Tồn tại trong đánh giá tình hình nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 33)

B. Cơ chế quản lý nợ nước ngoài khu vực công Cơ chế quản lý vay thương mại của Chính phủ

2.3.2.5.Tồn tại trong đánh giá tình hình nợ nước ngoà

Việc phân tích đánh giá tình hình nợ là một chức năng của quản lý nợ. Chức năng này đòi hỏi không chỉ thu thập đầy đủ số liệu mà còn cần đến những phương pháp đánh giá có tính khoa học. Cho đến nay, các phân tích về nợ nước ngoài mà các cơ quan quản lý thực hiện chủ yếu dựa trên các công cụ là các chỉ số nợ khác nhau. Những phânh tích như vậy mới chỉ phản ánh nợ ở dạng tĩnh tại một thời điểm nhất định.

Hệ thống các chỉ số đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của một nước chỉ cho phép đánh giá mức độ nợ nần trong những thời điểm nhất định, chưa đánh giá trong một khoảng thời gian dài. Chỉ số nợ trên giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là một chỉ số quan trọng đánh giá khả năng vay nợ của một nước chỉ được tính toán dựa trên số dư nợ và giá trị xuất khẩu, không tính đến các biến khác có mối liên hệ chặt chẽ đến khả năng trả nợ thực tế và diễn biến của nợ như số dư nợ ban đầu, lãi suất, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và nhập khẩu.

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại 2.3.3.1.Yếu tố lịch sử

Về nguyên nhân những hạn chế của hệ thống quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, cần phải thừa nhận rằng yếu tố lịch sử đóng vai trò rất lớn. Quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường chỉ mới được triển khai ở nước ta từ những năm 1995, khi mà các dự án vay nợ ODA của các ngân hàng đa phương lớn bắt đầu giải ngân đáng kể. Kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Thêm vào đó, về nhận thức vẫn còn tồn tại cách hiểu chưa đúng thực chất về nợ ODA. Quan niệm ODA như các khoản viện trợ không hoàn lại nên không tính toán kỹ khả năng hoàn vốn, dẫn đến lãng phí và tham nhũng. Quan niệm sai lầm này dẫn đến tình trạng tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững của dự án cũng như khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 33)