việc huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý, theo dõi và giám sát bằng các công cụ: Chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia được Thủ tường Chính phủ phê duyệt; Các chính sách, chế độ phù hợp và phân công trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Quy chế Quản lý Vay và trả nơ nước ngoài.

- Hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn vay là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc quyết định vay vốn nước ngoài.

- Đảm bảo cân đối giữa vay và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế dài hạn.

- Các cơ quan chính quyền, đoàn thể, các cơ quan quản lý hành chính các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp không được phép trực tiếp vay nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật hiện hành hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Tất cả các khoản vay nước ngoài theo quy định tai khoản 2 Điều 2 của quy chế này phải được đăng ký chính thức với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ sau khi kí kết theo Điều 6 của quy chế này.

- Trường hợp dự thảo thỏa thuận vay hoặc bảo lãnh vay nước ngoài có những nội dung trái hoặc có những cam kết về thể chế, chính sách vượt thẩm quyền thì cơ quan chủ trì đàm phán thỏa thuận phải lấy ý kiến các cơ quan liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

- Việc ký kết các thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Trường ợp thỏa thuận giữa cấp có thẩm quyền cửa Việt Nam với người cho vay có quy định khác thì thực hiện theo thỏa thuận với người cho vay.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 35)